Đại Kỷ Nguyên

Tài năng xuất chúng của họa gia thời cổ Trương Tăng Diêu: Vẽ rồng có mắt, rồng bay đi mất

trương đăng diêu vẽ rồng

Trương Tăng Diêu tại Kim Lăng cao hứng mà vẽ lên tường bốn con rồng, mỗi con rồng đều vẽ hết sức truyền thần, rất nhiều người tham quan rối rít tới xem, khen không dứt miệng. Nhưng có vài người cảm thấy, mặc dù những con rồng này đều vẽ hết sức sống động, nhưng đều không có mắt. Vì thế có người đã thỉnh cầu Trương Tăng Diêu đem long nhãn điểm lên. Ông trả lời: “Nếu vẽ thêm mắt, rồng sẽ bay đi mất!”…

Đôi nét về Trương Tăng Diêu và hội họa của ông

Trương Tăng Diêu là người Lương Ngô Nam triều (nay là Giang Tô, Tô Châu, Trung Quốc). Ông là quan dưới thời Lương Vũ Đế (502 – 519), ông phụ trách cai quản công việc vẽ tranh trong cung đình, ngoài ra cũng nhiều lần là cánh tay phải của tướng quân Ngô Hưng thái thú. Ông một đời khổ học, theo “Tục họa phẩm lục” có ghi lại: Ông “Thủ bất thích bút, tỷ dạ tác trú, vị loan quyện đãi, sổ kỷ chi nội, vô tu du chi nhàn” (Tay không bao giờ rời cây bút, làm việc từ ban ngày tới đêm khuya, chưa từng nề hà mệt mỏi, tính ra không lúc nào ông cho mình thời gian rảnh rỗi).

Trương Tăng Diêu thích vẽ những bức bích họa hay những cuốn họa dài, thường lấy đạo lý, sự vật, rồng, ngựa làm đề tài. Ông cùng với Cố Khải Chi, Lục Thám Vi và Ngô Đạo Tử thời Đường xưng danh “Họa trung tứ thánh”. Trương Tăng Diêu được cho là người có thành tựu về hội họa cao nhất thời Lương, Hán triều.

Lương Vũ Đế thời bấy giờ thờ phụng Phật giáo. Phàm là những đồ vật trang trí cho chùa chiền bấy giờ, đa phần là các bức bích họa được vẽ bởi Trương Tăng Diêu. Hội họa về Phật giáo của ông tự thành một loại hình thức mới, được gọi là “Trương gia dạng”.

Nghệ thuật hội họa của Tăng Diêu là tinh hoa tuyệt mỹ, ông biết hấp thu điểm mạnh và học hỏi từ nghệ thuật ngoại lai, áp dụng phương pháp vẽ tranh lồi lõm của Thiên Trúc (tên người Trung Quốc xưa gọi Ấn Độ), lợi dụng triệt để màu sắc của sự vật để làm rõ các mặt sáng tối, khiến bức tranh hiển hiện với hình tượng lập thể (hình ảnh ba chiều). Vì thế mà khi ông hạ bút vẽ các nhân vật cùng tượng Phật, phong cảnh hay hoa cỏ đều rất sống động, khiến người xem không thể không trầm trồ tán thưởng.

Một phần trong “Ngũ tinh nhị thập bát tú thần đồ” – Tác giả: Trương Tăng Diêu

Một lần, Lương Vũ Đế vì nhớ nhung các hoàng tử của mình nơi bên ngoài cung cấm, liền ra lệnh cho Trương Tăng Diêu vẽ chân dung của từng vị hoàng tự. Trương Tăng Diệu không phụ sự kỳ vọng, ông đem mỗi vị hoàng tử vẽ một cách “duy diệu duy tiếu” (ý nói bút pháp tuyệt mỹ đến mức giống như thật), khiến cho Lương Vũ Đế như gặp lại các con trai của mình vậy. Vũ Đế trong tâm vui mừng khôn xiết, tán thưởng hội họa của ông là “đối chi như diện” (như đối diện với khuông mặt thật).

Theo “Kiến khang thực lục” của Hứa Tung thời Đường ghi lại, có một ngôi chùa tên là “Nhất Thừa Tự” do Thiệu Lăng Vương Vương xây dựng; trong chùa có một bức họa “Đột Ao Hoa” do chính tay Trương Tăng Diêu thủ bút. Kỹ thuật mà ông sử dụng là phương pháp nhuộm bóng của Thiên Trúc (Ấn Độ), là sự kết hợp và thổi phồng của mực đỏ và sắc xanh lục, nhìn từ xa có một sự ẩn hiện lỗi lõm không gian rất đặc biệt, vô cùng sinh động, như có thẻ cảm nhận được, có thể sờ được. Cũng vì thế mà trở thành một nét đặc sắc của ngôi chùa đó. Một người cảm thấy rất kinh ngạc, bèn gọi ngôi chùa đó là “Đột Ao Tự” (Đột Ao: lồi lõm).

Trương Tăng Diêu đem phương pháp hội họa của Ấn Độ dung hòa với phương pháp hội họa truyền thống của Trung Quốc, tạo khai điểm cơ bản của “tranh không cốt” (tranh không vẽ khung hình trước). Hội họa không có đường ranh giới sơn thạch, toàn bộ đều trực tiếp trên bề mặt giấy trắng mà vẽ dãy núi cây đá xanh mướt, sau đó mới phân chia thành từng mỏm núi đá khác nhau. “Tuyết sơn hồng thụ đồ” là dùng phương pháp vẽ này. Trong bức họa tuyết đọng dày đặc, phủ kín dãy núi trùng điệp, “sơn trai nhất nhân bằng lan nhi tọa, khê kiều hữu nhân kỵ lư nhi lai” (nhà trên núi có người dựa lan can ngồi, cầu qua suối có người cưỡi lừa đến). Một mảng tuyết trắng phủ dày xen kẽ giữa những màu xanh cây lá, điểm xuyến cho nhau, màu sắc tươi sáng, sắc thái tiên lệ, người xem sẽ thấy một tầm nhìn rộng mở, gột rửa bụi phủ nơi thế tục.

“Tuyết sơn hồng thụ đồ” – Tác giả Trương Tăng Diệu

Truyền thuyết “Vẽ rồng điểm mắt”

Trương Tăng Diêu cũng giỏi vẽ rồng, chim ưng, hoa cỏ v.v. Rồng trong bức tranh ông vẽ có thể dùng hai từ “thần diệu” để hình dung, thành ngữ “Vẽ rồng điểm mắt” chính là từ nơi này của Trương Tăng Diêu mà ra. Theo “Lịch đại danh họa ký – Quyển 7” ghi lại: Vào một năm, Trương Tăng Diêu tại Kim Lăng cao hứng mà vẽ lên tường bốn cong rồng, mỗi con rồng đều vẽ hết sức truyền thần (như thật), rất nhiều người tham quan rối rít tới xem, khen không dứt miệng. Nhưng có vài người cảm thấy, mặc dù những con rồng này đều vẽ hết sức sống động, như đang muốn bay lên vậy, nhưng “mỹ trung bất túc” (trong cái đẹp vẫn có chỗ khiếm khuyết) đó là bốn con rồng đều không có mắt. Vì thế có người đã thỉnh cầu Trương Tăng Diêu đem long nhãn điểm lên. Không ngờ nhận được câu đáp trả của ông: “Nếu như vẽ thêm mắt, rồng sẽ bay đi mất!”. Mọi người đều cảm thấy lời nói của ông rất hoang đường, không ai tin, cứ nhất mực yêu cầu điểm mắt cho rồng, cuối cùng ông không thể làm gì hơn ngoài việc vẽ thêm đôi mắt cho bốn con rồng. Kết quả khi ông vừa vẽ xong cho hai con rồng không lâu, sấm chớp cùng mưa gió cuồn cuộn đến, hai con cự long nhảy ra khỏi tường, đằng vân giá vũ hướng bầu trời bay đi. Mọi người vây quanh đều trợn mắt há mồm nhìn, mà hai con rồng không vẽ mắt vẫn ở lại trên vách tường.

(Ảnh: auction.artron)

Những câu chuyện tâm linh xoay quanh bức họa của Trương Tăng Diêu

Theo “Triêu dã thiêm tái” của Trương Tinh Trạc thời Đường ghi lại: Tại Nhuận Châu, Hưng Quốc Tự, chúng tăng khổ vì chim tu hú, chim bồ câu và các loại chim hoang dã đều đỗ lại trên xà nhà, phân chim thường xuyên làm dơ bẩn tượng Phật. Vì thế mời Trương Tăng Diêu đến vẽ một con chim ưng trên bức tường phía đông của sảnh chính, phía tây của vách tường vẽ một con chim cắt, hai con chim hai hướng đều ngước đầu nhìn lên hiên nhà. Kể từ đó, các loài chim tu hú và bồ câu đều sợ hãi mà không hề dám đến nữa. Thông qua sự việc nhỏ này có thể thấy được tài vẽ vượt bậc, linh động như thật của Trương Tăng Diêu.

Một phần trong “Ngũ tinh nhị thập bát tú thần đồ” – Trương Tăng Diêu

Người đời truyền rằng Tăng Diêu nổi tiếng với những câu chuyện mang tính tâm linh. Ví như câu chuyện trong “Lịch đại danh họa ký – Quyển bảy”: tại Giang Lăng có một ngôi chùa tên Thiên Hoàng xây vào thời Minh đế. Bên trong ngôi chùa có bách đường (điện chính). Tăng Diêu tại bách đường mà vẽ 12 vị triết nhân cùng Khổng Tử, Minh đế trách cứ ông: “Sao lại để Khổng thánh nhân vào trong ngôi tự của Phật giáo!”. Sau này thời Chu diệt toàn bộ Phật giáo, tiêu hủy tất cả các miếu tự phật giáo, duy chỉ có Thiên Hoàng tự vì tại bách đường có họa chân dung Khổng Tử mà không bị phá hủy.

Trương Tăng Diêu đã từng vẽ bức “Thiên trúc nhị hồ tăng đồ”, khi đó vừa đúng lúc Vương Hầu Hà Nam sai binh phản loạn. Trong suốt cuộc chiến, bức tranh bị hư hại, hai vị tăng nhân trong bức tranh bị chia rẽ, vị tăng nhân phía bên trái bức tranh bị Lục Kiên nhà Đường thu giữ. Về sau Lục Kiên lâm bệnh nặng, trong mộng gặp một tăng nhân nói rằng: “Ta có người đồng bạn, ly tán nhiều năm, hắn bây giờ ở Lý gia thành Lạc Dương, nếu ngươi có thể tìm được hắn, đem hai ta về chung một chỗ, chúng ta sẽ dùng pháp lực trợ giúp cho bệnh của ngươi.” Lục Kiên nghe theo lời và đến viếng thăm Lý gia Lạc Dương, quả nhiên có một nửa bức tranh vẽ một vị tăng nhân khác, Lục Kiên bèn mua lại và đặt hai bức tranh cạnh nhau. Không lâu sau, bệnh tình của Lục Kiên thực sự đã được chữa khỏi.

Một phần trong “Ngũ tinh nhị thập bát tú thần đồ” – Trương Tăng Diêu

Cư Điển Tịch có ghi lại các tác phẩm chính của Trương Tăng Diêu gồm có “Ngũ tinh nhị thập bát tú thần hình đồ”, “Lương vũ đế tượng”, “Hán vũ xạ giao đồ”, “Ngô vương cách vũ đồ”, “Hành đạo thiên vương đồ”, “Thanh khê cung thủy quái đồ”, “Ma nạp tiên nhân đồ” v.v. được ghi thành các quyển “Tuyên hòa họa phổ”, “Lịch đại danh họa ký”, “Trinh quan công tư họa sử”.

“Ngũ tinh nhị thập bát tú thần đồ” – Trương Tăng Diêu (Ảnh: pinterest)

Người ta cho rằng các tác phẩm của ông đang được lưu truyền hậu thế, ta có thể thấy “Tuyết sơn hồng thụ đồ” được bắt chước vẽ theo trong cuối thời nhà Minh và nó đang được cất giữ trong “Cố cung thư họa đồ lục”. “Ngũ tinh nhị thập bát tú thần đồ” có bản gốc lưu lại ở thời Đường, nay đang được lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ thuật thành phố Osaka Nhật Bản.

Theo epochtimes.com
Ảnh trong bài: epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Exit mobile version