Đại Kỷ Nguyên

Tất cả là của con, mà con là của mẹ: Ánh mắt buồn của em bé lấm lem vùng cao nói với chúng ta điều gì?

Chỉ một ánh mắt tình cờ thoáng qua cũng có thể khắc sâu vào tâm hồn của một người. Trong bất chợt chúng ta có thể đoán được một phần câu chuyện cuộc đời với sự phản chiếu trong chính đôi mắt của họ…

Tại sao Réhahn Croquevielle, nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Pháp, người được  bình chọn là 1 trong 4 nhiếp ảnh gia chụp chân dung đẹp nhất thế giới, lại chụp các em nhỏ dân tộc Việt Nam với ánh mắt buồn với khuôn mặt lấm lem?

Khi được hỏi rằng vì sao anh lại chọn chủ đề này, Rehahn chỉ đơn giản trả lời rằng: “Tại sao lại bỏ qua họ?”

Những gì anh muốn truyền đạt là những số phận nhỏ bé đáng thương này có rất nhiều câu chuyện đáng để nhiều người biết đến. Mỗi người một suy nghĩ, mỗi người một cảm xúc khi xem những tấm hình này:

Có thể nhiều người sau khi xem xong tuy không thể hiểu được nỗi buồn trong ánh mắt trong veo của những em nhỏ này bắt nguồn từ đâu, nhưng sẽ thấu hiểu nó bằng sự đồng cảm. Dù ở vùng cao trong cái đói, dù khổ, dù rét, dù nghèo, nhưng những em nhỏ vẫn có những tài sản mênh mông rộng lớn với trí tưởng tượng thơ ngây mà người lớn có khi đầy vàng bạc giàu sang lại không có, đó là gì? 

Mẹ và con

(Tác giả: Xuân Quỳnh)

Mẹ ơi, bông hoa kia 
Là của ai hở mẹ?
Cái màu xanh trên cửa 
Kia nữa là của ai?

– Của con đấy con ơi
Đều của con tất cả 
Cái màu xanh trên cửa 
Cái bông hoa cuối vườn 
Ông mặt trời chiều hôm
Tiếng chim kêu buổi sáng 
Cái mặt ao lẳng lặng 
Có con cá đang bơi
Cái dòng sông trôi trôi
Có con thuyền mới đỗ…
Là của con cả đó 
Cả mẹ cũng của con.

Con ôm mẹ con hôn:
– Của con sao nhiều thế?
– ừ của con nhiều quá 
Nhưng mẹ lại nhiều hơn 
Vì tất cả của con
Mà con là của mẹ. 

Hoàng Lâm – Hà Phương Linh

Xem thêm:

Exit mobile version