Đại Kỷ Nguyên

Thưởng thức bản ‘WoO 9 – Six Minuets’ mộc mạc lại vừa tinh tế của Beethoven

“WoO 9 – Six Minuets” là một tuyển tập gồm 6 Minuets của Beethoven, được viết vào năm 1795 dành cho 2 violon và 1 cello. Mỗi một Minuet được viết trên một cung nhạc khác nhau, chỉ có bản No. 2 và No. 6 là có cùng cung nhạc Sol trưởng. “WoO 9 – Six Minuets” với những giai điệu rõ ràng, mộc mạc lại vừa tinh tế, như một bản tình ca của tình yêu. 

6 Minuets của “WoO 9 – Six Minuets” bao gồm:

1. Minuet – Trio (E♭ major) cung Mi giáng trưởng
2. Minuet – Trio (G major) cung Sol trưởng
3. Minuet – Trio (C major) cung Đô trưởng
4. Minuet – (F major) Trio (B♭ major) cung Fa trưởng và Trio cung Si giáng trưởng
5. Minuet – Trio (D major) cung Rê trưởng
6. Minuet – Trio (G major) cung Sol trưởng

Hình thức Minuet là một hình thức âm nhạc vui nhộn, hòa nhã và luôn toát lên vẻ đẹp yên bình lôi cuốn của cổ điển.

Clip là trọn vẹn 6 minuet biểu diễn bởi nhóm tam tấu trong dàn nhạc Kammerorchester Berlin:

Minuet No. 1 ngân vang trên cung nhạc Mi giáng trưởng trong nhịp độ chậm vừa với những giai điệu rõ ràng như một bản tình ca của tình yêu. Cấu trúc của minuet cũng tròn chịa theo bố cục A-B-A.

Minuet No. 2 với bố cục A-B-A và giai điệu tuyệt đẹp trên cung nhạc Sol trưởng, khúc Trio được nằm ở giữa như 1 điệp khúc. No. 2 đã vui tươi và mang sắc thái tương phản mạnh mẽ hơn No. 1. Đặc biệt những nốt luyến hoa mỹ của violon đã lôi cuốn trọn vẹn thính giả và tạo nên đặc trưng cho No. 2.

Minuet No. 3 tập trung điểm nhấn cho cây đàn Cello thể hiện rất tinh tế, và tạo nên những tương phản nghệ thuật vô cùng tuyệt vời. Ngay khi mở đầu No. 3 trên cung nhạc Đô trưởng thì đã là những nốt nhạc độc tấu mang tính tiết tấu đầy hấp dẫn. Đến phần Trio điệp khúc thì kỹ thuật búng dây là đặc trưng nổi bật nhất của chương, gây cảm hứng trong sáng cho thính giả.

Đàn cello và piano. Ảnh: Việt Thương Hà Nội

Minuet No. 4 có phần giai điệu mở đầu khá giống với bản German Dance No. 1 của chính tác giả, chỉ khi phát triển đến đoạn Trio thì thính giả mới thấy sự cách biệt sáng tạo với Minuet No. 4. Chất liệu của nó hóm hỉnh, vui tươi, ấm áp và tràn đầy tình yêu.

Minuet No. 5 được chơi trên nhịp độ nhanh và biến tấu trên cung nhạc Rê trưởng, toát lên chất tinh thần lạc quan chính nghĩa, vừa mộc mạc lại vừa tinh tế, trong đó cả 3 nhạc cụ đều phối hợp với nhau hài hòa hoàn hảo.

Minuet No. 6 là bản minuet cuối trong tuyển tập này, được chơi trên cung nhạc Sol trưởng và nhịp độ nhanh. Điểm đặc biệt là những câu luyến trong No. 6 đã nói lên phong cách điển hình của tác giả về thể loại Minuet, nhất là khi minuet được viết trên cung nhạc Sol trưởng. Nghĩa là tác phẩm ông viết vừa đem lại sự quen thuộc về bút pháp, nhưng cũng khẳng định điểm sáng tạo đầy trí tuệ qua những biến tấu mới

Đôi nét về tác giả

Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời gian ông sống ở Viên, Áo.

Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông có thể được coi là người dọn đường (Wegbereiter) cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn.

Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, và khán giả về sau.

Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sonata Bi tráng (Pathétique), Ánh trăng (Moonlight), Bình minh (Waldstein), Khúc đam mê (Appasionata)… các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân (Spring), Kreutzer… các Piano Concerto số 2, số 3, số 5 Emperor (Hoàng đế), Violin Concerto D major… các khúc mở màn Overture Coriolan, Leonore, Egmont… và vở Opera duy nhất Fidelio, v.v.

Kim Cương

Clip hay:

Exit mobile version