Đại Kỷ Nguyên

Một số tác phẩm nổi bật của Hans Holbein, họa sĩ vẽ chân dung vĩ đại nhất thế kỷ 16

Hans Holbein là họa sĩ người Đức với lối vẽ theo phong cách Phục hưng phương Bắc, được coi là một trong những họa sĩ vẽ chân dung vĩ đại nhất của thế kỷ 16. Ông rất giỏi trong việc sử dụng phép ẩn dụ để làm cho bức tranh không chỉ đáp ứng yêu cầu của khách hàng mà còn truyền đạt những suy nghĩ và lời khuyên cá nhân của nghệ sĩ cho con người thế gian.

Nhưng giống như tất cả các họa sĩ thời Phục hưng, Holbein bắt đầu sự nghiệp của mình với các chủ đề tôn giáo. Những tác phẩm đầu tiên này cho thấy ảnh hưởng của các họa sĩ người Đức như Dulle, Grunewald và Hans Baldung Grien. Sau đó Holbein đã cân bằng sự khác biệt giữa phong cách hội họa phía Bắc và phía Nam thời Phục hưng.

Dưới đây là các tác phẩm nổi bật của ông:

The Oberried Altarpiece”

“The Oberried Altarpiece” được đặt hàng bởi Ủy viên hội đồng thành phố Hans Oberried, ông quyên góp cho tu viện Carthusian. Trong quá trình cải cách tôn giáo, phá hoại những biểu tượng tôn giáo, bức hình trên bàn tế lễ đã bị phá hủy một phần. Phần tranh may mắn còn sót lại được chuyển đến Nhà thờ Freiburg vào năm 1929.

“The Oberried Altarpiece” bên phải là hình ảnh người chăn cừu được thiên sứ chỉ dẫn tới thăm chuồng ngựa nơi Chúa Giê-su giáng sinh. Tuy nhiên, khung cảnh không phải là chuồng ngựa quen thuộc với các tín đồ. Mà đây là một tòa nhà Phục hưng Ý cùng kiến trúc nghiêm ngặt và tuyệt đẹp, đá cẩm thạch nhiều màu sắc và chạm khắc trên tường tinh tế. Một di tích kiến ​​trúc Gothic có thể được nhìn thấy đằng sau bức tranh. Mặc dù các tòa nhà hình vòng cung này chưa hoàn thiện, nhưng chúng tinh tế hướng tầm nhìn của người xem đến chủ đề xa hơn.

Hình ảnh chính của bức tranh rõ ràng tập trung vào Thánh Anh Giê-su. Đây cũng là phần sáng nhất của bức tranh, cho thấy sự phi thường của Thánh Anh. Ánh sáng của em bé được phản chiếu trên khuôn mặt và bàn tay của Đức mẹ Maria.

“The Oberried Altarpiece” năm 1521, 230 x 110 cm (Ảnh: epochtimes)

Thông qua sự tương phản ánh sáng và bóng tối phía sau Đức mẹ Maria, những cột đá tạo thành một đường di chuyển về phía trên bên trái. Các vòm mái hướng lên bầu trời xa, mặt trăng cùng mây bị che phủ một nửa. Họa sĩ dường như sử dụng kỹ thuật này để chỉ ra mối liên hệ giữa các sự kiện của con người và bầu trời xa xôi – Thánh Anh đã được gửi đến từ thiên đàng. Trong bối cảnh đêm tối, họa sĩ vẽ chân dung của người sẽ nhận được sự tôn kính và thờ phượng trong tương lai.

Tác phẩm trình bày một sự kết hợp của nghệ thuật Gothic và nghệ thuật Phục hưng. Nghệ thuật Gothic thường thể hiện thế giới của các vị thần, để luôn được nhắc nhở về sự nhỏ bé của thế giới trần tục con người với thế giới thần linh là cao siêu, vô cùng tươi sáng và vĩ đại. Trong khi đó nghệ thuật Phục hưng theo đuổi chủ nghĩa nhân văn, họ tin rằng Chúa tạo ra con người, thế giới nên lấy con người làm trung tâm.

Chỉ vì với sự thay đổi của thời đại, sự suy giảm đức tin và sự suy giảm đạo đức, con người ngày càng ngày càng coi trọng cái tôi, vị kỷ. Tầm quan trọng của họ thậm chí còn vượt quá sự tôn trọng dành cho Thiên Chúa. Ảnh hưởng này dần được phản ánh trong chủ đề hội họa trong tương lai. Từ bày tỏ Thiên Chúa đến bày tỏ vinh quang và hạnh phúc của thế giới, đến việc thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, phẩm chất cá nhân và thẩm mỹ chủ quan của nghệ sĩ, có thể nói rằng đó là một con đường tất yếu và khó mà quay đầu của sự phát triển nghệ thuật phương Tây.

“Darmstadt Madonna”

Hans Holbein sáng tác ra bức họa “Darmstadt Madonna” khi ông 30 tuổi, đây là tác phẩm của một gia đình tư nhân sử dụng làm bức họa trên bàn tế đàn. Khách hàng là Jakob Meyer zum Hasen, cựu thị trưởng thành phố Basel. Trong bức tranh, Đức mẹ Maria đứng trước mái vòm hình vỏ sò, gần như không có khoảng cách với thị trưởng Hasen và gia đình ông. Giống như một gia đình quây quần bên nhau. Đây là điều hiếm thấy trong các bức tranh tôn giáo, nó được sắp xếp theo yêu cầu của khách hàng.

Đức mẹ Maria bế con trên tay, chiếc khăn choàng của nàng rủ xuống và rơi xuống vai thị trưởng Hasen. Biểu tượng về phước lành của Đức mẹ đã dần trở nên phổ biến trong nghệ thuật phương bắc đầu thế kỷ XV.

Gia đình Hasen quỳ dưới Đức mẹ, với thị trưởng Hasen, vợ và con trai ở bên trái, con gái ở bên phải. Sau khi xem xét qua các máy móc đo đạc hiện đại, các chuyên gia kết luận rằng tác phẩm được hoàn thành vào năm 1526 và sau đó được đưa trở lại phòng vẽ của Holbein vào năm 1528 để sửa đổi lại một chút.

“Darmstadt Madonna”, 159 x 103 cm, Phòng trưng bày Old Masters, Dresden (Ảnh: epochtimes)

Bức họa được thay đổi lại có phần nền là dây leo cây bồ đào, đây là một biểu tượng của sự khó khăn, gian nan, tượng trưng cho Giê-su vì con người mà chịu khổ.

Cậu bé trước bức tranh là con trai của thị trưởng đã qua đời. Một số nhà phân tích tin rằng bức tranh là con trai của thị trưởng: bởi vì con trai cả đã chết, thị trưởng có thể được ban phước cho người con trai tiếp theo, yêu cầu họa sĩ vẽ nó nằm trong vòng tay của Đức Mẹ. Trên thực tế, bức tranh này chỉ phản ánh những vấn đề bắt đầu xuất hiện trong đức tin. Mặc dù niềm tin rằng Thiên Chúa có thể ban phước lành, nhưng mọi người dần dần coi Thiên Chúa là đối tượng để đòi hỏi và trốn tránh tội lỗi là mục đích của đức tin vào Thiên Chúa.

Phiên bản được chỉnh sửa “Darmstadt Madonna”, 159 x 103 cm, Phòng trưng bày Old Masters, Dresden (Ảnh: epochtimes)

“Lais of Corinth”

Bức tranh này mô tả một vị danh kỹ Hy Lạp trong thế kỷ 4 trước Công nguyên (danh tính được đề ở dưới bức tranh). Theo hồ sơ ghi chép lại, nàng là người có vẻ đẹp phi thường, tài hùng biện và trí thông minh tuyệt vời.

Từ góc nhìn của sự thể hiện của bức tranh, tác phẩm rõ ràng bị ảnh hưởng bởi phong cách nghệ thuật của Ý và Pháp. Rất có khả năng Hans Holbein đã quan sát các kỹ thuật vẽ tranh tường của Bologna ở Ý, phương pháp làm nhòe của Da Vinci cũng được sử dụng trong bức tranh. Người ta nhất trí nhận ra rằng họa sĩ sử dụng nền của rèm cửa màu xanh đậm để tinh tế làm nổi bật màu da của nhân vật, đây là một kỹ thuật rất độc đáo. Chất liệu vải mỏng manh và kiểu dáng của cơ thể có thể làm nổi bật khí chất tuyệt đẹp của khuôn mặt trái xoan. Toàn bộ bức tranh đầy vẻ đẹp, tỉ mỉ và thanh lịch.

“Lais of Corinth”, 1526, 34,6 x 26,8 cm (Ảnh: epochtimes)

“Danse Macabre”

“Danse Macabre” là một loạt các bản in khắc gỗ được thực hiện bởi Holbein vào khoảng năm 1562. Trong thời kỳ hỗn loạn của các phong trào chính trị và tôn giáo, những tác phẩm như vậy không chỉ có thể giáo dục người dân, mà còn rơi vào cuộc tấn công tôn giáo.

Có một câu nói ở phương Tây: từ khi sinh ra sinh mạng như đồng hồ cát bắt đầu cạn kiệt, có nghĩa là con người bắt đầu chết ngay khi họ được sinh ra. Chủ đề của cảnh báo tôn giáo “hãy nhớ rằng mọi người sẽ chết” là để nhắc nhở mọi người về sự vô thường trên thế giới, mọi thứ đều trống rỗng. Bắc Âu trong thời Phục hưng rất quan tâm đến chủ đề này. Do đó, từ thế kỷ 14, thông qua “Danse Macabre” để thể hiện “số phận của những người không thể thoát khỏi cái chết” là một chủ đề thường xuất hiện trong nhà nguyện của nghĩa trang.

Trong các bản in nhỏ đã thể hiện rằng người giàu, quý tộc, nông dân, hay giáo hoàng cũng không thể thoát khỏi sự chờ đợi của thần chết, nghệ sĩ thường thuyết phục mọi người đừng đặt quá nặng tình cảm vào mọi vật trên thế gian!

“Danse Macabre” (Vũ điệu tử thần) – người nông dân, năm 1526. (Ảnh: epochtimes)

Chủ đề của cái chết này cũng thường được tìm thấy trong các tác phẩm của Holbein, bức họa thậm chí còn che giấu một hộp sọ như một phép ẩn dụ.

Hans Holbein đã cho chủ đề này một phong cách và nghệ thuật mới. Cho thấy cái chết không chỉ không phụ thuộc vào tuổi tác và địa vị xã hội, mà thậm chí đi vào cuộc sống của mọi người mà không cần cảnh báo. Đây là quan điểm chung về cái chết tại thời điểm đó, có lẽ vì sự phổ biến của bệnh dịch hạch, con người không biết khi nào mình sẽ đột ngột chết, dẫn đến sự bất an và vô thường.

“Danse Macabre” (Vũ điệu tử thần) – đức vua, năm 1526. (Ảnh: epochtimes)

The Ambassadors”

Nói chung với các tác phẩm khác của Holbein, họa sĩ rất chú ý đến việc miêu tả các chi tiết, sử dụng các kỹ thuật diễn tả chân thực để miêu tả quần áo và tranh ảnh một cách tỉ mỉ.

Trong sự tĩnh lặng giữa hai người, chúng ta có thể quan sát được có rất nhiều dụng dụ chiêm tinh và toán học, còn có quả địa cầu và nhạc cụ… Một mặt, chỉ ra thời gian rõ ràng, tuổi của nhân vật, bối cảnh của thời đại và học thức của hai người. Một mặt, đóng vai trò và thể hiện nhiều ý nghĩa nội hàm hơn.

“The Ambassadors” – Jean de Dinteville và Georges de Selve. Năm 1533, 207 x 209 cm, hiện được cất giữ tại Phòng triển lãm Quốc gia London. (Ảnh: epochtimes)

Trang sách Thánh Ca nhắc nhở niềm tin tôn giáo. Đàn violon và hộp đàn dưới kệ cho thấy mối quan hệ bị đảo lộn, vốn dĩ chúng phải ở cạnh nhau. Các vật thể đáng lẽ phải được hợp nhất ở một nơi nằm rải rác ở hai nơi. Đây là một phép ẩn dụ cho sự xung đột và bất hòa.

Tuy nhiên, điều thú vị nhất là hình đầu lâu được kéo dài và biến dạng ở dưới cùng của bức tranh. Nó đột ngột nghiêng ở giữa hai nhân vật. Rất khó để xác định từ phía trước, nó chỉ có thể được nhìn thấy rõ ràng từ góc xiên của bức tranh. Điều này phù hợp với tinh thần của chuỗi bản in khắc gỗ phía trên của Holbein, nhắc nhở mọi người về sự vô thường, không bị ám ảnh bởi vinh quang của sự giàu có trong chớp mắt.

Hans Holbein sống trong một thời đại mà trọng tâm của biểu hiện nghệ thuật được chuyển từ thần linh sang con người. Ngoài kỹ năng, ông cũng rất giỏi trong việc sử dụng phép ẩn dụ để làm cho bức tranh không chỉ đáp ứng yêu cầu của khách hàng mà còn truyền đạt những suy nghĩ và lời khuyên cá nhân của nghệ sĩ cho con người thế gian. Tuy nhiên, dưới những thay đổi môi trường tổng thể, rất khó cho những nỗ lực cá nhân có thể đảo ngược xu hướng thế tục hóa nghệ thuật. Khi nghệ thuật dần dần rời khỏi sứ mệnh ban đầu của nó, nó bắt đầu đi xuống từ tôn vinh thần linh trở thành một vật trang trí trên các bức tường của quý tộc hoặc người giàu.

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Exit mobile version