Đại Kỷ Nguyên

Kiệt tác hội họa: ‘Trường học ở Athens’, nơi quần tụ những vĩ nhân xuất chúng của nhân loại

“Trường học Athens” không đơn giản chỉ là một ngôi trường theo nghĩa bình thường, mà ở đó là tập hợp những vĩ nhân của nhân loại, mỗi nhà hiền triết, nhà khoa học đều được Raphael nổi bật hóa vị trí của mình trong bức tranh, và vì thế có thể hiểu đây là ngôi trường đặt nền móng thiết lập hệ tư tưởng cho loài người

Danh hoạ thời đại Phục hưng Italia Raphael Sanzio, thường gọi là Raphael là một trong những hoạ sĩ vĩ đại. Trong cuộc đời ngắn ngủi 37 năm của mình, Raphael đã làm nên phong cách hội hoạ và nhân cách có sức hấp dẫn lạ thường. Ông cùng với Leonardo Da Vinci, Michelangelo, Titian trở thành những đại biểu xuất sắc nhất của mỹ thuật phục hưng Italia. Tác phẩm được đánh giá là kiệt tác nhất mang theo tâm huyết của ông là bức: Trường học ở Athens.

Trong 4 chủ đề: Thần học “Disputa”, thơ ca “Parnassus” và luật học “Jurisprudence”, ‘‘Trường học Athens”, Raphael lựa chọn một chủ đề mang đậm tính triết học để khắc lên tường, đó chính là bức Trường học  ở Athens.

Đây được coi là một kiệt tác được nhắc đến nhiều nhất khi những nhân vật trong tranh của ông đều đại diện cho cái nôi của sự phát triển văn hóa loài người. Tính triết học và khoa học hiện thực của bức họa này lấy đi của ông gần 3 năm, và cũng là một tác phẩm mà ông tâm huyết nhất.

Bức tranh ‘Trường học  ở Athens’.

Nét nghệ thuật trong lối vẽ của ông là sự lựa chọn và phối hợp những tinh hoa của những họa sĩ nổi tiếng tài ba.

Trong bức họa Trường học ở Athens, người xem có thể thấy đây như một bức họa quần tụ các nhân vật xuất chúng, rất nhiều nhân vật được khắc họa trong đó. Nhưng người chiêm ngưỡng bức tranh lại không hề có cảm giác ngột ngạt hay lộn xộn.

Đây là kĩ thuật vẽ chiều sâu, để mở rộng không gian bức tường. Một cách khéo léo của Raphael trong việc phối cảnh, cùng với kĩ thuật tạo màu tương phản sáng tối, khiến cho bức tranh vẫn có điểm nhấn tập trung vào nhân vật trung tâm mà không hề gây rối loạn do nhiều nhóm nhân vật.

Trong cách vẽ của Michelangelo thì người ta ví ông như một nhà “giải phẫu học’’, bởi sự khắc họa tinh tế qua nét vẽ của ông làm nổi bật vẻ đẹp hình thể của mỗi nhân vật.

Ở bức tranh Trường học ở Athens, người ta dễ dàng nhìn nhận thấy thủ pháp này trong nét vẽ của Raphael. Ông vận dụng kĩ thuật vẽ ấy một cách linh hoạt, khiến bức họa sinh động và có sức hấp dẫn hơn.

Bên cạnh đó ông cũng sử dụng một kĩ thuật họa của Leonardo de Vinci, một bậc thầy về sự tinh tế của nghệ thuật tạo hình ảnh qua góc nhìn sáng, tối. Khiến bức họa trường học ở Athens vô cùng nổi bật.

Một sự kết hợp tuyệt đỉnh của những danh họa hàng đầu đã làm nên sức sống mãnh liệt của bức tranh mà ông đã dành 3 năm tâm huyết tạo dựng lên.

Nét nghệ thuật trong lối vẽ của ông là sự lựa chọn và phối hợp những tinh hoa của những họa sĩ nổi tiếng tài ba.

Trong những bức họa Raphael vẽ vẻ đẹp của đức mẹ Maria, người xem thấy đây là một vẻ đẹp đầy chân thực. Nét đẹp tô vẽ lên hình thể cùng với ánh mắt và khuôn mặt đầy tình yêu thương, khiến người xem cảm nhận được sự gần gũi và thực tại của thánh nữ Maria, ông không biến mẹ Maria trở thành một người sở hữu vẻ đẹp cao xa mà người đời không thể tưởng tượng được.

Ông mang những thành công từ bức họa mô tả vẻ đẹp của mẹ Maria mà áp dụng trong lối vẽ của bức Trường học ở Athens. Nhân vật trung tâm hay những nhân vật phụ trong bức họa mặc dù là những con người kiệt xuất, những nhà hiền triết có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới tư tưởng của con người lại được lột tả rất chân thực. Từ trang phục tới hình thế đứng ngồi. Khiến bức tranh rất phóng khoáng, không mang theo sự gò bó khuôn phép.

Trường học ở Athens là một bức họa mang tính triết lí rất sâu sắc

Khuôn mặt của chính Raffael cũng được đưa vào bức họa.

 Có nhà phê bình nghệ thuật cho rằng:

“Trường học Athens không đơn giản chỉ là một ngôi trường theo nghĩa bình thường, mà ở đó là tập hợp những vĩ nhân của nhân loại, mỗi nhà hiền triết, nhà khoa học đều được Raphael nổi bật hóa vị trí của mình trong bức tranh, và vì thế có thể hiểu đây là ngôi trường đặt nền móng thiết lập hệ tư tưởng cho loài người”.

Phải chăng Raphael đang thâu lược tóm tắt một bức tranh toàn cảnh đang ngự trị trong tư tưởng của con người thời đó, đồng thời khắc họa kĩ càng và chi tiết 2 trường phái tư tưởng đối lập.

Thời kì Phục Hưng là thời kì mà những giá trị của Hi Lạp và La Mã cổ xưa được sống dậy, vẻ đẹp con người, hệ thống tư tưởng đạo đức truyền thống được tôn vinh. Bức tranh Chúa tạo ra Adam.

Có nhiều tư tưởng cho rằng, thời kì Phục Hưng là thời kì mà những giá trị của Hi Lạp và La Mã cổ xưa được sống dậy, vẻ đẹp con người, hệ thống tư tưởng đạo đức truyền thống được tôn vinh. Và tư tưởng của con người thời đó cũng là một đề tài nóng bỏng được Raphael lựa chọn.

Raphael khắc họa một chân lí rằng, con người khi quay trở về với giá trị truyền thống cổ xưa, khi tư tưởng trở nên thuần khiết, tức con người trở về với bản chất phát triển tự nhiên của họ, lấy thần học và tôn giáo làm gốc rễ thì đồng nghĩa với sự đột phá của khoa học, toán học, nghệ thuật, hay sự phát triển của công nghệ khác cũng đồng thời xuất sinh.

Raphael mô tả hai ông tổ của ngành triết học, thầy trò Plato và Aristotle xuất hiện tâm điểm vào đứng giữa bức tranh như đại diện cho hai trường phái triết học tương phản nhau.

Plato với ngón tay phải chỏ lên cao tượng trưng cho Trời, còn Aristote để xấp lòng bàn tay xuống, là hình ảnh tượng trưng cho Đất. Đó là phong cách của hai triết gia, một người hoàn toàn tín thần, còn một người bảo vệ những logic khoa học thực tế. Ở phía bên trái, những người theo hướng của Plato như đang nghiên cứu sự huyền bí của vũ trụ, còn phía bên phải những nhà triết học theo Aristotle đang chăm chú theo dõi những quy luật phát triển tự nhiên của con người.

Việc ông đưa cả 2 trường phái triết học: siêu hình và hiện thực cùng tồn tại thậm chí còn được làm nổi bật nhất trong tổng thể của bức tranh, khiến người ta như hiểu ngầm được tầm quan trọng và đưa ra phép so sánh và đánh giá từ 2 trường phái này.

Nếu như phái hiện thực coi trọng những thứ gọi là duy vật, thì bị giới hạn bởi những sự vật, hiện tượng tồn tại trong phạm vi của không gian con người. Thì phái siêu hình, lại đi sâu coi trọng thần học, họ đột phá khỏi phạm vi con người, nghiên cứu rộng hơn nhắm thẳng vào hiểu biết vũ trụ.

Nhưng nhìn tổng thể bức tranh thì người ta lại thấy, mặc dù hai trường phái là đối lập, là có mâu thuẫn, thế nhưng, họ lại cùng nhau đứng dưới mái vòm của Athens được mở ra dưới một bầu trời xanh trong đầy hi vọng.

Đó cũng được hiểu như khát khao cuối cùng của con người dẫu cho họ chọn đi theo con đường nào, chọn hệ thống tư tưởng nào thì cũng đều mong muốn được khám phá vũ trụ.

Trong bức tranh, chú ý tới cuốn sách trên tay Plato được đặt theo hình dọc còn trên tay Aristotle lại được đặt theo hình ngang tượng trưng cho sự “dọc, ngang” của trời đất. Và cũng là mô tả con đường đi của 2 trường phái này, một theo hướng nhắm thẳng, một đi theo đường vòng mà không lên tới đích.

Trong bức tranh, chú ý tới cuốn sách trên tay Plato được đặt theo hình dọc còn trên tay Aristotle lại được đặt theo hình ngang tượng trưng cho sự “dọc, ngang” của trời đất.

Nhưng cũng có những ý kiến cho rằng, đây là chi tiết rất đắt trong bức họa chứa nhiều hình ảnh tượng trưng mà không phải họa sĩ nào cũng lột tả được bản chất của nó.

Trong bức họa này, sự xuất hiện của những gương mặt thuộc nhân vật kiệt xuất, những đại biểu cho tư tưởng của nhân loại, những nhà toán hoạc, nhà khoa học, nhà thơ, triết gia… của Hi Lạp.

Những nhân vật được đánh số đều là những vĩ nhân lừng lẫy ngoài đời.

Rất nhiều người nể phục sự bài trí và cách sắp xếp cũng như bố cục toàn cảnh của bức họa với đầy đủ những gương mặt thành tựu cho một nền tư tưởng Hi Lạp cổ đại tại La Mã thời Phục Hưng.

Chỉ với một tranh mà có thể khắc họa đầy đủ trạng thái của một thời kì, đây chính là sự tài hoa tuyệt vời của Raphael.

Hai triết gia, một người “ngước” lên Trời, một người “hướng” xuống Đất, cùng nhau đứng dưới mái vòm Athens mở ra bầu trời xanh. Socrates đứng bên trái (gần Plato) đang thuyết giảng luân lý cho học trò (Hình 3). Còn bên phải, Euclid đang thể hiện một minh họa hình học cho những người xung quanh Quả đất tượng trưng cho kiểu triết học khoa học tự nhiên và con người, còn quả cầu Thiên đàng biểu trưng cho thần học, một mối liên hệ mật thiết giữa nghiên cứu bản chất tôn giáo, Chúa Trời với trí tuệ con người. “Trường học Athens” của Raphael miêu tả nền tư tưởng “Hi Lạp cổ đại” tại La Mã thời Phục Hưng (thế kỷ 14,15,16).

Có rất nhiều người cho rằng, Raphael là một con người mộ đạo, thờ kính Chúa với tấm lòng chân thành, Ông luôn ngầm đưa ra triết lý rằng, con người coi trọng thần học, có niềm tin vào sự tồn tại của đấng quyền năng, thì con người mới khám phá và lí giải được những điều siêu thường nhưng hiện hữu và tồn tại rất khách quan, khi đó khoa học mới thực sự chạm tới những điều bí ẩn vĩ đại.

Raphael một lòng kính Chúa, ông thể hiện sự tôn kính của mình bằng những bức tranh ca ngợi về Chúa, trong đó có một bức còn đang dở dang thì đã vội qua đời ở tuổi 37.

Sự ra đi của ông là sự mất mát to lớn đối với nghệ thuật hội họa thời kì Phục Hưng, nhưng tư tưởng và triết lí của ông vẫn trường tồn cùng với bức họa “Trường học Athens” hay thánh đường của những triết gia. Bức họa làm nên tên tuổi bất tử và rất nhiều họa sĩ của thế hệ sau đó đã bị ảnh hưởng từ bức tranh này.

Clip hay:

 

Exit mobile version