Cây cảnh xinh đẹp này đã gần 400 năm tuổi, và nó vẫn phát triển tốt. Nó được nghệ nhân về cây cảnh Masaru Yamaki tặng lại nước Mỹ để biểu lộ tình hữu nghị giữa hai nước, nhưng không ai biết lịch sử hấp dẫn của nó cho đến gần đây….
Gia đình Yamaki sống cách thành phố Hiroshima chưa đến 3km khi quân đội Mỹ ném một quả bom nguyên tử xuống đây vào ngày 6 tháng 8 năm 1945, giết chết hơn 200.000 người bởi sức ép của bom và bức xạ hạt nhân.
Nước Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản, và Nhật Bản tặng lại một cây bonsai đã sống sót diệu kỳ qua vụ ném bom nguyên tử cho Mỹ trong khi vạn vật đều chết rụi, điều ấy nói lên điều gì?
Cây bonsai và những người gia đình Yamaki đang ở trong nhà khi quả bom phát nổ.
Câu chuyện hấp dẫn về cây cảnh này được hai người cháu gia đình Yamaki tiết lộ vào năm 2001, khi họ đến bảo tàng và yêu cầu được ngắm cây cảnh của ông nội mình.
Hai anh em Shigeru và Akira Yamaki cho biết họ đã được nghe kể rất nhiều về món quà này, nhưng chưa bao giờ được chiêm ngưỡng nó tận mắt. Các tình nguyện viên đã dịch cho họ khi họ kể lại lịch sử gia đình và của cây bonsai cho chủ nhiệm khoa Warren Hill.
Thực ra thì tới lúc quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima, thì cây bonsai này cũng đã vượt qua được thử thách khắc nghiệt nhất là thời gian.
Thường thì giống thông trắng chỉ có tuổi thọ tối đa là 200 năm, nhưng khi thảm họa bom nguyên tử xảy ra, trong khi vạn vật chết rụi, thì cây bonsai đã sống được 320 tuổi. Và giờ đây, cây vẫn hoàn toàn tươi tốt, trông giống như hình nấm bom nguyên tử ngày đó, giờ nó đã sống được gần 40 năm trên đất Mỹ. Có hàm nghĩa gì trong đó?
Nguồn gốc và hình ảnh có rất nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên khi nhớ đến vụ nổ bom nguyên tử người ta sẽ nghĩ đến sự hủy diệt, còn hình ảnh về cây bonsai, thì ngược lại, làm người ta liên tưởng tới ý chí sắt đá và sức sống mãnh liệt khi vượt qua sự hủy diệt.
Xuân Hà (biên dịch từ Epoch Times France)
Xem thêm:
8 phẩm chất làm nên một chiến binh Samurai huyền thoại, quý ông hiện đại cần học hỏi để thành công
Lãnh đạo mới ở Trùng Khánh yêu cầu loại bỏ ‘di sản tà ác’ của Bạc Hy Lai