Đại Kỷ Nguyên

Thưởng thức tinh tế bản thánh lễ “Missa solemnis” của Beethoven

Ludwig van Beethoven là một nhạc sĩ thiên tài. Nhiều tác phẩm của ông như Für Elise, Bản Sonata Ánh Trăng, Symphony No. 3 (Eroica), Bản giao hưởng số 9, … được người nghe nhạc cổ điển khắp nơi trên thế giới yêu thích. Tuy nhiên một trong những tác phẩm lớn nhất của Beethoven – tác phẩm mà ông đã dành rất nhiều thì giờ để sáng tác và được các nhà nghiên cứu âm nhạc đánh giá là một trong những thành tựu quan trọng nhất trong sự nghiệp sáng tác của Beethoven – lại ít người biết, đó là Missa Solemnis.

Missa Solemnis cung Rê trưởng, Op. 123 là một Bộ Thánh lễ trang trọng được sáng tác bởi Ludwig van Beethoven từ năm 1819 đến 1823. Nó được trình diễn lần đầu tiên vào ngày 7 tháng 4 năm 1824 tại Saint Petersburg, Nga, dưới sự bảo trợ của Hoàng tử Nikolai Galitzin; một màn trình diễn không hoàn chỉnh đã được đưa ra tại Vienna vào ngày 7 tháng 5 năm 1824. Missa Solemnis thường được coi là một trong những thành tựu đỉnh cao của Beethoven, cùng với Thánh lễ của J.S.Bach cung Si thứ.

Bản thảo tác phẩm Missa Solemnis của Ludwig van Beethoven. Ảnh: Wikipedia.

Mặc dù được công nhận là một trong những tác phẩm tuyệt vời của Beethoven từ đỉnh cao của sự nghiệp sáng tác, Missa solemni đã không đạt được mức độ chú ý phổ biến như nhiều bản giao hưởng và sonata của ông. Được viết cùng thời với Bản giao hưởng số 9 của ông, đó là tác phẩm thứ hai của Beethoven trong Bộ Thánh lễ, sau Thánh lễ cung Đô trưởng, Op. 86.

Giống như hầu tất cả những tác phẩm Thánh lễ khác, bản của Beethoven chia làm 5 phần chính:

Clip là trọn vẹn tác phẩm với thời lượng 1 tiếng 30 phút, biểu diễn bởi:

Cảm xúc khi Beethoven viết tác phẩm này thật dạt dào.  Những người thân quen, đã tiếp xúc với Beethoven trong giai đoạn đó, kể lại rằng có những lúc họ thấy ông bật khóc khi những tư tưởng đến trong tâm trí khiến ông vội vàng viết ra thành những dòng nhạc.

Mặc dù cuộc đời của Beethoven cho thấy ông không phải là một người sốt sắng về tôn giáo; tuy nhiên trong những năm cuối đời, Beethoven đã nhiệt thành yêu mến Chúa. Trong thời gian này, Beethoven đã viết những dòng chữ sau trên một cuốn tập ghi chú của ông:  “Đức Chúa Trời cao hơn tất cả!  Bởi vì chính sự quan phòng vĩnh cửu đang điều khiển cách thông suốt, đem lại phước hạnh lẫn bất hạnh cho con người … Tôi sẽ lặng yên đầu phục chính mình, với tất cả hưng suy, và đặt trọn niềm tin cậy của tôi nơi Ngài là Đấng Nhân Từ bất biến.  Lạy Chúa!  Ngài là vầng đá, là sự sống, là niềm tin cậy bất diệt của con!”.

Mời quý độc giả cùng thưởng thức!

Exit mobile version