Sài Gòn đầu thập niên 1920 qua ống kính của nhiếp ảnh gia Ludovic Crespin
Nam Minh
Một số hình ảnh về “hòn ngọc Viễn Đông” Sài Gòn đầu thập niên 1920 qua ống kính của nhiếp ảnh gia Ludovic Crespin
Hoàn cảnh lịch sử
Sau khi chiếm được Sài Gòn năm 1859, người Pháp khẩn trương lên kế hoạch xây dựng Sài Gòn trở thành một trung tâm quan trọng, cả về hành chính và kinh tế, văn hóa và giáo dục của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp, được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, hay “Paris nhỏ ở Viễn Đông”.
Sau hơn nửa thế kỷ xây dựng, Sài Gòn đã thay đổi, một thành phố phương Tây dần dần được hình thành, những con đường được thiết lập, biệt thự, đường phố, khu dân cư và chợ… được xây dựng. Sài Gòn phát triển vượt bậc, đứng đầu trong số các các thương cảng thuộc địa của Pháp.
Để thấy được cụ thể hơn sự phát triển của Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc, ta có thể dẫn ra một số liệu cụ thể: Theo báo Tiền Phong: Trong những năm trước Thế chiến II, GDP của Nam bộ bằng 160% của năm 1960 (Năm 1960, GDP bình quân đầu người của miền Nam là 223 USD), GDP bình quân đầu người của miền Nam là cao thứ hai ở châu Á, chỉ sau Nhật Bản. Nam bộ đã giàu có như vậy, làm sao thủ phủ của nó là Sài Gòn không giàu có và chắc chắn rằng Sài Gòn đã từng có một quá khứ đáng mơ ước.
Đôi nét về nhiếp ảnh gia Ludovic Crespin:
Ludovic Crespin (1873 – ?), là nhiếp ảnh chuyên nghiệp sống ở Sài Gòn khoảng cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20.
Ông có cơ sở thương mại tại số 136-138 rue Catinat (đường Đồng Khởi ngày nay) và có một phòng phim ở số 10 Boulevard Charner (đường Nguyễn Huệ).
Ông chụp nhiều bức ảnh về thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn trong những năm 1910-1920 và đã xuất bản bộ ảnh nổi tiếng tên là “Souvenir de Cochinchine et du Cambodge” (Lưu niệm về Nam Bộ và Campuchia).
Sài Gòn đầu thập niên 1920 qua ống kính của nhiếp ảnh gia Ludovic Crespin: