Đại Kỷ Nguyên

Nghe lại bản gốc tuyệt đẹp: Chuyện tình cây vĩ cầm ngân lên gắn với con tàu định mệnh Titanic

Nghe lại bản gốc tuyệt đẹp là loạt bài qua đó chuyên mục Nghệ Thuật của Đại Kỷ Nguyên trân trọng dành tặng quý độc giả những ca khúc gốc bất hủ của các phiên bản tiếng Việt mà khán giả Việt Nam vốn say mê, nhưng có thể chưa biết đến sự hiện diện của những bản gốc lộng lẫy và câu chuyện lịch sử đầy xúc động xung quanh của chúng… Chúc quý độc giả những giây phút thưởng thức đầy thú vị và thăng hoa…

Có độc giả đã viết cho Đại Kỷ Nguyên khi đến với loạt bài Nghe lại bản gốc tuyệt đẹp, rằng:

“Đến ngày hôm nay, thế giới lại gần được nhau hơn, thì chúng ta phải cảm ơn tầm quan trọng và sức lôi cuốn của Âm nhạc, mà bất cứ một dân tộc nào đều có thể, qua những nhạc phẩm bất hủ của mình, mang mọi người lại gần nhau, hòa cùng một trái tim, dù ở góc phố nào trên thế giới”.

Nhắc tới Titanic người đời có thể cảm thấy đau nhói con tim. Con tàu định mệnh chìm xuống đại dương mang theo biết bao nhiêu cuộc đời, bao nhiêu số phận. Trong đó là một câu chuyện tình của vị nhạc trưởng dàn nhạc cùng tiếng Violin cho bản nhạc cuối cùng.

Câu chuyện có thật về con tàu Titanic chìm đã mang theo cây vĩ cầm cùng câu chuyện tình yêu của người nhạc trưởng với vị hôn thê, người đã tặng ông cây đàn vĩ cầm ấy nhân ngày đính hôn của hai người. Đó chính là nhạc trưởng Wallace Hartley. Ông là người chỉ đạo dàn nhạc 8 nhạc công cùng chơi bản nhạc thánh ca nổi tiếng “Nearer, My God, To Thee” (Gửi Người, con đang tới gần hơn với Chúa) khi chiếc tàu huyền thoại Titanic đang chìm dần. Bản nhạc này đã được chơi trên boong tàu Titanic sau khi đâm vào tảng băng trôi, và hàng ngàn hành khách đang hoảng loạn tìm cách sống sót. Là tiếng nhạc trấn an mọi người, trấn an những người chơi nhạc, như lời an ủi của Chúa với những đứa con của Ngài đang gặp nạn.

Khi người ta tìm thấy thi thể Wallace, ông đang ôm chặt chiếc đàn đã cho vào bao da. Ông đã muốn bảo vệ cây đàn, món quà tình yêu duy nhất của mình khi ra đi sang thế giới khác.

Tiếng nhạc trầm buồn, da diết vang lên khiến người nghe trên quảng trường sững sờ trong phiên bản Andre Rieu cùng dàn nhạc của ông trình tấu. Những giọt nước mắt của khán giả không thể không rơi:

Wallace Hartley- câu chuyện về lòng dũng cảm khiến nhiều người tôn kính

Hình ảnh thật của Wallace cùng chiếc đàn kỷ niệm tình yêu của ông (Ảnh: wordpress.com)

Titanic là con tàu lớn, hiện đại, lộng lẫy và sang trọng nhất lúc đó, Titanic mang theo tham vọng thống trị tuyến đường biển xuyên Đại Tây Dương của công ty sở hữu nó, hãng vận tải biển The White Star Line. Tuy nhiên, trong chuyến hành trình vượt Đại Tây Dương là đầu tiên và cũng là cuối cùng của nó vào tháng 4 năm 1912, Titanic đã đắm do đâm vào một tảng băng trôi, khiến hơn 1.500 người tử nạn. Vụ đắm tàu này đã đi vào lịch sử như là vụ tai nạn hàng hải nghiêm trọng nhất trong thời bình.

Cho tới hơn 100 năm sau, người ta mới tìm thấy cây vĩ cầm của vị nhạc trưởng của con tàu có tên là: Wallace Hartley và dần hé mở những điều bí ẩn về con người ông.

Những người sống sót kể về ông như một anh hùng. Trong những phút đầu tiên khi con tàu Titanic đâm phải tảng băng trôi vào ngày 14/4/1912, khi ấy Wallace Hartley mới 24 tuổi, ông được lệnh triệu tập ban nhạc và chơi đàn để giúp những vị hành khách bình tĩnh trước cơn hoảng loạn.

(Ảnh: Pinterest)

Ông cùng ban nhạc đã chơi những bản nhạc bằng cả một tâm thái bình an để trấn tĩnh mọi người, và bản nhạc được lựa chọn cất lên chính là: “Nearer, My God, To Thee” – Gửi Người, con đang tới gần hơn với Chúa.

Những con người sống sót được đưa lên thuyền cứu hộ vẫn ngoảnh mặt lại để nhìn ban nhạc chơi trên boong tàu với sự điềm tĩnh và hăng say.

Họ như thể chẳng còn gì là lo sợ, họ chơi bản nhạc mà trong lòng như được Chúa dẫn đường trở về. Sự dũng cảm của họ vẫn miệt mài mang theo âm thanh từ thiên đường cho tới lúc con tàu chìm xuống.

Khi con người ta cận kề với cái chết, thì đức tin được thắp sáng bằng bản thánh ca. Đó chính là lúc, con người ta nhẹ nhàng nhắm mắt ra đi trong âm thanh của thiên đường. Đón nhận cái chết không một chút sợ hãi. Bởi trong họ là niềm tin ở Chúa, Người đón nhận họ ở bên kia của con đường.

Thân xác nhạc trưởng Hartley và 7 thành viên trong ban nhạc, cùng hơn 1.500 hành khách, thủy thủ đoàn đã chìm xuống dưới đáy đại dương cùng con tàu huyền thoại rạng sáng ngày 15/4, nhưng linh hồn họ đã trở về với Chúa.

Bản nhạc trong phim Titanic khi Wallace bắt đầu chơi bản nhạc để đón nhận cái chết đang tới gần:

Ngày diễn ra lễ tang của ông, ngày 18 tháng 5 năm 1912. Một ngàn người tham dự lễ tang của Hartley, trong khi khoảng 30.000-40.000 người đã xếp hàng theo con đường rước lễ tang lễ của ông.

Hartley được chôn cất tại nghĩa trang Keighley Road, Colne, nơi có một bia mộ cao 10 feet (3,0 m), có chứa một cây đàn violin khắc ở gốc của nó, được dựng lên để tôn vinh ông.

Một đài tưởng niệm cho Hartley, đứng đầu bởi bức tượng bán thân của ông, được dựng lên năm 1915 bên ngoài thư viện thị trấn. Đài tưởng niệm được ghi: Wallace Hartley.

(Ảnh: WordPress.com)

Cây vĩ cầm hé mở về chuyện tình buồn của nhạc trưởng dũng cảm Hartley

Vào tháng 3 năm 2013, sau hai năm phân tích, thay mặt cho các nhà đấu giá Henry Aldridge & Son. Qua bảy năm thu thập bằng chứng của nhà đấu giá dựa trên Wiltshire, người ta đã đưa ra thông báo rằng cây vĩ cầm mà được thấy trên gác mái của người đàn ông người Anh bên trong một chiếc hộp bằng da có chữ tắt là “WHH” là dụng cụ được sử dụng bởi Hartley.

Chiếc đàn có dòng chữ khắc: Tặng Wallace nhân dịp lễ đính hôn của chúng ta. Em Maria.”

Trên cây vĩ cầm được cho là của Đức sản xuất có gắn một bản khắc có nội dung: “Tặng anh Wallace nhân dịp đính hôn của chúng ta-Em Maria”

Cây đàn được khẳng định là món quà của vị hôn thê có tên là Maria Robinson dành cho hôn phu của mình trong ngày lễ đính hôn. Đây là món quà đính ước của hai người. Là kỉ vật tình yêu của họ.

Chính vì điều đó, mà người ta vô cùng xúc động nói rằng, ngày tìm thấy thi thể ông, trên tay ông ôm chặt chiếc đàn đã được cho vào bao da. Điều này minh chứng cho việc ông muốn bảo vệ cây đàn, món quà tình yêu duy nhất của ông tới lúc chết.

Ông mang theo tình yêu của mình chìm xuống đáy của đại dương. Còn bà Maria Robinson cũng mang trọn tấm chân tình thủy chung cho tới khi chết. Bà không dành tình yêu của mình cho một người nào khác ngoài Hartley, sống trọn với mối tình đẹp tới lúc vĩnh viễn dời bỏ cuộc đời.

Với Maria cây đàn lúc này là sợi dây kết nối giữa tình yêu của bà với vị hôn phu của mình. Nên bà đã nâng niu giữ gìn cho tới sau này.

Câu chuyện về cây vĩ cầm cùng bản nhạc thánh ca đi cùng với tình yêu buồn của vị nhạc trưởng con tàu Titanic đã là nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm nghệ thuật sau này. Một tình yêu chung thủy nhưng lại có cái kết buồn làm nên thiên tình sử huyền thoại gắn liền với con tàu mang tên Titanic định mệnh.

Tịnh Tâm – Hà Phương

Exit mobile version