Đại Kỷ Nguyên

Thưởng thức tinh tế: Qua âm nhạc của Carl Stamitz, hiểu vì sao dương cầm và vĩ cầm là đôi bạn tri kỷ?

Âm thanh piano là nguồn mạch tinh thần thuần khiết thanh mát, lãng mạn mà bao trùm mọi sự chói chang của violon. Mọi sự đưa đẩy của dàn nhạc đã thực sự tôn vinh thành công vẻ đẹp thầm kín của piano trong một bản nhạc.

Carl Philipp Stamitz là nhà soạn nhạc người Đức có tổ tiên là người Séc. Ông là con trai của Johann Stamitz. Johann Stamitz là nghệ sĩ violin tại triều đình Mannheim, nhanh chóng nổi tiếng là người chơi đàn kỳ tài, được phong giám đốc nhạc thính phòng của triều đình. Nhờ ông, dàn nhạc triều đình nổi danh là dàn nhạc giỏi nhất thế giới.

Âm nhạc của Carl Stamitz lan tỏa một tinh thần sáng, lãng mạn và tế nhị.

Mời quý vị thưởng thức Piano Concerto in F major để thấy vẻ đẹp thiên tài trong bản concerto của ông.

Những vần luyến trong những câu solo của piano rất đáng yêu và hấp dẫn tựa như những bông hoa hướng dương đang lung lay thân mình dưới ánh mặt trời. Đặc trưng của piano là sự dịu dàng, cho dù tiếng đàn có được đẩy lên trào mạnh mẽ đến mấy, thì ẩn sâu trong cao trào ấy vẫn là sự dịu dàng sâu lắng của âm sắc piano.

Vì thế trong mọi tác phẩm Concerto dành cho piano và dàn nhạc thì sự tương phản giữa âm sắc chói sáng của violon (ánh mặt trời) so với piano là một nghệ thuật tuyệt diệu của âm nhạc.

Âm thanh piano là nguồn mạch tinh thần thuần khiết thanh mát, lãng mạn mà bao trùm mọi sự chói chang của violon. Mọi sự đưa đẩy của dàn nhạc đã thực sự tôn vinh thành công vẻ đẹp thầm kín của piano.

Tác phẩm Piano Concerto in F major của tác giả Carl Stamitz là một tuyệt tác được chia làm 3 chương:

00:00 I. Allegro

10:16 II. Andante moderato

16:12 III. Rondo : Allegro

Mỗi phần diễn tấu của piano trong mỗi chương đều có những sắc thái và kỹ thuật riêng, tất cả như chỉ lột tả một thứ duy nhất, đó là cuộc sống tình yêu, điều mà cuộc đời ai cũng phải trải nghiệm khám phá.

Để có thể thưởng thức âm nhạc cổ điển một cách sống động mỹ mãn nhất, chúng ta nếu không thể ngồi trực tiếp trong nhà hát lớn một cách trang nghiêm chăm chú, thì với link nhạc hay đĩa CD như ở đây, độc giả hãy cố tạo cho mình một không gian tĩnh lặng riêng, đeo tai nghe, nhắm khẽ mắt để có thể thưởng thức tương đối trọn vẹn những kiệt tác này của nhân loại ….

Vài nét chấm phá về tác giả: 

Johann Stamitz chính là người thầy đầu tiên của Carl Stamitz. Năm 1762, Carl trở thành một nghệ sĩ violin trong dàn nhạc giao hưởng do chính cha ông, Johann, làm chỉ huy.

Kể từ khi người cha của ông trở thành một nhà soạn nhạc danh tiếng, Carl Stamitz đã được tiếp xúc với âm nhạc rất tốt. Điều này giúp cho Carl Stamitz phát triển kỹ thuật chơi đàn violin của bản thân, dù còn trẻ. Năm 1770, ông rời bỏ Mannheim tới Paris, đó chính là năm đầu tiên của một chuyến biểu diễn.

Ông lưu diễn khắp châu Âu, biểu diễn như một nghệ sĩ violin bậc thầy. Ngoài ra, ông còn biểu diễn viola. Đồng thời, Carl Stamtiz còn hoạt động âm nhạc với vai trò là một nhà soạn nhạc.

Năm 1771, ông được bổ nhiệm là nhà soạn nhạc của Duke Louis of Noailles. Đó là khoảng thời gian ông sống tại London. Sau đó, ông chuyển đến Prague, nơi ông trở thành nghệ sĩ độc tấu viola cho William V xứ Orange.

Carl Stamitz đã thực hiện 28 buổi hòa nhạc. Tuy nhiều tài năng như vậy, nhưng Stamitz lại không kiếm đủ tiền nuôi bản thân và gia đình.

Thập niên 1790 trở thành khoảng thời gian khó khăn nhất đối với gia đình Stamitz. Carl không thể nào kiếm một vị trí ổn định, vợ ông lại ốm nặng. Sau đó, ông nhận chức Kapellmeister tại Jena, và giảng dạy tại các trường đại học ở đó. Carl Stamitz qua đời 10 tháng sau khi vợ ông ra đi.

Carl Stamitz đã viết Concerto cho violin, viola, cello, sáo, bassoon và piano (15 bản cho violin, 30 bản cho hai nhạc cụ cùng loại), hơn 50 bản giao hưởng và các tác phẩm cho nhạc thính phòng..

Kim Cương

Exit mobile version