Đại Kỷ Nguyên

Lắng nghe ca khúc ‘Tỉnh Mộng’, ta chợt bàng hoàng thức giấc giữa chốn mê

Đời con người trong cõi mê vô định, vác trên vai gánh nặng trầm luân. Gắng sức miệt mài trong kiếp nhân sinh, để lấp đầy khổ đau bất hạnh, làm tâm hồn trở nên chai sạn, rồi những gì có được lại cuốn theo mây gió mà đi. Lưu lại gì cho bản thân hay chỉ là núi nghiệp lực, lại oằn mình mang vác ở kiếp sau. Rồi một ngày cơ duyên ta chợt tỉnh, đắc Pháp báu vội vã quay trở về.

Có nhiều khi ta trầm ngâm tự hỏi, kiếp con người rồi sẽ đi về đâu? Hay câu hỏi: Ta sẽ ra sao sau khi chết? Khi thấm đời là bể khổ trần gian, thì ta nói kiếp sau chẳng làm người, nhưng con người đang thực sự bị khống chế bởi quy luật gì mà nó có sức mạnh vô hình ràng buộc không sao thoát khỏi.

Nếu như người xưa có câu: Dân sợ vua quan, vua quan sợ ông trời, ông trời lại sợ nhân quả. Vậy nhân quả là gì mà khiến cho ai ai cũng phải sợ? nhân duyên là gì mà con người ta phải khổ sở trong đó. Luân hồi là gì và có thực sự tồn tại chăng?

Luân hồi là gì và có thực sự tồn tại chăng? (Ảnh: plus.google.com)

Đâu là lời giải đáp cho ta thỏa đáng, phải chăng vẫn có một lối đi riêng, một con đường để tìm ra chân lý. Khi minh bạch ta chợt hiểu: kiếp con người chỉ đơn giản để làm người, hay còn điều gì thiêng liêng cao cả?

Luân hồi chuyển thế mấy ngàn năm
Đến đến đi đi tại cớ gì?
Công danh lợi lộc nào giữ mãi
Thế đạo hưng suy định bởi trời

Sinh mệnh vốn là tiên thiên thượng
Thành bại trong đời mây khói bay
Thị phi vốn là ân oán trước
Đắc Pháp tỉnh mộng về cố hương.

Tỉnh mộng – Lời Việt:

Nếu như nhân duyên đặt định cho nhân quả, thì nhân quả lại xác định chỗ đứng cho ta trong vóng xoáy luân hồi

Phật gia giảng: mọi mối quan hệ ở đời đều do nhân duyên mà thành. Có những thiện duyên và có những ác duyên, thiện duyên thì mang lại cho ta niềm vui và hạnh phúc, ác duyên khiến ta khổ đau mà héo mòn thân xác. Dẫu cho thiện duyên hay ác duyên đều đi chung một quy luật: Nhân-quả.

Xưa kia, nếu như cả tộc người của Phật Thích Ca Mâu Ni bị truy sát, bản thân Đức Phật cũng không thể hóa giải và cứu dòng tộc mình, bởi bị ràng buộc bởi nhân quả, bởi những ác duyên đang tìm tới mà kết thúc duyên nợ.

Đức Phật cũng không thể hóa giải và cứu dòng tộc mình, bởi bị ràng buộc bởi nhân quả, bởi những ác duyên đang tìm tới mà kết thúc duyên nợ. (Ảnh: Petrotimes)

Chi bằng thuận theo những điều đã làm, đã gây ra đau khổ mà chịu cực, chịu mất mát, thậm chí chịu mất mạng để hoàn trả lại những gì mình đã tước đoạt đi của người khác,

Đôi khi ta tự hỏi: Ta đâu biết ta đã từng làm những điều xấu tệ gì cho ai, mà tại sao giờ đây là vô duyên vô cớ xảy ra với đời mình? Ta luôn bị che mất những cái nhân ta đã gieo, mà chỉ cho nhận được chính quả mà ta đã hái. Đó chính là cái mê. Ta mê chẳng biết ta đã làm gì. Bản thân chẳng gợi nhớ điều gì trong quá khứ, vậy mà giờ đau khổ ta oán hận, mất mát ta tranh đấu, ta nuôi trong mình bao nhiêu mầm mống tai ương, để rồi nghiệp cuộn lấy nghiệp.

Phật gia giảng rằng: Muốn biết nhân kiếp trước gieo gì, thì nhìn quả của kiếp này, và muốn biết quả kiếp sau là gì thì xem kiếp này ta gieo gì. Quả thực quy luật nhân quả là một quy luật có sức mạnh khôn tả, nó đặt định chỗ đứng cho từng con người trong chính vòng xoáy luân hồi.

Luân hồi chuyển thế mấy ngàn năm
Đến đến đi đi tại cớ gì?

Luân hồi chuyển thế mấy ngàn năm. Đến đến đi đi tại cớ gì? (Ảnh: aizek.com)

Trong mấy ngàn năm ta thác sinh thành trăm nghìn thân xác, con người chết đi đâu phải là hết, cái chết của con người phải chăng chỉ là sự bắt đầu cho một cuộc đời mới.

Có thân kiếp ta mang thân là muôn hoa lá cỏ cây, nhưng bỗng một ngày cũng bị giẫm đạp cho tới chết, bởi chính ta đã từng giẫm đạp lên thân xác của một ai đó ở đời. Nhưng cũng có khi ta thác thân động vật, có khi được cưng chiều, được gọi là thú cưng, nhưng cũng có khi đói rét mà chẳng được ngó ngàng. Cứ nổi trôi trong luân hồi như thế, ta chẳng biết rằng thân người sao khó khăn đến vậy.

Khi đắc được thân người ta lại bị dòng đời lôi cuốn, con tạo xoay vần khiến ta chẳng biết đâu là lối đi. Trong vòng xoáy ấy, ta mưu cầu danh lợi, chiếm được nhiều, có được nhiều ta thấy thỏa mãn với chính mình. Rồi bản thân lại cứ lao vào tâm của vòng xoáy để chắt bóp thật nhiều, để vơ thật nhiều mà chẳng hiểu mọi phúc phận ở đời là do nhân quả mà thành, cứ như thế mà tranh mà đấu. Con người lại sống như thể không bao giờ phải chết, để rồi đến lúc chết lại chẳng biết ta đã sống như thế nào.

Công danh lợi lộc nào giữ mãi
Thế đạo hưng suy định bởi trời

Con người chết đi đâu phải là hết, cái chết của con người phải chăng chỉ là sự bắt đầu cho một cuộc đời mới. (Ảnh: tamlinh.com)

Đến lúc nhắm mắt xuôi tay, hỏi điều gì ta nuối tiếc nhất? Có lẽ rằng lúc này ta chợt minh bạch, trong muôn vàn những gì có được, công danh, đại vị, lợi lộc hay tiền tài, ta chẳng được mang theo dù là một chút. Nhưng tội ác hay những việc làm bất lương, lại gói gọn vào túi ta khi chết. Nó như một hành lí bất li thân. Đau khổ tột cùng mà mắt vương giọt lệ.

Sinh mệnh vốn là tiên thiên thượng
Thành bại trong đời mây khói bay
Thị phi vốn là ân oán trước
Đắc Pháp tỉnh mộng về cố hương.

Nhưng phía cuối của con đường tăm tối, vẫn le lói một ánh sáng ở cuối đường hầm. Đó chính là niềm hi vọng duy nhất, giúp con người thoát khỏi ải khổ đau.

Chính lúc này chúng ta cần nhìn rõ, bằng chính lý trí và chính con tim mình. Đó có phải là chân lý vĩnh hằng mà muôn dặm đường đời luân hồi ta tìm kiếm, đó có phải là cánh cửa sinh trong muôn trùng lối rẽ sinh tử ta đã đi.

Tỉnh mộng – Lời Việt:

Thời gian chẳng đợi chờ người, vị trí cuộc đời do ta lựa chọn, quay trở về với thiên quốc hay ở lại đây với lục đạo luân hồi

Nếu như Đức Chúa trời tạo ra con người với khu vườn địa đàng xinh đẹp, an hòa và hạnh phúc, phải chăng đây chính là nơi mà quê hương, là căn nhà thực sự của con người. Nếu như Chúa giảng con người phải buông bỏ đi hết thảy những điều dơ xấu ở tâm thân, quay trở về với những bản tính thiện lương ban đầu Chúa khởi tạo thì Phật gia cũng giảng con người vốn sinh ra không phải chỉ để làm người, con người vì tha hóa biến chất mà rơi rớt xuống đây.

Vậy cố hương của sinh mệnh con người thực sự không tồn tại ở cõi trần gian này, đó chắc rằng là nơi vô cùng tốt đẹp. Nhưng tâm thân ta giờ nhuốm màu dơ xấu, phải làm gì mà gột rửa nó đi, hẳn phải có một chìa khóa để con người mở cánh cửa ấy. Đó chính là Pháp mà đưa sinh mệnh ta chân thực trở về nhà, một ngôi nhà thực sự vốn được tạo lên cho con người.

(Ảnh: thuvienhoasen.vn)

Chúng ta phải tỉnh mộng, một giấc mộng mơ hồ. Đắc Pháp báu mà một lòng buông xả, gột rửa tâm thân, kiên định trở về nhà, giống như chú cá chép kia vượt dòng thác chảy, bật thật mạnh để mà hóa rồng. Thì chúng ta cũng phải trong khổ mà hoàn trả nợ nghiệp trong luân hồi, phải chịu khổ trong muôn vàn cái khổ, mài giũa tâm cho sáng như ngọc ròng. Ý chí kia vững như bàn thạch, nắm được Pháp mà hiểu cơ duyên để rồi dần dần ta buông bỏ. Ngọc trong tâm lại sáng như thủa ban đầu.

Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới độc giả ca khúc ‘Tỉnh Mộng’, với giọng nữ cao trong, nhưng đằm thắm ngọt ngào. Chúng tôi tin rằng đây là ca khúc khiến tâm thức của chúng ta bừng tỉnh, ngẫm về thế nhân và danh lợi. Buông bỏ và lựa chọn cho mình con đường nhanh nhất, ngắn nhất để trở về quê hương thực sự, căn nhà thực sự của sinh mệnh mình.

Tỉnh Mộng – lời Hoa:

 Tịnh Tâm 

Exit mobile version