Đại Kỷ Nguyên

Thông điệp về sức mạnh của sự hiền hậu trong tác phẩm của Leonardo da Vinci

Bức vẽ "‘Gia đình thần thánh cùng với Thánh Anne và bé sơ sinh John the Baptist’" của Bernardino Luini dựa trên bản vẽ chì của Leonardo da Vinci

Hầu hết chúng ta đều cho rằng sự hiền hậu luôn đi kèm yếu đuối. Nhưng thực tế sự hiền hậu là cộng hưởng của tính kiên nhẫn, nhẫn nhịn và từ bi. Điều chúng ta có thể thấy ở Thánh Mary trong bản vẽ “Đức Mẹ đồng trinh và đứa trẻ cùng Thánh Anne và Thánh John the Baptist” của họa sĩ thiên tài Leonardo da Vinci.

The Virgin and Child With Saint Anne and Saint John the Baptist, Leonardo da Vinci

Các học giả không nhất trí về thời gian mà tác phẩm này được tạo ra; một số cho là trong khoảng từ năm 1499 đến 1500 nhưng cũng có người cho là từ năm 1506 đến 1508. Một số người khác còn đưa ra con số bao trùm qua cả những thời gian nói trên.

Bản vẽ này không thuộc loại vẽ nháp điển hình, mà các họa sĩ thời đó thường vẽ thử để chuẩn bị cho một bức tranh hoặc bích họa. Vì vậy, có thể trong trường hợp này Leonardo muốn nó là một tác phẩm hoàn thiện bằng bút chì.

Bức vẽ này khá tương tự về chủ đề với bức tranh “The Virgin and Child with St. Anne” của ông, hiện đang trưng bày ở cung điện Louvre, Pháp. Tuy nhiên thánh John bé nhỏ không xuất hiện trong bức tranh đó. Thay vào đó, cậu bé Jesus đang chơi đùa với một con cừu nhỏ, có ý nghĩa tượng trưng cho một con chiên tử vì đạo mà ông đã được định mệnh.

‘Đức Mẹ đồng trinh và đứa trẻ cùng với Thánh Anne’, của Leonardo da Vinci.

Bernardino Luini, họa sĩ được cho là làm việc cùng với Leonardo da Vinci, chắc chắn đã dựa vào bức vẽ của Leonardo để vẽ bức tranh ‘Gia đình thần thánh cùng với Thánh Anne và bé sơ sinh John the Baptist’, nhưng ông đã thêm vào tranh hình ảnh cha của Jesus là Thánh Joseph.

Bức ‘Gia đình thần thánh với thánh Anne và bé sơ sinh John the Baptist’, khoảng năm 1503, bởi Bernardino Luini. Thư viện Pinacoteca Ambrosiana.

Tình mẫu tử xuyên thế hệ

Việc sắp xếp các nhân vật này trong bức vẽ của Leonardo đã nói lên nhiều điều, trong một tư thế hầu như tĩnh. Bức vẽ kể một câu chuyện về tình mẫu tử qua thời gian – vì không điều gì có thể thể hiện mối liên kết thân thiết giữa mẹ và con tốt hơn hình ảnh một đứa trẻ ngồi trong lòng mẹ.

Từ thế hệ này sang thế hệ khác, các bà mẹ ôm những đứa con của họ trong vòng tay cho đến khi bọn trẻ rời khỏi họ để dấn thân vào những hành trình của riêng mình. Bức vẽ này thể hiện tình mẫu tử xuyên suốt qua 3 thế hệ: Thánh Anne là thế hệ thứ nhất, con của bà ngồi cạnh là Thánh Mary cũng là một người mẹ ôm đứa con nhỏ trong vòng tay.

Đứa con nhỏ của Mary, gần như nhoài khỏi vòng tay mẹ, để vươn tới John the Baptist, đồ đệ trong tương lai của ông.

Việc họa sĩ phân nhóm chặt chẽ, đặc biệt với những người trong cùng gia đình: Thánh Anne, Thánh Mary và Jesus, thể hiện rõ ràng mối liên kết bền chặt giữa họ. Nhưng biểu hiện của họ thậm chí còn nói lên nhiều hơn: Mắt Thánh Anne chăm chú nhìn con gái bà, đến lượt mắt Thánh Mary âu yếm nhìn con trai bà.

Ý nghĩa của sự hiền hậu

Trên hết, khuôn mặt của Thánh Mary khiến người xem phải sững sờ. Ở đâu khác có được một khuôn mặt ngọt ngào, điềm tĩnh, và từ bi đến vậy? Càng ngắm nhìn lâu, càng cảm thấy những phẩm chất này là bất tử.

Thánh Mary thể hiện những đặc trưng nữ tính như dịu dàng, khiêm tốn, bảo vệ và nuôi dưỡng con, từ lâu đã trở thành một biểu tượng của sự hiền hậu.

Khuôn mặt dịu dàng của Thánh Mẫu Mary

Nhưng dù sự hiền hậu có thể hàm nghĩa phục tùng, các từ đồng nghĩa với nó còn bao gồm ‘kiên nhẫn’ và ‘nhẫn nhịn’, hay thậm chí là cả ‘nhẫn nhục’ và ‘chịu đựng đau khổ lâu dài’.

Sức mạnh to lớn này đòi hỏi điều gì! Điều kỳ lạ là nhiều người trong chúng ta xem đây là điểm yếu. Trong các đức tính kiên nhẫn và nhẫn nhịn, chúng ta có thể thấy ở Thánh Mary một trí huệ, một năng lực lớn. Điều này thậm chí còn tạo nên sức mạnh cho nhân vật.

Leonardo đã muốn làm và làm được điểm này. Nhìn Thánh Mary và Thánh Anne, chúng ta thấy những người phụ nữ này không hiền hậu trong nghĩa yếu đuối. Cho dù biểu cảm mềm mại trên khuôn mặt của họ, Leonardo đã khéo léo gắn chúng với sức mạnh to lớn: Đôi chân họ trông còn hơn cả cứng cáp. Những đôi chân vững chãi của hai người phụ nữ như có thể chịu được sức nặng của cả thế giới.

Bức vẽ ‘Đức Mẹ đồng trinh và đứa trẻ cùng với Thánh Anne và Thánh John the Baptist’, Leonardo da Vinci.

Tất nhiên, đây không chỉ là một bức tranh về tình mẫu tử. Cũng không chỉ để nói về những nhân vật này trong Kinh Thánh. Khi nhìn ngón trỏ của Thánh Anne đang chỉ lên trời, người xem chắc chắn nảy sinh câu hỏi: Động tác đó mang ý nghĩa gì?.

Rạng rỡ với lòng từ bi

Bằng cách nào đó, chỉ dùng phấn trắng chạm vào, Leonardo đã tạo được một ánh sáng chiếu dịu nhẹ vào St. Mary và Chúa bé nhỏ, và ánh sáng dường như phát ra từ bên trong họ.

Anne và John, cả hai đều đối mặt với Mary và Jesus, nhưng được để hơi mờ tối, có lẽ vì nghệ sĩ bậc thầy muốn thể hiện sự kém hơn về địa vị tâm linh của họ so với Thánh mẫu và em bé.

Khuôn mặt rạng rỡ của Thánh Mẫu Mary và con trai

Chú bé Jesus dường như đang vặn vẹo cố thoát khỏi vòng tay của Thánh Mary; bà kiên nhẫn nhìn chú bé ban phúc lành cho Thánh John, người một ngày nào đó sẽ rửa tội cho chú ta và đưa chú ta vào cuộc hành trình của một vị cứu tinh.

Tập hợp lại với nhau trong một vòng cung trực quan chuyển động từ Anne sang Mary sang Jesus đến John, đây là hình ảnh tình yêu của con người hòa với lòng từ bi của Chúa mà tuôn chảy, vượt khỏi giới hạn gia đình, ra đến thế giới bên ngoài, được thể hiện qua hình ảnh Chúa Jesus ban phước cho Thánh John.

Sức mạnh và sự từ bi

Hình ảnh ngón tay của Thánh Anne chỉ thẳng lên trời dường như lạc lõng trong khung cảnh thân mật này. Trong khi Thánh Anne nhìn chăm chú vào con gái bà, tay bà chỉ lên trời là muốn nói điều gì? Hành động này dường như không liên quan đến câu chuyện về tình yêu gia đình và sự từ bi của Chúa. Ở đây Leonardo có lẽ muốn chỉ cho chúng ta cách để cải thiện bản thân về mặt tinh thần. Ngón tay bà đang chỉ lên thiên đường như xác định một nơi cứu rỗi con người.

Ngón tay Thánh Anne chỉ lên trời

Vì mỗi sự sống trong cuộc đời mình đều sẽ phải gặp những rắc rối, bệnh tật và cái chết, nên xét ở điểm này, toàn bộ nhân loại cũng là một gia đình. Và chúng ta có thể đối xử với nhau – như tất cả các con đường tâm linh truyền thống đã chỉ ra – bằng lòng từ thiện khi chúng ta cùng nhau chịu đựng những khó khăn của cuộc sống.

Nhưng muốn làm như vậy đòi hỏi sự kiên nhẫn để chịu đựng được những lời lăng mạ, coi nhẹ các lỗi lầm và khiến cho bản thân chúng ta cảm nhận được những rắc rối của người khác như của chính mình.

Nghệ thuật có một khả năng đáng kinh ngạc để chỉ ra những gì mắt ta không thể nhìn thấy. Bản vẽ của Leonardo gợi mở rằng sự nhẫn chịu đối với người khác cũng giống như sự từ bi. Khi chúng ta hướng vào bên trong của bản thân để đạt được sức mạnh nhẫn chịu, chúng ta đang tiếp cận sự siêu phàm, và đặt tâm hồn mình trong sự điềm tĩnh và hòa bình hoàn hảo.

Lược dịch theo SHARON KILARSKI (EPOCH TIMES)

Clip hay:

Exit mobile version