Đại Kỷ Nguyên

Rembrandt Harmenszoon – Danh họa bậc thầy về ánh sáng

Rembrandt Harmenszoon (1606-1669) là một họa sĩ và nghệ sĩ khắc bản in nổi tiếng người Hà Lan. Ông được coi là một trong những họa sĩ vĩ đại nhất trong lịch sử hội họa Hà Lan nói riêng và châu Âu nói chung. Các tác phẩm của Rembrandt đã đóng góp quan trọng vào Thời đại hoàng kim của Hà Lan thế kỉ 17. Ông là họa sĩ có tài thiên phú, lập nghiệp khi còn rất trẻ và rất sớm thành danh; trong cuộc đời ông gặp không ít thăng trầm và sóng gió, nhưng Rembrandt không bao giờ rời xa cây cọ và giá vẽ.

Di sản mà Danh họa Rembrandt để lại cho hậu thế thật đồ sộ: Với hơn 600 bức tranh sơn dầu, 1.300 bức tranh khắc, 2.000 bức phác thảo. Ông là thầy dạy vẽ của gần như tất cả các họa sĩ hàng đầu ở Hà Lan thế kỷ XVII.

“Chân dung tự họa của Rembrandt”Chất liệu: Sơn dầu. Ảnh:marketing-interactive.com

Người Hà Lan coi ông là một trong những người nổi tiếng nhất trong lịch sử dân tộc. Thế giới xếp ông ngang hàng với các danh họa Leonardo da Vinci, Michelangelo, Albreeht Durer, Paul Rubens, Eugene Delacroix, Anguste Rodin.

Không giống nhiều họa sĩ thời đó, ông không xuất thân từ một gia đình nghệ sĩ hay thợ thủ công; cha ông, Harmen Gerritszoon van Rijn (1568-1630), sở hữu một nhà máy xay xát. Mẹ của ông, Neeltgen Willemsdochter van Zuytbrouck (1568-1640), xuất thân từ một gia đình thợ làm bánh.

( chân dung tự họa Người thầy đầu tiên của ông là họa sĩ Jacob van Swanenburgh (1571-1638 ).Chất liệu: Sơn dầu .

May mắn được đào tạo bởi hai nghệ sĩ bậc thầy

Thuở nhỏ, Rembrandt theo học tại trường Latin ở Leiden, nơi các môn học chủ yếu là về Kinh Thánh và kinh điển. Sự nhấn mạnh của trường vào các kỹ năng cơ bản đã giúp tăng khả năng cho ông để phác thảo những họa tiết trong các bức tranh, bản vẽ, và các bản khắc của ông sau này.

Người thầy đầu tiên của Rembrandt là họa sĩ Jacob van Swanenburgh (1571-1638), người mà ông theo học trong khoảng ba năm. Với giáo sư van Swanenburgh, Rembrandt đã được học các kỹ năng hội họa căn bản. Van Swanenburgh chuyên vẽ các cảnh về địa ngục và thế giới ngầm, nên khả năng vẽ lửa và ánh sáng phản chiếu các vật xung quanh của ông thầy này có thể ảnh hưởng đến tác phẩm sau này của Rembrandt.

“Chân dung người đàn ông đang cầm găng tay”. Rembrandt. Chất liệu: Sơn dầu. (Ảnh: Metmuseum.org)

Giáo viên thứ hai của Rembrandt là Pieter Lastman (1583-1633) người Amsterdam, là một hoạ sĩ vẽ về lịch sử nổi tiếng và có thể ảnh hưởng lớn đến Rembrandt trong thể loại này, bao gồm việc vẽ các bức tranh từ các cảnh trong kinh thánh, lịch sử và những hình thức ẩn dụ trong các bối cảnh phức tạp.

Định hình phong cách, phân biệt sáng tối

Năm 1625, Rembrandt tới định cư ở Leiden, khi đó ông đã là một bậc thầy trong trường phái hội họa của mình, và trong sáu năm tiếp theo ông đã đặt nền móng cho sự nghiệp cả đời mình. Chính trong thời gian này, ảnh hưởng của Lastman đối với ông là rõ ràng nhất; ví như trong một vài trường hợp, Rembrandt đã phân chia lại những tác phẩm của ông thầy cũ và tập hợp chúng lại thành một bộ sưu tập của riêng mình, Về sau các học sinh của Rembrandt cũng thực hành loại công việc tương tự.

“Chân dung người đàn ông để râu”. Chất liệu: Sơn dầu. Ảnh: en.wikipedia.org

Những bức tranh của Rembrandt được tạo ra vào thời điểm này nói chung là nhỏ nhưng giàu chi tiết; chủ đề tôn giáo và gợi cảm được làm cho nổi bật. Đặc trưng của những tác phẩm chân dung của ông là được vẽ rất dày màu. Lối vẽ của ông giống như những họa sĩ trường phái cổ điển của Nga thời xưa. Các tác phẩm này khi nhìn xa thì họa tiết càng trở nên cuốn hút, mịn màng và rất bắt mắt. Cũng có một số tác phẩm ông vẽ theo xu hướng trường phái Tân Cổ Điển.

“Chân dung tự họa: Thời trẻ của Rembrandt “. Chất liệu: Sơn dầu trên sắt.

Phong cách của Rembrandt nhanh chóng tạo một bước ngoặt sáng tạo, liên quan đến việc sử dụng ánh sáng của ông. Lối vẽ mới của ông đã để lại những vùng bóng tối lớn trong bức tranh; ông giải thích rằng, ánh sáng tập trung sẽ nhanh chóng yếu đi khi nó mở rộng vào toàn bức tranh, tạo ra các điểm rất sáng và vùng bóng tối sâu.

Phiên gác đêm, 343 x 437 cm, 1642 Rambrandt. Chất liệu: Sơn dầu

Năm 1629, Rembrandt hoàn thành Bức Judas Repentant (hay còn có tên gọi khác là Phiên gác đêm) và trả lại các mảnh sáng bạc cho bức tranh, một lần nữa chứng minh rằng ông rất quan tâm đến việc xử lý ánh sáng. Một ví dụ khác là bức Tranh luận giữa Peter và Paul, trong đó các yếu tố sáng của bức tranh được nhóm lại với nhau và bao quanh bởi các cụm sắc màu tối hơn, thu hút mắt người xem đến một điểm nhấn chung trước khi đi vào để quan sát các chi tiết bên trong.

Cuộc tranh luận giữa Peter và Paul.  1628, Rembrandt. Chất liệu: Sơn dầu.

Trong tác phẩm Chúa trong cơn bão ở Hồ Galilee, Rembrandt đã từng coi mình như một môn đệ thứ 14 của chúa Giêsu.

Bức tranh mô tả phép lạ của Chúa Giêsu làm sóng dữ trên hồ Ga-li-lê dịu lại, như được mô tả trong chương thứ tư của Phúc Mác trong Tân Ước của Kinh Thánh Kitô Giáo. Đó là bức tranh duy nhất của Rembrandt vẽ về cảnh biển. Người ta tin rằng, bởi vì có mười bốn người trên thuyền, Rembrandt đã tự vẽ mình trên thuyền cùng với mười hai môn đồ và Chúa Giêsu. [1] Người thuyền viên đang nhìn về phía người xem tranh được cho chính là chân dung tự họa của Rembrandt.

Chúa trong cơn bão ở Hồ Galilee. Chất liệu: Sơn dầu , 1633

Từ năm 1628, Rembrandt bắt đầu tuyển học trò, và qua thời gian sự nổi tiếng của ông đã thu hút nhiều nghệ sĩ trẻ đến học tập. Chỉ có thể ước tính số học sinh của ông, vì bản đăng ký chính thức của học viên đã bị thất, nhưng người ta tin rằng trong quá trình làm thầy của mình, ông có tổng cộng khoảng năm mươi sinh viên.

Nổi tiếng với các bức vẽ chân dung

Giai đoạn ở tại Amsterdam, ông cũng vẽ rất nhiều bức chân dung được ủy thác, với sự giúp đỡ của các trợ lý khác nhau. Thời kỳ này giáo sư Van Swanenburgh đã dạy ông những kỹ năng cơ bản và truyền đạt kiến ​​thức cần thiết cho phát triển nghề nghiệp.  Rembrandt đã vẽ được nhiều tác phẩm có sức mạnh hơn những tác phẩm của các họa sỹ chân dung phổ biến ở Amsterdam vào thời đó; và ông đã nhận được nhiều khoản hoa hồng, mặc dù ông vẽ không giống lắm với nhân vật đời thực.

Chân dung của Nicolaes Ruts. Rembrandt. Chất liệu: Sơn dầu. (Ảnh: Wikimedia.org)
Chiến binh già. Rembrandt van Rijn, 1631. Chất liệu: Sơn dầu. (Ảnh: pinterest.com)

Tranh đề tài lịch sử của Rembrandt chịu ảnh hưởng của Lastman, người nổi tiếng vào thời điểm đó như một họa sĩ lịch sử, giúp cho Rembrandt nhận được kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết để làm chủ thể loại đó. Trong hệ thống thứ bậc của thế kỷ 17, gồm các thể loại khác nhau, tranh lịch sử giữ vị trí cao nhất, bởi vì nó đòi hỏi người họa sĩ phải nắm bắt được tất cả các chủ đề, từ cuộc sống, các giá trị văn hóa Thần truyền, động vật đến cao nhất là con người, trong các tư thế,hành động, biểu cảm và trang phục đa dạng. Bức ‘Samson bị đâm mù mắt là một ví dụ.

Samson bị đâm mù mắt (1636 ). Rembrandt. Chất liệu: Sơn dầu
Chân dung bé gái bên cửa sổ. Rembrandt. Chất liệu: Sơn dầu.

Chỉ tới khi 26 tuổi Rembrandt mới bắt đầu ký tên lên những tác phẩm của mình khi ông  cảm thấy mình đã có trình độ ngang hàng với các họa sĩ đàn anh, như Michelangelo (Michelangelo Buonarroti), Titian (Tiziano Vecellio), và Raphael (Raffaello Sanzio).

Chân dung tự họa Rembrandt (1606-1669), một bậc thầy hội họa Hà Lan, một trong những họa sĩ vĩ đại nhất. Chất liệu: Sơn dầu. (Ảnh: Artforkids.com.vn)

Những tác phẩm chân dung thành công nhất của ông gồm: , chân dung của Nicolaes Ruts, chân dung người đàn ông để râu. (Dutch, 1606-1669) Chân dung tự họa trong ‘Chúa trong cơn bão ở Hồ Galilee’ .Đây có thể được coi là một trong những tác phẩm thành công nhất của ông. Có thể thấy Rembrandt luôn quan tâm đến miêu tả những chi tiết họa tiết sống động về đôi mắt của các nhân vật. Vì vậy các nhân vật trong tranh của ông rất sống động và có hồn.

“Chân dung Alexander đại đế”. Chất liệu: Sơn dầu. (Ảnh: Printerest.com)

Một nhà viết tiểu sử của Rembrandt, Arnold Houbraken (1660-1719) cũng được ông vẽ chân dung. Năm 1718, Houbraken đã viết một cuốn tiểu sử sơ lược bao quát nhất của Rembrandt như là một nghệ sĩ thành công, cho dù nó đã được pha trộn với một số tình tiết không được kiểm chứng.

“Chân dung nhà viết kịch Arnold Houbraken” của Rembrandt. Chất liệu: Sơn dầu. (Ảnh: Mutualart.com)
“Chân dung cầu thủ chơi bóng”. Rembrandt. Chất liệu: Sơn dầu. (Ảnh: pinterest.com)

Cũng phải nói thêm rằng, sự phát triển của trường phái Nghệ Thuật Đương Đại trong khoảng từ đầu thế kỷ 19 đến thế kỷ 21 đã đưa nền Nghệ Thuật Chính Thống rơi vào thời kỳ khủng hoảng. Tất cả những danh họa bậc thầy cổ điển như Leonard De Vinci, Rembrandt, Canaletto, Ivan Kramskoi, Micheal Angelo..v.v…đều bị rơi vào giai đoạn bị lãng quên. Những người trung thành với nghệ thuật chính thống trở nên không còn đất sống, còn những thứ nghệ thuật mà có xem mãi cũng không ai hiểu là gì thì lại được một số kẻ lợi dụng trào lưu mà tôn sùng, khiến giá trị văn hóa thuần chính của nhân loại trượt dốc thảm hại. Đây không là việc xảy ra đơn thuần trong lĩnh vực hội họa  mà là trong xu thế toàn bộ các giá trị văn hóa và đạo đức của nhân loại đều bị băng hoại. Hội họa là phản ánh trung thực và rõ nét của sự suy thoái đạo đức này. Nếu các giá trị đạo đức của con người được nâng cao trở lại, thì các tác phẩm hội họa cũng sẽ theo đó mà quay trở lại với cái đẹp thuần chính, thiện lương. Và tranh vẽ của các bậc thầy cổ điển chắc chắn sẽ lại một lần nữa được tôn vinh.

Thiện Lương

Exit mobile version