Đại Kỷ Nguyên

Những cuộc đời ‘vượt lên nghịch cảnh’ đáng nể phục, nhưng không phải của người, mà của cây…

“Khả năng tự phục hồi”, “đứng dậy sau khi ngã”, “vượt lên nghịch cảnh” là một phẩm chất cao quý của bất cứ một sinh mệnh sống nào. Đã từng bị gục ngã trước hoàn cảnh khó khăn, để rồi “đứng dậy” trở lại với ý chí kiên cường và sức sống mãnh liệt hơn bao giờ hết, nói một cách đơn giản – đây là sức mạnh phi thường của nghị lực khi vượt qua những thử thách và hoàn cảnh gian nan!

Những cái cây này đã cho chúng ta thấy sức sống mãnh liệt, không đầu hàng trước nghịch cảnh. Thay vì để cho sự “gục ngã” tràn ngập trong tâm trí, thì sự dũng mãnh và bền bỉ của những cái cây này đã khiến chúng tìm thấy cho mình những con đường riêng để phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

1. “Cây đời sống” biểu tượng của Vườn Quốc gia Olympic, Washington. Chỉ bám vào đất nhờ những chiếc rễ mong manh nhưng cây vẫn tồn tại cùng năm tháng.

2. Một cái cây đã bị đổ gục nhưng nó đã “hồi sinh” trở lại từ những cành cây của nó, từ một cây chết gục mà đã “tái sinh” trở lại thành 4 cây.

3.Cây cọ này bị ngã sập nhưng nó đã phục hồi trở lại trong hoàn cảnh khó khăn

4.Cây xanh có tuổi thọ hơn 20 năm, sống ở trên tháp cao.

5. Cây Tung, Cây Knia ở đền Ta Prohm, Campuchia nổi tiếng với những bộ rễ cây không phải mọc lên từ đất … mà là từ trên không xuống – khi chim chóc tha hạt rừng tới ngôi đền rồi đánh rơi vương vãi. Chúng biết cách để vượt qua những khó khăn gặp phải trong quá trình sinh trưởng.

6. Với một trái tim dũng cảm khi phải liên tục hứng chịu những cơn gió mạnh khủng khiếp ở Slope Poin, New Zealand cách Nam Cực 4800 km, những rặng cây “bạt phong” này vẫn hiên ngang trước gió với “mái tóc” được vuốt ngược.

7. Từ một cái cây bị gục, giờ đây hai cành cây nhỏ bé của nó trước kia đã “thay đổi” trở thành những cái cây bình thường như bao cái cây khác trong cánh rừng.

8. Rễ cây đại thụ xâm chiếm từng khe giữa các viên gạch trên vỉa hè. Không những có thể sống mà cây còn có thể sống rất hùng dũng và mạnh mẽ.

9. Sự hồi sinh thần kỳ từ một thân cây bị chặt.

10. Khi nguồn cung dinh dưỡng trên mỏm đá vôi trở nên nghèo nàn và sắp phải đối diện với sự khô héo lụy tàn, thì cái cây này đã phát hiện ra một tia hy vọng có thể tồn tại đó là dùng hết sức lực để trồi rễ khỏi tảng đá rồi vươn rễ sang chỗ khác để lấy chất dinh dưỡng.

11. Sau thảm họa sóng thần ở Nhật Bản, gần 70.000 cây đã chết. Chỉ duy nhất cây xanh này vẫn sống và đang được bảo tồn. Bấy nhiêu đó đủ để nói lên sức sống mãnh liệt của nó.

12. Trên đỉnh vách đá cheo leo, chúng vẫn sống. Khó khăn thử thách chỉ làm chúng vững vàng thêm. 

13. Khi đã có một ý chí phi thường thì dù là xi măng hay là cốt thép thì cũng không thể ngăn cản nổi.

14. Tưởng chừng như không có một lối nào để phát triển tiếp tục nhưng cái cây này đã làm một điều phi thường mà những cái cây héo tàn bên dưới không thể làm.

15. Làm thế nào mà cái cây này có thể tồn tại trong hoàn cảnh xung quanh chỉ là hoang mạc khô cằn với những khối đá cứng rắn và nhiệt độ khắc nghiệt?

Hoàng Lâm (biên dịch theo Epoch Times France)

Xem thêm:

Exit mobile version