Đại Kỷ Nguyên

Thưởng thức ‘tác phẩm vĩ đại nhất trong tất cả các tác phẩm piano’ của Beethoven

beethoven

“33 Variations on a waltz by Anton Diabelli, Op. 120” thường được gọi là Diabelli Variations (Biến thể Diabelli), là một bộ biến thể cho cây đàn piano được viết từ năm 1819 đến 1823 bởi Ludwig van Beethoven trên một bản waltz do Anton Diabelli sáng tác. Nó thường được coi là một trong những bộ biến thể lớn nhất cho piano cùng với “Biến thể Goldberg” của J. S. Bach.

Nhà văn, nhà phê bình âm nhạc Donald Tovey gọi nó là “tập hợp các biến thể lớn nhất từng được viết”. Nghệ sĩ piano Alfred Brendel đã mô tả nó là “tác phẩm vĩ đại nhất trong tất cả các tác phẩm piano”. Nó cũng bao gồm, theo lời của Hans von Bülow, “một mô hình thu nhỏ của nghệ thuật Beethoven”. Arnold Schoenberg viết rằng Diabelli Variations “liên quan đến sự hài hòa của nó, xứng đáng được Beethoven gọi là tác phẩm phiêu lưu nhất”.

Donald Tovey. Ảnh: Wikipedia

Tác phẩm được sáng tác sau khi Diabelli, một nhà xuất bản và nhà soạn nhạc nổi tiếng, vào đầu năm 1819 đã gửi một bản nhạc của ông cho tất cả các nhà soạn nhạc quan trọng của Đế quốc Áo, bao gồm Franz Schubert, Carl Czerny, Johann Nepomuk Hummel, và Archduke Rudolph, yêu cầu mỗi người viết một biến thể về nó. Kế hoạch của ông là xuất bản tất cả các biến thể trong một tập yêu nước gọi là Vaterländischer Künstlerverein, và sử dụng lợi nhuận để mang lại lợi ích cho trẻ mồ côi và góa phụ trong cuộc Chiến tranh Napoléon. Franz Liszt không được bao gồm, nhưng có vẻ như giáo viên Czerny của anh ta đã sắp xếp cho anh ta cũng cung cấp một biến thể, mà anh ta sáng tác vào năm 11 tuổi.

Beethoven đã có mối liên hệ với Diabelli trong một số năm kể từ năm 1815. Nên có thể ông đã chấp nhận đề xuất của Diabelli, nhưng thay vì đóng góp một biến thể duy nhất về chủ đề, ông đã lên kế hoạch cho một loạt các biến thể lớn.

Đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm 1823, toàn bộ ba mươi ba biến thể đã hoàn thành. Vào ngày 30 tháng 4, một bản sao đã sẵn sàng để gửi cho Ries ở London.

Anton Diabelli. Ảnh: wikipedia

Một gợi ý về điều khiến Beethoven viết một bộ “biến thể lớn” về chủ đề của Diabelli là ảnh hưởng của Archduke Rudolph, người trong năm trước, dưới sự giám hộ của Beethoven, đã sáng tác một bộ bốn mươi biến thể lớn về một chủ đề của Beethoven. Trong một bức thư năm 1819 gửi cho Archduke, Beethoven đã đề cập rằng “trong bàn viết của tôi có một số tác phẩm làm chứng cho việc tôi nhớ đến Hoàng thân của bạn”.

Một số lý thuyết đã được đề xướng về lý do tại sao ông quyết định viết ba mươi ba biến thể. Ông có thể đã cố gắng vượt qua chính mình sau 32 Biến thể cung Đô thứ, hoặc cố gắng vượt qua Biến thể Goldberg của Bach với tổng cộng ba mươi hai tác phẩm (hai bài thuyết trình về chủ đề và ba mươi biến thể). Có một câu chuyện mà Diabelli đã thúc ép Beethoven đóng góp cho dự án, trong đó Beethoven hỏi, “Bạn đã có bao nhiêu đóng góp?” “Ba mươi hai”, Diabelli nói. “Hãy tiếp tục và xuất bản chúng”, Beethoven có ý định trả lời: “Tôi sẽ tự mình viết ba mươi ba.”

Clip là trọn vẹn 33 biến tấu biểu diễn bởi nghệ sỹ Sangyoung Kim:

Beethoven đã thổi vào điệu Waltz của Anton Diabelli chất liệu hóm hỉnh tinh khôi, được phát triển cân đối bởi những câu chạy bass rất đậm và hấp dẫn, trong khi bè cao dệt nên những rung động phóng khoáng lả lướt, mà thính giả vẫn có thể cảm nhận rõ giai điệu Waltz đệm đều đặn trong trung tâm tác phẩm.

Var. 1 được viết rất hào hùng, chất đầy tinh thần cao thượng hiệp nghĩa của Beethoven, với những motip nhấn và chuyển hòa thanh mạnh mẽ đến mức tinh tế lãng mạn, tráng lệ.

Var. 2 chơi trên nhịp nhanh Poco allegro toát lên màu sắc lạc quan mà đầy huyền bí, đồng thời gợi lên sự tò mò hấp dẫn cao đối với thính giả.

Var. 3 lãng mạn và dâng đầy những cảm xúc sâu thẳm của nội tâm mênh mông, với sự ngọt ngào đầy mộng mơ luôn luôn có thể thôi miên thính giả.

Var. 4 như nối tiếp sự lôi cuốn lãng mạn nội tâm của var. 3 một cách hoàn hảo, bởi nó cũng vô cùng lãng mạn và phiêu đãng, đồng thời lại toát lên nét cổ điển và không gian tâm hồn thênh thang.

Var. 5 nổi bật lên sự thăng hoa bay bổng của điệu Waltz, mặc dù nó không hề ồn ào, mà ngược lại tác giả đã vận dụng những khoảng lặng một cách tuyệt đẹp và quyến rũ, mà vẫn bùng lên được sự tương phản theo đúng phong cách bất hủ của ông.

Var. 6 được đưa vào kỹ thuật luyến tinh vi và điêu luyện, tương phản đến kinh ngạc. Phải nói rằng trọn vẹn var. 6 thăng hoa sống động trên kỹ thuật láy âm này, gây lên những hình tượng sắc nét và những rung cảm kỳ lạ cho thính giả.

Var. 7 là một biến tấu hoàn hảo, nó lấp lánh và lạc quan đến kỳ lạ, nếu những biến tấu trước được tận dụng những khoảng lặng trong chất Waltz thì biến tấu này được phủ kín bởi những nốt nhạc trên tốc độ nhanh đầy lôi cuốn Un poco più allegro, đồng thời lan tỏa sự huyền bí tuyệt đẹp của âm nhạc.

Var. 8 thính giả có thể cảm thấy rõ sự đối thoại tuyệt đẹp giữa 2 tay, tay trái phác họa lên những đường gân cảm xúc cuồn cuồn, trong khi tay phải thả hồn thơ lãng mạn du dương lôi cuốn tâm hồn dậy sóng.

Var. 9 như vẽ lên những băn khoăn có vẻ như khôi hài của nội tâm, đồng thời lại bộc lộ sự trang nghiêm bí ẩn của nó, Và chính sự tương phản tinh tế đó kết hợp cùng một chút những quãng hòa âm ngang lạ đã khiến biến tấu này trở thành một viên ngọc sáng trong số 33 biến tấu.

Var. 10 tuy ngắn nhưng được chơi trên tốc độ rất nhanh Presto, tạo lên những cơn sóng rung động mạnh mẽ, sảng khoái, dứt khoát.

Var. 11 quay trở lại sự đối thoại giữa hai bè trầm và cao, đồng thời những khoảng lặng được vận dụng tinh tế và tế nhị, gợi lên sự hồn nhiên mộng mơ dịu dàng.

Var. 12 được phủ kín bằng những nốt nhạc thông qua một motif đệm đặc trưng, mà trong đó cao trào được tạo ra một cách từ tốn và dữ dội.

Var. 13 phát triển tiếp ý tưởng hùng tráng, mạnh mẽ trên sự bùng nổ đầy sáng tạo về nhịp.

Sau điểm nhấn hùng tráng của var. 13 thì Var. 14 lãng mạn nội tâm, trải lòng trên nhịp chậm, gợi lên trong thính giả một cảm giác buồn thương tâm trạng, nhưng tự do sâu thẳm.

Var. 15 là một biến tấu ngắn, là một bước khởi sắc nhẹ nhàng cho sự bộc lộ tính lạc quan và tình yêu cuộc sống.

Var. 16 được chơi trên nhịp nhanh Allegro vô cùng linh hoạt và sống động, với những nét luyến, láy được trang trí lấp lánh, trong khi bè trầm cuộn dâng không ngớt, tạo cảm giác hưng phấn lôi cuốn mạnh mẽ.

Var. 17 ngân vang ngọt ngào lắng đọng trong không gian đầy chất thơ, gợi mở những cảm hứng quay trở về cội nguồn trong sáng vô tư.

Var. 18 bùng lên sự tươi vui tưởng như lãng quên cuộc đời trên nhịp nhanh Presto đầy lôi cuốn, mà thông qua cách phát triển hợp âm, thính giả cũng có thể cảm thấy hương vị của những bản Sonata của ông.

Var. 19 nhẹ nhàng như những hơi thở dài kéo theo những ưu phiền suy tư, được chơi trên nhịp chậm Poco moderato.

Var. 20 là sự tương phản giữa tươi vui lạc quan tâm hồn và nỗi buồn suy tư cuộc sống, được biểu hiện rất rõ qua cách diễn đạt cao trào và sự nhẹ nhàng.

Var. 21 bộc lộ những nét nhạc hài hước duyên dáng vẫn thường thấy trong âm nhạc của tác giả.

Var. 22 là một cuộc đối thoại tốc độ nhanh Allegro molto sôi động giữa bè trầm và bè cao, mà thông qua biến tấu, thính giả có thể thấy được sức sáng tạo tinh tế của tác giả.

Var. 23 là một biến tấu trang nhã diễn đạt nội tâm lãng mạn đầy tình yêu của tác giả. Biến tấu hiền hòa mênh mang với thời lượng trên 3 phút, dài hơn những biến tấu khác, mà không bùng nổ một cao trào nào.

Var. 24 đậm chất Fuga và nhịp nhàng trên nhịp Waltz thơ mộng, tạo nên một cảm giác tỉnh táo phóng khoáng đầy trí tuệ.

Var. 25 vang lên bằng nét nhạc thật kiều diễm mộng mơ, nhưng bộc lộ một nội lực tinh thần đầy trải nghiệm và thấm đẫm tình yêu.

Var. 26 được chơi trên nhịp vivace rất nhanh, gây sự phấn khích cao độ cho thính giả, trong đó những câu nhạc lóe lên của bè cao như những tiếng chuông thánh thót gõ cửa tâm hồn.

Var. 27 mang tính hài hước đầy trí tuệ, một sự lạc quan kỳ lạ nhất trong số những biến tấu.

Var. 28 thả mình trong sự tĩnh lặng mênh mông và cô đơn, với từng nốt nhạc, từng nét nhạc chắt chiu những rung cảm của cảm xúc.

Var. 29 là sự tự do bình thản của tâm hồn bộc lộ qua những hòa âm, mà đôi khi lóe lên những hòa âm mang màu sắc rất jazz.

Var. 30 là biến tấu dài nhất trong số các biến tấu, với thời lượng gần 6 phút, và biểu hiện một phong cách rất rõ ràng đó là phong cách lãng mạn. Phong cách này chúng ta vẫn thường thấy ở Chopin hay Litsz. Như vậy thưởng thức biến tấu tuyệt vời này, thính giả có thể thấy tầm ảnh hưởng của Beethoven vĩ đại tới mức nào.

Var. 31 mang chất liệu lãng mạn với những giai điệu biến tấu truyền cảm mạnh mẽ và đậm thi vị của cổ điển, thính giả có thể phần nào thấy lại hình bóng Mozart.

Var. 32 viết trên hình thức Fuga và nhịp nhanh Allegro, tạo nên chất liệu của thời Baroque, nhưng mạnh mẽ hơn, già dặn hơn, lãng mạn hơn. Trong đó, phong cách tương phản và mãnh liệt của tác giả được giữ nguyên.

Var. 33  viết theo hình thức Menuetto toát lên sự trong sáng vô tư thánh thiện, thính giả có thể dễ dàng thưởng thức sự yên bình trong tâm hồn mà biến tấu này mang lại.

Đôi nét về tác giả

Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời gian ông sống ở Viên, Áo.

Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông có thể được coi là người dọn đường (Wegbereiter) cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn.

Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, và khán giả về sau.

Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sonata Bi tráng (Pathétique), Ánh trăng (Moonlight), Bình minh (Waldstein), Khúc đam mê (Appasionata)… các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân (Spring), Kreutzer… các Piano Concerto số 2, số 3, số 5 Emperor (Hoàng đế), Violin Concerto D major… các khúc mở màn Overture Coriolan, Leonore, Egmont… và vở Opera duy nhất Fidelio, v.v.

Kim Cương

Exit mobile version