Đại Kỷ Nguyên

Lịch sử phát triển sứ châu Âu: Từ phỏng theo Trung Hoa đến sáng tạo đặc sắc

Sứ châu âu

Trong các thế kỷ trước, đối với người châu Âu vẫn luôn sử dụng các sản phẩm từ sắt, thì sự nhẹ nhàng, thanh thoát và vô cùng thực dụng của sứ Trung Hoa đã thu hút ngay từ cái nhìn đầu. Khi ấy, đồ sứ Trung Hoa là một sản phẩm cao cấp mà chỉ có giới thượng lưu ở châu Âu mới có thể thưởng thức sử dụng.

Cũng bởi đồ sứ Trung Quốc quá mắc nên nhiều nước châu Âu đã phỏng theo đồ sứ Trung Quốc mà làm. Năm 1708, nhà giả kim người Đức Bertger đã vô tình phá vỡ bí mật đồ sứ Trung Quốc và từ đó sứ trắng châu Âu xuất hiện, mặc dù nó ít tinh chế hơn so với sứ Trung Quốc, nhưng cũng đạt đến độ tương tự 70% đến 80%.

Sứ châu Âu trong thế kỷ 18: chủ yếu là mô phỏng sứ Trung Quốc

Đĩa gốm Delft của Anh thế kỷ XVIII (Ảnh: Sina)

Không chỉ giới quý tộc, Hoàng gia, mà rất nhiều người dân cũng có nhu cầu sử dụng mặt hàng này. Nhận thấy nhu cầu tăng cao mà nguồn hàng lại khan hiếm, Johannes Veermeer, đã cố gắng nghiên cứu tạo ra những sản phẩm giống với gốm sứ được nhập khẩu từ Trung Quốc trong thế kỷ 16 và 17.
Trên thực tế, sự mô phỏng đồ sứ Trung Quốc sớm nhất không phải là đồ sứ, mà là một loại gốm tráng men có tên là “Delft Blue”. Công nghệ này đã phát triển và trở nên nổi tiếng ở Hà Lan, nhưng nó lại được sử dụng rộng rãi ở Anh và Pháp.

Đĩa gốm Delft của Anh thế kỷ XVIII (Ảnh: Inessa Stewart’s Antiques)

Delt Blue mô phỏng từ kỹ thuật, hình dạng, và thiết kế (bao gồm cây, hoa, chim và các họa tiết truyền thống Trung Hoa khác) của gốm sứ Trung Quốc, đặc biệt là màu xanh và màu trắng.

Sứ châu Âu thế kỷ 19: bắt đầu đổi mới, canh tân

Mạ vàng một số sản phẩm (Ảnh: Epoch TImes)

Từ thế kỷ 18 cho đến ngày nay, phong cách đồ sứ phổ biến nhất ở châu Âu vẫn là đồ sứ thanh hoa, sản phẩm gốm sứ được vẽ hoa văn trang trí bằng nước men màu xanh lam, được hầu hết các nghệ nhân gốm ở phương Tây phỏng chế theo. Trong số tất cả các phong cách sứ được biết đến ở phương Tây, sứ thanh hoa trang trí bằng hoa văn “cây liễu” là được ưa chuộng nhất.

Kỹ thuật mô phỏng này bắt đầu từ khá sớm, vào những năm 1790 bởi Josiah Spode (1790 – 1858). Cũng bởi sự phổ biến của văn hóa, thơ ca Trung Hoa, khiến cho phong cách này ngày càng thịnh hành trong xã hội lúc bây giờ.

Các xưởng chế tạo ở châu Âu khi ấy vẫn đang phỏng chế theo các loại gốm sứ Trung Hoa nổi tiếng nhất, nhưng đồng thời họ cũng đang bắt đầu nghiên cứu những loại men và hoa văn mang dấu ấn Tây phương và nghiên cứu phát minh ra các loại vật phẩm trang trí nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Những đổi mới ban đầu của đồ sứ châu Âu chủ yếu là trang trí mạ vàng, hoa văn và kiểu dáng.

Từ việc thuần túy chỉ đi phục chế lại đồ sứ Trung Hoa, dần dần, các nghệ nhân châu Âu đã tạo ra một loại phong cách của riêng mình. Các hãng gốm sứ châu Âu nổi tiếng nhất là: Meissen của Đức, gốm hoàng gia Vincennes và Sevres của Pháp, Capodimonte của Italy v.v.

Ấm trà sứ Meissen (1729-1731) (Ảnh: Epoch Times)
Đĩa và bát của Meissen, Đức khoảng 1720 (Ảnh: Epoch Times)
Gốm sứ Hoàng gia Vincennes (Ảnh: Epoch Times)

Phát minh ra sứ trắng là một trong những sáng tạo bậc nhất của gốm sứ châu Âu trong thế kỷ 19. Vào thời điểm đó, tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh, họ bắt đầu tìm hiểu các vật phẩm và điêu khắc theo phong cách cổ điển. Vì giá tượng đá cẩm thạch quá cao, nên người ta đã tìm thấy một loại sứ trắng thay thế, có bề mặt và màu sắc tương tự đá cẩm thạch. Hơn nữa, ưu điểm vượt trội của sứ trắng là nó có thể được đúc ở dạng lỏng, khiến nó được sản xuất hàng loạt và có giá cả phải chăng.

Tượng bằng sứ trắng (Ảnh: Sina)

Thế kỷ 20: sứ của châu Âu được phát triển và sử dụng rộng rãi 

Toàn bộ châu Âu từ thế kỷ 17 về trước, chỉ có các quý tộc mới có thể sử dụng các đồ dùng được làm từ bạc hoặc các loại kim loại quý khác. Từ thế kỷ 17, vật phẩm mạ kim loại được làm từ thiếc trở nên phổ biến và được ưa chuộng sử dụng bởi tầng lớp trung lưu. Sau khi giao thương với Trung Quốc, đĩa sứ được đưa vào châu Âu và bắt đầu được sử dụng rộng rãi.

Đĩa sứ của Meissen (Ảnh: Dress Techinfus)

Đi kèm theo sự phát triển và sử dụng rộng rãi đồ sứ, các văn hóa khác liên quan đến sứ cũng được du nhập vào. Nổi bật trong số đó là văn hóa uống trà.

Trung Hoa là cái nôi của trà đạo, đến nay đã có lịch sử hơn 4000 năm. Cho đến thế kỷ XVI, người Hà Lan cùng người Anh sau khi từ Trung Quốc trở về mới cầm theo lá trà, cũng từ đấy, người Tây phương mới bắt đầu dùng trà.

Ở Trung Quốc, khi thưởng thức trà, người ta thường sử dụng ly không có quai. Còn bên châu Âu, đặc biệt ở Anh, khi dùng trà, theo sự thường thức của người Anh, họ cảm thấy nên chiếc cốc có quai, như vậy sẽ phù hợp với thói quen sử dụng của họ.

Bộ đôi cốc và đĩa sứ Meissen, năm 1735 hoặc 1738 (Ảnh: Sina)
Đĩa hoa văn “Rồng” của Meissen 2012 (Ảnh: Sina)

Theo Sina.com

Clip hay:

Exit mobile version