Đại Kỷ Nguyên

Diễn viên múa đoàn nghệ thuật Shen Yun tiết lộ ý nghĩa sâu sắc đằng sau các động tác vũ đạo

Khi Albert Yang khắc họa các nhân vật trong lịch sử Trung Hoa trên sân khấu, anh đã dồn hết năng lượng của mình cho việc nghiên cứu đặc điểm riêng của các nhân vật đó. Nhân cách của họ, những câu chuyện cuộc đời của họ, những kỹ năng mà họ biết đến, những bài thơ họ viết – Yang đã học hỏi những điều này bằng cả trái tim “bởi vì những bài thơ thường chứa đựng bên trong đó những lời nhắn nhủ thâm sâu của chính tác giả“, anh nói.

Là một nghệ sĩ múa thuộc công ty Shen Yun Performing Arts, Yang, năm nay 23 tuổi, đã tập luyện để lột tả các nội tâm phức tạp của nhân vật, mà chỉ thông qua động tác, ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm trên khuôn mặt.

Từ anh hùng bi tráng, tướng quân gan dạ đến những nhà thơ nghèo

Vào vai những anh hùng bi tráng, những tướng quân gan dạ và những nhà thơ nghèo, Yang đã học cách thể hiện khí chất của họ, sau khi gia nhập công ty nghệ thuật biểu diễn có trụ sở ở Hoa Kỳ, với mục đích khôi phục nền văn hóa truyền thống 5000 năm Trung Hoa qua âm nhạc và vũ đạo Shen Yun.

Đoàn Nghệ thuật biểu diễn Shen Yun được thành lập vào năm 2006, bao gồm 5 công ty, mỗi công ty con lại có dàn nhạc giao hưởng riêng của mình, lưu diễn vòng quanh thế giới với các tác phẩm mới mỗi năm.

Năm 2009, Yang đã được chọn để vào múa trong một khóa huấn luyện nâng cao, và từ đó đã đi biểu diễn khắp thế giới trong các tiết mục của Shen Yun.

Quá trình luyện tập bền bỉ

Albert Yang biểu diễn các kỹ thuật múa cổ điển Trung Quốc trong vòng cuối cùng của cuộc thi múa cổ điển Trung Quốc năm 2014. (Bản quyền ảnh của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun)

Để đến được với sân khấu không phải là một con đường dễ dàng. Năm 2004, Yang đã được xem ​​màn trình diễn múa cổ điển Trung Hoa tại Canada và rất hứng thú với những động tác duyên dáng của các nghệ sĩ múa.

Vì vậy anh đã bắt đầu luyện tập môn múa, một hình thức nghệ thuật cổ truyền qua các triều đại Trung Hoa và đã qua hàng ngàn năm biểu diễn tại các rạp hát ở đây. Quá trình luyện tập rất khó khăn, nhưng Yang đã không bỏ cuộc.

Năm 2009, khi lần đầu tiên tham gia Shen Yun, anh đã chứng kiến ​​sự quyết tâm và mức độ tự giác kỷ luật cao của các nghệ sĩ múa hàng đầu của đoàn, và học hỏi thêm về ý nghĩa của sự kiên trì. Mỗi ngày, Yang dành 10 giờ đồng hồ tập luyện cơ bản và tập theo giáo trình, sau đó lại tiếp tục tự mình tập luyện.

Múa Trung Hoa cổ điển có những tiêu chuẩn rất khắt khe“, Yang giải thích. Tất cả mọi điều, từ vị trí của đầu, cho đến cách sử dụng sức mạnh thân thể và sự biểu hiện cảm xúc thông qua cử chỉ đều đòi hỏi sự luyện tập rất kĩ lưỡng.”

Có những ngày, anh bắt đầu luyện tập từ lúc 9 giờ 30’ sáng liên tục cho đến 11 giờ 30’ đêm.

Sau khi đứng một thời gian rất lâu thì chân Yang đau đến mức ‘dẹt lại’. Tập xoay còn vất vả hơn.

Yang đã dùng lý trí mạnh mẽ của mình để phớt lờ nỗi đau, vượt qua những điểm yếu về thể chất của mình. Qua nhiều năm tập luyện không ngừng, anh đã nắm vững khả năng kiểm soát mọi thớ cơ bên trong thân thể mình. Những pha nhào lộn và bay nhảy mà anh  thực hiện trông thật dễ dàng.

Yang đã phát hiện ra rằng khi có kiến ​​thức rộng về các loại hình nghệ thuật khác nhau thì sẽ bổ sung cho sự hiểu biết của mình về vũ đạo. Vì vây, anh thường đọc thơ Trung Hoa cổ để nắm bắt cảm giác về nhịp điệu. Anh đã say sưa phác hoạ và nghiên cứu mĩ thuật “để nhìn mọi thứ theo một cách khác, và nhìn chúng một cách khách quan hơn”.

Nghệ thuật múa cũng giúp anh trân quý âm nhạc và thiên nhiên hơn. Có một động tác múa cổ điển Trung Hoa, ví dụ, động tác được gọi là “chim én bay vút  lên và kéo theo bùn đất” đó là bắt chước những động tác bay của loài chim này khi làm tổ.

Có một ý nghĩa thâm sâu hơn đằng sau những động tác.

Dù kỹ thuật của động tác đã rất cao, nhưng để biểu diễn có thể gây ấn tượng mạnh với khán giả, cần phải có một cấp độ biểu hiện nghệ thuật cao hơn nữa. Trong khía cạnh đó, lưu diễn cùng đoàn nghệ thuật Shen Yun đã dạy cho Yang ý nghĩa thâm sâu của các tiết mục của mình.

Vũ đạo đó không chỉ đơn thuần là một biểu diễn trên sân khấu của nghệ thuật truyền thống”, anh nói, “mà quan trọng hơn là nó giúp phục hồi các giá trị đích thực của sinh mệnh con người và thẩm mỹ”.

Các chương trình của Shen Yun thể hiện  tính thẩm mỹ và những giá trị có nguồn gốc tâm linh, không bị ảnh hưởng bởi những điều thái quá trong xã hội hiện đại. Sinh ra và lớn lên ở Canada, Yang từng không có hiểu biết về truyền thống phong phú của di sản quê hương Trung Hoa của mình, cũng không hiểu rõ vì sao Đảng Cộng sản Trung Quốc lại ra tay phá huỷ phần lớn di sản văn hoá đó ở Trung Quốc, thông qua các phong trào như Cuộc Cách mạng Văn hoá xảy ra vào những năm 1960 và 1970.

Albert Yang thể hiện hình tượng vị quân sư Gia Cát Lượng trong thời kỳ Tam Quốc của Trung Quốc (thế kỷ thứ II sau CN), trong một tích gọi là “Mượn gió đông” trong cuộc thi múa cổ điển Trung Quốc năm 2014. Anh đã giành giải bạc cho màn trình diễn này của mình. (Bản quyền ảnh: Đoàn Nghệ thuật Shen Yun)

Sau khi gia nhập đoàn nghệ thuật Shen Yun, Yang đã học được rằng trong các câu chuyện lịch sử, nhân vật chính – là một người tốt – luôn luôn gặp phải xung đột, nhưng cuối cùng, thường tìm ra cách giải quyết.

Yang nhận ra rằng khán giả, sau khi xem buổi trình diễn, có thể được truyền lửa từ cách ứng xử cao thượng của nhân vật, để vượt qua các thời điểm tuyệt vọng của bản thân.

“Biết tha thứ; giữ tâm bất động khi gặp nguy hiểm, và giữ vững giá trị của bản thân, thì sẽ thực sự vượt qua được mọi khó khăn.”

Trong cuộc thi múa cổ điển Trung Quốc năm 2016, được tổ chức bởi Đài truyền hình Tân Đường Nhân ở New York, Yang đã vào vai Khuất Nguyên, một nhà thơ Trung Quốc cổ đại kiêm quan to trong triều, nhưng đã bị những kẻ thù chính trị của mình đánh lừa và sau đó bị trục xuất khỏi triều đình. Dù vậy, ông vẫn trung thành với nhà vua tới khi nhắm mắt xuôi tay.  Với tiết mục này, Yang đã giành được giải thưởng đồng.

Yang nói, niềm đam mê của mình đối với nghệ thuật múa không chỉ vì các động tác đẹp mắt. “Khi nghe khán giả bình luận,

“Đây là một niềm hy vọng, là nghệ thuật đích thực, là hy vọng vào tương lai, các nghệ sĩ Shen Yun đang giúp phục hồi một xã hội chân chính, là điều dường như đã mất trong thế giới ngày nay”

 thì tất cả điều đó chính là động lực cho sự cống hiến của anh.

Một nghệ sĩ chân chính

Để trở thành một nghệ sĩ lớn chắc chắn cũng cần có sức mạnh ý chí.

Thứ nhất, một diễn viên phải có đủ sự khiêm tốn để hoàn toàn tâm phục, chấp nhận sự phê bình của người khác, từ đó không ngừng hoàn thiện bản thân. Tại đoàn nghệ thuật Shen Yun, các giáo viên và diễn viên múa thường hay góp ý cho nhau như sau: ‘cử động này có thể được chỉnh lại cho tốt hơn như thế này, cử động kia nên bỏ đi’.

Yang cũng cho biết thêm: “Chúng tôi luôn mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm của mình cho bạn diễn. Không ai ở đây được phép ích kỉ.” Các nghệ sĩ múa của Shen Yun thường hướng dẫn cho nhau khi gặp vướng mắc và cùng giúp nhau vượt qua những khó khăn. Yang cho biết sự đồng bộ hoàn hảo có được trên sân khấu là kết quả của sự hỗ trợ chân thành của mỗi thành viên trên sàn tập.

Ảnh: Đoàn nghệ thuật shenyun

Yang cho biết anh vẫn còn nhiều điều cần phải học hỏi. “Ai đó từng nói: “nghệ thuật là không có điểm dừng”, vì vậy tôi vẫn còn phải đi tiếp một chặng đường dài phía trước.”

Anh mong rằng mình có thể tiếp tục được múa biểu diễn trong một thời gian lâu dài:

Tôi hi vọng rằng niềm đam mê và trái tim dành hết cho nghệ thuật này có thể khiến tôi trẻ mãi.”

Shen Yun 2019 Official Trailer:

Để biết thêm về lịch diễn tour 2019 và vé tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác, quý độc giả có thể xem thông tin tại: www.shenyunperformingarts.org/tickets

Theo The Epoch Times
Hạo Nhiên biên dịch

Exit mobile version