Đại Kỷ Nguyên

Khám phá kì quan thế giới cổ đại: Huyền thoại về tượng thần mặt trời Apollon

Thần thoại Hy Lạp là tập hợp những huyền thoại và truyền thuyết của người Hy Lạp cổ đại liên quan đến các vị thần, các anh hùng, bản chất của thế giới, và nguồn gốc cũng như ý nghĩa của các tín ngưỡng, nghi lễ tôn giáo của họ. Câu chuyện về bức tượng khổng lồ của Thần Mặt Trời  trên đảo Rhodes cho đến nay mãi là ẩn đố với con người hiện đại…

Ảnh minh họa: wikipedia

Một trong những vị thần được họ tôn sùng và coi ông là một vị thần vĩ đại đó là Thần Mặt Trời. Trong huyền thoại Hy Lạp, thần mặt trời là người mang lại ánh sáng cho nhân loại, quyền năng của ngài có thể làm cho vạn vật sinh sôi, trên tay vị thần luôn cầm một ngọn đuốc, biểu tượng cho ánh sáng xua tan đi màn đêm lạnh giá, cũng như là nỗi sợ hãi của con người.

Ông cũng là niềm tin vào sự bảo vệ, che chở. Chính vì vậy mà bức tượng của vị thần này được xây dựng tại Rhodes, một hòn đảo trên biển Altic. Trên tay cầm một ngọn đuốc đang cháy, hai chân đứng trên hai hòn đảo.

Huyền thoại về tượng thần mặt trời Apollon.

Thần mặt trời (Ảnh: wiki)

Đảo Rhodes được xem là một trong những nơi khởi nguồn của nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Theo truyền thuyết, sau khi kết thúc cuộc chiến tranh giành ngôi vị giữa các vị thần Hy Lạp, thần Zeus trở thành chúa tể của các vị thần. Điều này có nghĩa thần Zeus có quyền phân lãnh địa cho các vị thần khác và ông đã làm thế.

Tuy nhiên, thần Zeus đã vô cùng thiếu sót khi quên phân lãnh địa cho thần Mặt trời Apollon – người đã tìm ra thiên cung. Cho đến khi thần Mặt trời Apollon quay về thì đã hết đất nên thần Zeus đã ban cho Apollon một tảng đá nằm sâu dưới biển Égeé, đảo Rhodes. Apollon lấy làm rất hài lòng về lãnh địa mình được phân.

Apollon cùng con gái là Rhodes (con gái của nữ thần Tình yêu) và 3 người con trai là Caminos, Maunosos, Limgos mỗi ngày tự xây dựng vương quốc thêm phồn vinh sung túc khiến những nước lớn như Athènes, Sparta, Macedonia, Ba Tư, La Mã lần lượt đến xâm lược.

Khi đó đảo Rhodes đang bị người Macedonia tấn công. Dân chúng trên đảo đã chống trả quyết liệt, sau cùng đã dành được thắng lợi.

Một lượng vũ khí lớn của quân Macedonia đã bị bỏ lại trên đảo, người ta đã mời nhà điêu khắc nổi tiếng nhất thời bấy giờ là Harry Tars đem nung chảy số vũ khí bằng đồng đó ra và đem đúc lên thành một bức tượng, với ý nghĩa là vị thần đem lại ánh sáng xua tan đi nỗi sợ hãi và là người bảo vệ che chở cho cư dân trên đảo, người ta đặt tên cho bức tượng đó là : thần Mặt trời hay thần thái dương.

Tượng thần Mặt Trời vĩ đại trên đảo Rhode (Ảnh: tapchitrithuc.com)

Sự phá hủy bức tượng và những dấu hỏi đầy bí ẩn đối với nhân loại về tượng thần mặt trời

Vào năm 227 trước Công nguyên, các thành phố trên đảo Rhodes còn bị trận động đất rất mạnh phá hủy.

Thần Mặt trời Apollon rất được tôn sùng cùng với nhiều thành trì khác trên đảo sau khi bị động đất đã không xây dựng lại được. Nhưng chỉ có thành Rhodes – nơi cứ trú của thần Mặt trời Apollon thì được được xây dựng lại và mở rộng.

Dấu vết vụ động đất đã biến mất ở thành này thay thế vào đó là những nét phồn hoa hiếm có xưa kia… Theo những nhà khảo cổ thì họ đã khai quật được rất nhiều vật ở thành Rhodes. Đó là bức tường đá cẩm thạch, đầu tượng thần Apollon được tạc vào thế kỷ II và bức tượng khỏa thân nữ thần Tình yêu Aphrodite được tạc vào thế kỷ I.

Tuy nhiên, các nhà khoa học lại không thể hiểu nổi bức tượng đồng vị thần Apollon được xem là “Đại kỳ tích thứ 7 của thế giới” tại sao lại mất tích và mất tích từ khi nào.

Bức tượng thần mặt trời (Ảnh: tapchitrithuc.com)

Một câu hỏi được đăt ra là vào thời kì lịch sử xa xưa, người ta đã dùng công nghệ gì để đúc được một  bức tượng thần mặt trời? Họ đã dựng lên như thế nào? Khi mà bức tượng này người ta  dùng tới 450 tấn đồng, tượng cao 34m, đầu ngón chân của tượng một người ôm cũng không hết. Không lẽ vào thời đại đó đã có sự tồn tại công nghệ hiện đại tân tiến?

Tại sao người dân đảo Rhodes lại không dám khôi phục lại bức tượng sau trận động đất?

Bức tượng chỉ tồn tại trong vòng 56 năm cho tới khi Rhodes phải hứng chịu một trận động đất năm 224 TCN. Bức tượng bị gãy ở phần đầu gối và sụp xuống phần đất liền.

Ptolemy III ra lệnh chi tiền làm lại bức tượng, nhưng một lời tiên tri đã khiến những người Rhodes sợ hãi rằng họ đã xúc phạm đến thần Mặt Trời, và họ không dám xây dựng lại nó. Những phần đổ vỡ của bức tượng tiếp tục nằm trên mặt đất trong hơn 800 năm, thậm chí đã vỡ ra.

Có thể nói rằng, văn hóa tín ngưỡng vào những vị Thần từ thời cổ đại không những duy trì được xã hội đạo đức thời đó mà còn giúp cho con người không ngừng khám phá được thế giới của mình.

Việc thừa nhận có sự tồn tại của Thần hay không vẫn là một dấu hỏi lớn thách thức tri thức con người hiện đại, nhưng bằng những bằng chứng khảo cổ, những tư liệu khảo cổ hay bề dầy lịch sử của những cấu trúc được cho rằng thuộc về văn minh thời cổ đại, thì phải chăng chúng ta không thể chối bỏ được những thành tựu về khoa học, kĩ thuật hay công nghệ thời đó.

Và vì sao một thời kì văn minh rực rỡ của loài người lại bị hủy diệt? Câu trả lời đang chờ đợi con người khám phá.

Tịnh Tâm – Hà Phương

Exit mobile version