Đại Kỷ Nguyên

Những bức ảnh hiếm về người Mỹ bản địa cho thấy một lịch sử gần như đã bị lãng quên

Người Mỹ bản địa là một phần của lịch sử Châu Mỹ. Thời đại huy hoàng của họ đã qua từ lâu, nhưng thật may, nhiếp ảnh gia người Mỹ Edward S. Curtis với 20 năm hành trình để chụp ảnh của hơn 80 bộ lạc, đã lưu lại rất nhiều ký ức về một lịch sử gần như đã bị lãng quên.

Khi nhiếp ảnh gia người Mỹ Edward S. Curtis lần đầu tiên chụp ảnh người da đỏ bản địa vào năm 1906, ông đã không ngờ rằng đó chỉ là khởi đầu của hành trình dài tới 20 năm để chụp ảnh của hơn 80 bộ lạc.

Niềm đam mê của ông đối với người bản địa đã biến thành một bộ sưu tập của hơn 40.000 bức ảnh, được đặt tên là Người da đỏ Bắc Mỹ. Ngày nay, chúng là một bộ nhớ đầy ấn tượng về cuộc sống, văn hóa và cuộc đấu tranh của người Mỹ bản địa xưa kia.

Bộ lạc Navajo ở Canyon de Chelly, Arizona, năm 1904. (Ảnh: Edward S. Curtis / Thư viện Quốc hội)
“Dáng vẻ oai vệ”, bức chân dung chụp nửa người từ chuyến viếng thăm của các nhóm người Anh Điêng thuộc bộ lạc Apache, 1905. (Ảnh: Edward S. Curtis / Thư viện Quốc hội)

Wayne L. Youngblood, một tác giả, cho biết Curtis đã ở độ tuổi gần 30 khi lần đầu tiên chụp ảnh cho một phụ nữ người Mỹ bản địa, Công chúa Angeline, theo tờ The Dispatch.

“Cô ấy là Kickisomlo, con gái của Thủ lĩnh Seattle (Sealth) thuộc bộ lạc Suquamish, tên ông sau này đã được đặt cho thành phố”, Youngblood nói.

Chính điều đó đã khởi đầu niềm đam mê của Curtis đối với văn hóa của người Mỹ bản địa trên khắp nước Mỹ.

Cuộc trò chuyện, 1905. (Ảnh: Edward S. Curtis / Thư viện Quốc hội)

Theo trang web của Edward Curtis, Trong thời giữa năm 1900 và 1930, Edward Curtis đã đi sâu vào các lãnh thổ của người Anh Điêng và sống cùng hàng chục bộ lạc bản địa.

Ông đã nắm bắt được cách sống xác thực của hơn 80 nền văn hóa bản địa, tạo ra hơn 40.000 bức ảnh âm bản, 10.000 bản ghi hình, 4.000 trang văn bản nhân học, và một bộ phim dài bằng cỡ phim truyện. Sự cống hiến của ông đạt đến đỉnh cao khi sản xuất bộ ảnh ‘The North American Indian (Người Anh Điêng vùng Bắc Mỹ)’, một dự án nhiếp ảnh lớn và đắt tiền nhất từng được thực hiện.

Những người đứng đầu bộ lạc Sioux, 1905. (Ảnh: Edward S. Curtis / Thư viện Quốc hội)
Những người hái lượm trái cây thuộc bộ lạc Saguaro, Maricopa, Arizona, 1907. (Ảnh: Edward S. Curtis / Thư viện Quốc hội)
(Ảnh: Edward S. Curtis / Thư viện Quốc hội)

Curtis cũng đã chụp nhiều bức ảnh về cuộc đua đi tìm vàng ở vùng Alaska và Yukon năm 1897.

Chính trong chuyến đi mang tính thám hiểm này, Curtis đã phát hiện ra niềm đam mê của chính mình trong việc ghi chép lại những cách sống của người bản địa. Trong thời gian này, ông đã tham gia vào phong trào Báo ảnh, là điều có ảnh hưởng ngày càng lớn đến công việc của ông.

Thủ lĩnh cô đơn của bộ lạc Cheyenne, 1927. (Ảnh: Edward S. Curtis / Thư viện Quốc hội)
(Ảnh: Edward S. Curtis / Thư viện Quốc hội)

Trong khoảng thời gian từ năm 1900 đến 1915, Curtis dành hầu hết thời gian của mình cho dự án nghiên cứu cuộc sống và văn hóa của người Mỹ bản địa, với thời gian dành cho việc vẽ chân dung trong phòng tranh ngày càng giảm.

Và sau đó, ông đã nỗ lực để hoàn thành và xuất bản bộ sách ‘Người Anh Điêng vùng Bắc Mỹ’, và tham gia một loạt phim hoạt hình của Hollywood.

Quan sát, 1905. (Ảnh: Edward S. Curtis / Thư viện Quốc hội)
Người Anh Điêng có biệt danh “Thỏ chạy” (Running Rabbit), 1900. (Ảnh: Edward S. Curtis / Thư viện Quốc hội)

Đôi nét về Edward S. Curtis

Curtis sinh ở Wisconsin năm 1868, là con trai của cựu chiến binh Nội chiến Reverend Johnson Curtis. Curtis và anh chị em của ông lớn lên trong cảnh nghèo khó, với cả gia đình thỉnh thoảng phải di chuyển trong nhiều ngày, hoặc thậm chí nhiều tuần vào những thời điểm sự sinh tồn chỉ dựa vào những củ khoai tây. Tuy nhiên, Reverend Curtis và vợ ông là Ellen đã gắng để nuôi sống gia đình có bốn đứa con; trong đó Edward là người con thứ hai.

Một đám cưới, bộ lạc Qagyuhl, (1914). (Edward S. Curtis / Thư viện Quốc hội)

Trước ngày sinh nhật thứ năm của ông, gia đình ông chuyển đến vùng nông thôn Cordova, bang Minnesota, nơi cha ông tiếp tục làm một công việc của một nhà truyền giáo lưu động. Mặc dù Curtis đã tiếp xúc với những người Anh Điêng da đỏ khi ông lớn lên ở Minnesota, nhưng hầu hết cảnh sống truyền thống của người Anh Điêng đã biến mất trước khi ông và gia đình đến đó vào những năm 1870, và ông không có tiếp xúc nào với các tài liệu ghi chép cụ thể về cuộc sống của người Mỹ Anh Điêng trong thời gian ông ở đó.

Cô gái thuộc bộ lạc Wisham, 1910. (Ảnh: Edward S. Curtis / Thư viện Quốc hội)
Ba người Anh Điêng thuộc bộ lạc Piegan cùng bốn con ngựa đứng trên sườn đồi ven sông, năm 1910. (Ảnh: Edward S. Curtis / Thư viện Quốc hội)
Một người đàn ông thuộc bộ lạc Crow, biệt danh “Lies Sideway”, 1908. (Ảnh: Edward S. Curtis / Thư viện Quốc hội)
Yurok – Vùng nước yên tĩnh, 1923. (Ảnh: Edward S. Curtis / Thư viện Quốc hội)

Gia đình Curtis sau đó buộc phải di chuyển đến một nơi ấm áp hơn, hướng đến phía Tây Bắc, nơi giáp với Thái Bình Dương.

Theo tiểu sử của ông, thì việc chuyển nhà đến khu vực Puget Sound gần với Seattle sau đó đã đóng một vai trò quan trọng trong mối quan tâm của Curtis đối với người da đỏ châu Mỹ. Tuy nhiên, lúc ban đầu Curtis không thể theo đuổi tình yêu của ông đối với nhiếp ảnh. Sức khỏe của cha ông đã bị suy yếu thêm sau cuộc hành trình, và ông đã chết không lâu sau khi tới nơi ở mới. Trách nhiệm tìm kiếm thu nhập cho gia đình chủ yếu rơi lên vai Edward. Trong nhiều năm, gia đình ông đã phải sống một cuộc sống vật lộn để sinh tồn; Edward và em trai ông là Asahel phải đi kiếm cá và thu hái rau quả. Đôi khi các công việc mang tính thời vụ cũng có; đến năm 1890, gia đình ông đã xoay sở để mua được một ngôi nhà nhỏ.

Người Anh Điêng săn đại bàng thuộc bộ lạc Hidatsa, 1908. (Ảnh: Edward S. Curtis / Thư viện Quốc hội)

Theo Ingrid Longauerova và Jack Phillips (theepochtimes.com)

Hòa Bình biên dịch

Video được xem nhiều:

Hành trình đi đến cõi âm gian sau khi người ta chết đi: qua 7 ải vào 6 nẻo luân hồi

Exit mobile version