Đại Kỷ Nguyên

‘Mẹ trong mắt em’ và những bức họa mang dấu mốc lịch sử của họa sĩ Trần Tiếu Bình

Họa sĩ Trần Tiếu Bình là người Hoa tu nghiệp tại Hoa Kỳ. Trong quá trình học tập nghệ thuật gốm sứ và tranh màu nước ở Mỹ, cuộc đời hội họa của cô đã được đặt nền móng vững chắc. Những tác phẩm hội họa của họa sĩ Trần Tiếu Bình đã đạt những giải thưởng lớn của Đài truyền hình Mỹ NTD. 

Rất nhiều điều mỹ diệu được thể hiện qua cây cọ

Họa sĩ Trần Tiếu Bình bên bức họa đoạt giải Vàng của Đài Truyền Hình NTD (Mỹ)

Trần Tiểu Bình quyết định tham dự cuộc thi tranh sơn dầu do Đài truyền hình NTD (Mỹ) tổ chức. Là một người tu Phật, cô muốn đem vẻ đẹp của tu luyện triển hiện thông qua cây cọ. Bức tranh “Mẹ trong mắt em” (còn có tên khác là “Thuần tịnh nhập tiên cảnh”) của cô đã đoạt giải vàng cuộc thi.

Kết cấu tác phẩm này đã phá vỡ lệ thường, và bằng cảm giác chân thật khi thiền định, bức họa đầy vẻ tráng lệ của không gian khác với cảnh tượng siêu việt. Trần Tiếu Bình nói: “Rất nhiều điều mỹ diệu trong tu luyện không cách nào dùng ngôn ngữ để biểu đạt, thế nhưng có thể dùng bút vẽ để triển hiện ra, và tranh sơn dầu có thể biểu đạt những điều mà mắt người không nhìn thấy. Hội họa là một quá trình liên tục khám phá và đề cao”.

Bức họa Mẹ trong mắt em

Tranh sơn dầu tả thực truyền thống – loại hình nghệ thuật hoàn mỹ

Trong quá trình sáng tác tranh sơn dầu tả thực, lĩnh hội của Trần Tiếu Bình như sau: tranh sơn dầu tả thực truyền thống là một loại nghệ thuật hoàn mỹ, truy cầu không ngừng để đạt tới toàn Thiện, toàn Mỹ. Họa sĩ không ngừng tiến bộ thông qua đề cao tâm thái bản thân mới có thể vẽ ra những tác phẩm hoàn mỹ.

Vẻ đẹp chân chính của tác phẩm có thể khiến người ta cảm động mới có thể đạt được mục đích sáng tác. Trần Tiếu Bình cho rằng, thuần Chân, thuần Thiện, thuần Mỹ là điều Thần Phật hy vọng nhìn thấy từ tác phẩm, là tinh thần mà người họa sĩ nên triển hiện cho con người thế gian.

“Tỏa sáng”, của Trần Tiếu Bình trên vải dầu (30×34 inc). Ánh sáng dịu nhẹ đang tỏa lên một người phụ nữ ôm đứa con của mình và học các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp.

Đạo của hội họa

Trần Tiếu Bình cho biết, thông qua tu luyện và đức tin, cô không ngừng tịnh hóa thân tâm, từ đó cảm giác được trong họa cũng có Đạo. Đạo của hội họa chính là thông qua tịnh hóa tâm linh bản thân mới có thể sáng tác được tác phẩm đẹp, mới có thể để người xem bức vẽ thu được lợi ích.

Trần Tiếu Bình cho rằng, thông qua thủ pháp tả thực tinh tế, tư tưởng và theo đuổi của người họa sĩ có thể được biểu đạt, bởi vậy tranh cũng như người. Tác phẩm nghệ thuật tốt có thể khai mở thiện niệm của con người, nâng cao cảnh giới tư tưởng; do đó, nghệ thuật chính thống có thể mang tới ảnh hưởng chính diện và sâu sắc đối với nhân loại. Bàn tới quan hệ giữa tâm tính và kỹ năng, Trần Tiếu Bình nói, bằng cách học hỏi các tác phẩm nổi tiếng, người ta có thể nâng cao kỹ pháp, tuy nhiên tu dưỡng đạo đức mới là trọng yếu nhất.

“Cú sốc”, năm 2009, Trần Tiếu Bình, tranh sơn dầu trên vải bố, mô tả lại một cảnh có thật khi những cảnh sát đang giam giữ một người tu luyện bị sốc khi nhìn thấy cô bay lên không trung trong tư thế thiền định tại chính trại giam

Trong lịch sử Trung Quốc, trong số những người tu luyện cổ đại như đạo sĩ, hòa thượng, có rất nhiều là họa sĩ ưu tú. Tranh bút lông Trung Quốc của họ có nội dung siêu phàm thoát tục và triển hiện cảnh giới tinh thần cao thượng. Đó là bởi vì họ đã thoát ly thế tục mới có thể vẽ ra các tác phẩm có cảnh giới cao như thế. Người tu luyện sau khi vứt bỏ tâm danh lợi thì cảnh giới tinh thần mới đề cao lên theo. Dùng trí tuệ mà Thần cấp cho con người mới có thể triển hiện nội hàm thuần Chân, thuần Thiện, thuần Mỹ ở mức độ cao nhất.

Về tác phẩm “mẹ trong mắt em”

Trần Tiếu Bình nói, linh cảm tác phẩm “Mẹ trong mắt em” đoạt giải vàng của cô hoàn toàn đến từ cuốn sách “Chuyển Pháp Luân“. Là một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô biết rằng một đứa bé dưới 6 tuổi có thể nhìn thấy cảnh tượng không gian khác. Trong khi tự mình đả tọa thiền định, cô cũng từng có trải nghiệm tương tự. Điều mà bức tranh này triển hiện là một loại cảnh giới phi phàm.

Ánh sáng trong đêm và Bài ca thiên sứ

Ánh sáng trong đêm.

Ngoại trừ tác phẩm đoạt giải vàng ra, Trần Tiếu Bình còn có hai tác phẩm nữa cũng đã từng lọt vào vòng chung kết cuộc thi của Tân Đường Nhân, đó là Ánh sáng trong đêm Bài ca thiên sứ. Ánh sáng trong đêm là bức tranh cô vẽ mấy năm trước, biểu hiện tâm thuần thiện của đệ tử Đại Pháp, giữa ban đêm mạo hiểm đi dán biểu ngữ nói rõ sự thật, trong đêm tối âm thầm truyền ánh sáng cho con người thế gian. Nếu tất cả mọi người đều nhận thức được ánh sáng này, thì thế nhân có thể thoát khỏi tà ác, phân biệt đúng sai, và chân chính hướng tới tương lai tốt đẹp.

Trần Tiếu Bình cho biết, Bài ca thiên sứ đến từ một câu chuyện có thật: Một nữ học viên Pháp Luân Đại Pháp người Mỹ là một nghệ sĩ thanh nhạc; sau khi tới Trung Quốc du lịch, cô bị cảnh sát Trung Quốc bắt lên xe chỉ vì lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công. Lúc đầu cảnh sát rất hung ác, nhưng khi cô hát lên bài ca mỹ diệu bằng tiếng Trung, cảnh sát đều bị cô cảm động rơi nước mắt. Trần Tiếu Bình nói, sau khi đọc câu chuyện này, cô rất cảm động nên đã sáng tác bức họa này. Cô hy vọng câu chuyện này có thể cảm động tất cả người xem. Bài ca thiên sứ có thể khiến cảnh sát tà ác rơi lệ, nhờ đó ngăn họ hành ác. Từ đó có thể thấy, lực lượng của từ bi và thuần thiện là to lớn và mỹ diệu như thế nào!

Tác phẩm “Không chốn nương thân” – đôi cánh thiên thần che chở cho một cô gái trẻ trong những ngày tháng xa nhà..

Hà Phương Linh 

Xem thêm

Exit mobile version