Đại Kỷ Nguyên

Nghệ thuật về những giấc mộng trong hội họa phương Tây: sự huyền bí của thế giới tâm linh

Cõi mộng của người là giống nhau, nó thường đưa chúng ra rời khỏi những không gian quen thuộc mà đến một ảo ảnh cùng trải nghiệm bất ngờ ở đó. Những giấc mơ luôn luôn hấp dẫn. Đối với thế giới tâm linh trong giấc ngủ là một chủ đề mà những nhà nghệ thuật gia mong muốn mô tả, điểm đặc biệt của thế giới này là người ta có thể tùy ý suy nghĩ về những điều tưởng chừng như không thể nào xảy ra trong thế giới hiện thực này.

Trong nghệ thuật phương Tây cổ xưa, giấc mộng thường mang hàm ý về đức tin và sự liên thông đến cảnh giới tâm linh cao hơn của linh hồn. Khi chìm vào giấc mộng, có nhiều người sẽ thấy thế giới thiên quốc, hay nhận được mệnh lệnh hoàn thành sứ mệnh của thế giới bởi Thượng Đế. Bởi vì những giấc mộng không thuộc về thân thể tội lỗi, người xưa cho rằng người trong mộng so với người ngoài đời thường được tiếp xúc gần hơn với chân lý vũ trụ.

Ngoài vấn đề về đức tin, những người nghệ sĩ thường sử dụng những giấc mơ để thể hiện thần thoại hay những câu truyện ngụ ngôn, đặc biệt là những nghệ thuật gia lãng mạn, họ thường bắt lấy hình ảnh lúc mộng. Còn có nhiều nghệ sĩ thường xem ác mộng là một đề tài…Bất luận hình thức biểu hiện thế nào, những tác phẩm nghệ thuật này thường gây được ấn tượng và truyền cảm hứng đến cho khán giả.

Tiên đoán trong mộng

Trong sách đại tiên tri “Cựu Ước Thánh Kinh” – Thế kỷ thứ 6 có ghi chép lại: vua Nebuchadnezzar của Babylon vì quên mất một dị tượng ở trong mộng mà khiến ông bực dọc trong tâm, ông mời một nhà tiên tri đến để giải thích giấc mơ đó cho mình. Nhà tiên tri thỉnh cầu ông gợi ý và giải thích giấc mơ của ông rằng ông đã gặp một pho tượng lớn, đầu bằng vàng, cánh tay và ngực bằng bạc, bụng và đùi bằng đồng, chân bằng sắt, bàn chân bằng bùn và sắt. Một khối đá lớn văng đến đập vào phần chân nửa bùn nửa sắt của bức tượng khiến nó vỡ nát, cùng với vàng, bạc, đồng, sắt, bùn đều bị vỡ nát. Hòn đá đập vỡ tượng thạch ấy bỗng biến thành một ngọn núi lớn, lấp đầy thế giới.

Sự mô tả giấc mơ với lời tiên tri trên, được vẽ vào thế kỳ thứ 10 – “The Dream of King Nebuchadnezzar”

Tiên đoán của ông có một sự tương ứng tuyệt vời với lịch sử thực tại của nhân loại. Daniel giải thích, 5 bộ phận của bức tượng đại biểu cho sự hưng thịnh của đế quốc Babylon. Nebuchadnezzar là vương của hoàng kim, thần an bài trở thành vua của Babylon. Sau đế quốc Babylon, sẽ phân thành nước Mê – đi và Ba Tư, Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại. Khi La Mã đế quốc diệt vong, lãnh thổ vừa vặn tạo thành 10 vương quốc (10 ngón chân).

Daniel còn nói, hai chân đại biểu cho vương quốc thứ 5 “Antichrist”, người gây ra những cuộc đàn áp cho Thiên Chúa, vì thế nó mới bị “phá vỡ diệt chủng”.

Dẫn dắt về thế giới thần linh

Trong Cơ Đốc giáo, một số sự tích thánh đồ thường dẫn dắt con người theo thần linh trong mộng, vị thần trong mộng cũng sẽ tiết lộ tin tức gì đó cho họ. Giotto được khen là “Cha đẻ của hội họa Châu Âu”, bức họa “Truyền thuyết các Thánh Phương Tể: 3. Cung điện trong mộng” (Legend of St Francis: 3. Dream of the Palace) được vẽ vào năm 1297 đến 1299 của ông khắc họa một cung điện tràn đầy nhũng vũ khí quân sự cùng một lá chắn treo trên tường theo giấc mơ của một thánh đồ tên Francis trong Cơ Đốc giáo.

Lúc đó trong mơ có âm thanh nói: “Tất cả những thứ này đều là binh khí của các người”. Thánh đồ Francis nói rằng đây là lời kêu gọi của Thiên Chúa với anh ta, không phải là chuyện chiến tranh nơi thế tục, mà là một trận giao chiến tâm linh. Ở một lần khác trong giấc mộng, có vị thần còn muốn anh ta “đi theo chủ nhân” hay “trở lại nơi đã sinh ra”.

“Truyền thuyết các Thánh Phương Tể: 3. Cung điện trong mộng” (Legend of St Francis: 3. Dream of the Palace)

Giotto cũng vẽ một bức trên mang tên “Giấc mơ của Joachim” (The Dream of Joachim), trong bức tranh xuất hiện một vị thiên sứ hướng đến chỗ Joachim, đưa đến tin tức về người vợ Anne của anh đã sinh hạ con gái Maria (Thánh Mẫu).

“Giấc mơ của Joachim” (The Dream of Joachim)

Ngoài ra còn có một miêu tả trong “Kinh Thánh – Ký sự sang thế giới” là một người chăn cừu mệt mỏi tên Jacob, anh đang nghỉ ngơi tại Harlan, trong mộng nhìn thấy một chiếc thang bắc lên trời, các thiên thần di chuyển lên chiếc thang. Sau khi tỉnh lại, Jacob thề sẽ dựng một bàn tế đàn bằng đá, ông gọi chỗ này là “Bethley” (Nhà của Thiên Chúa).

Dưới đây là “Giấc mơ của Jacob” được mô tả trong ba bức tranh của ba nghệ sĩ khác nhau:

Nicolas Dipre (1495—1531)-(Jacob’s Dream)
José de Ribera -(Jacob’s Dream), năm 1639
Ary de Vois vẽ từ năm 1660 đến năm 1680(Jacob’s Dream)

“Giấc mơ của St Ursula” được mô tả bởi người họa sĩ thời Phục Hưng Venice Vittore Carpaccio, bức tranh là giấc mộng của một thánh đồ biết trước cái chết. St Ursula là một công chúa của Brittany, bà đã lãnh đạo 11.000 trinh nữ Cơ Đốc giáo đến La Mã hành hương, kết quả họ bị tàn sát một cách man rợ bởi những kẻ xấu. Hình dáng ngủ say trên chiếc giường nhỏ giản dị trong suốt, thiên thần đứng giữa cánh cửa mang tính biểu tượng, ám chỉ cái chết sắp đến của nàng.

Vittore Carpaccio -(The Dream of St Ursula)

Những ví dụ khác về các bức họa giấc mơ tôn giáo

Trong bức tranh dưới đây, vua Philip II của Tây Ban Nha mơ thấy ông cùng giáo hoàng La Mã và thống đốc Venice quỳ lạy trước chúa Giêsu (IHS). Bức tranh này có lẽ là để kỷ niệm năm 1571 trận chiến đánh bại Thổ Nhĩ Kỳ của em trai vua Philip II là Lebanto. Giáo đồ Thổ Nhĩ Kỳ đang bị nuốt chửng bởi một con mãnh thú đáng sợ (tượng trưng cho địa ngục).

Adoration of the Name of Jesus (The Dream of Philip II) – El Greco
Đức Chúa Trời đã đến giấc mơ của Solomon để ban cho Ngài trí huệ tuyệt vời. Không rõ niên đại của bức tranh
Lễ Phục Sinh và Hòa Bình trong mộng – Kepple, sáng tác năm 1899

Mỗi khi bước chân vào Viện Bảo tàng, vẻ đẹp của những sáng tạo nghệ thuật bất tận có thể làm cho chúng ta hấp thu được những tinh hoa. Qua những giấc mộng người ta có thể tùy ý suy nghĩ về những điều tưởng chừng như không thể nào xảy ra trong thế giới hiện thực này.

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Exit mobile version