Đại Kỷ Nguyên

Chìm đắm trong không khí lãng mạn với ‘Horn Sonata’ của Beethoven

Ludwig van Beethoven sáng tác Horn Sonata của mình trên giọng Fa trưởng, Op. 17 vào năm 1800 cho người chơi kèn Horn điêu luyện Giovanni Punto. Nó được công chiếu với Punto với tư cách nghệ sĩ độc tấu, cùng với đàn piano của Beethoven tại Vienna vào ngày 18 tháng 4 năm 1800.

Beethoven không nổi tiếng bên ngoài Vienna vào thời điểm sáng tác này, và sau màn trình diễn của Pest, do Punto và Beethoven thủ vai, một nhà phê bình Hungary đã viết: “Beethoven này là ai?Tên của anh ta không được chúng tôi biết đến”. Tất nhiên, Punto khi ấy đã rất nổi tiếng.

Các trang nhạc ban đầu được viết cho kèn Horn nhưng thường được thực hiện trên các nhạc cụ hiện đại với điệu Valse. Tuy nhiên, để mở rộng thị trường tiềm năng cho công việc, Beethoven đã viết lại bản sonata này cho cello. Sau đó nó được xuất bản là Sonate rót le Forte-Piano avec un Cor ou Violoncelle với nhà xuất bản âm nhạc Simrock năm 1817.

Tác phẩm Horn Sonata in F Major, Op. 17 gồm 3 chương:

Chương 1: Allegro moderato

Chương 2: Poco adagio, quasi andante

Chương 3: Rondo – Allegro moderato

Clip là toàn bộ tác phẩm được biểu diễn trực tiếp bởi 2 nghệ sỹ: Connor Monday, Horn. Mio Arai, Piano

Thính giả có thể thấy tiếng Piano trở nên rất mảnh dẻ khi nó xuất hiện để phụ họa cho “chàng khủng long” kèn Horn. Tiếng Horn vang lên mạnh như tiếng sấm vang nhẹ nhẹ, tạc vào không gian những hình tượng âm nhạc khỏe khoắn, cô đặc, trĩu nặng cảm giác mộng mơ chậm chạp. Tuy nhiên, phần đàn Piano lại trở nên rất tinh hoa và mang đậm phong cách Baroque. Như vậy chương 1 là chương nhạc thật sống động trong bầu không khí cổ điển và trong sáng, khiến thính giả trở nên vô tư lãng mạn hơn khi thưởng thức.

Ảnh minh họa : 4usky.com

Chương 2 là chương nhạc ngắn được chơi trên nhịp chậm Adagio, nhưng tâm trạng mà nó toát ra rất tuyệt vời, với từng nét kèn Horn chậm mà trang nghiêm xen lẫn cảm giác rất thanh khiết của Piano, khiến thính giả được lướt qua những cảm xúc lãng mạn và buồn mơ hồ.

Chương 3 rõ ràng là một chương nhạc với nhiều sắc thái vui, nhưng thính giả có thể thấy tiếng Horn vẫn không mất đi cảm giác mơ mộng, mụ mẫm, ngược lại, chính phần phụ họa của Piano đã tạo nên rất nhiều đột phá, khi thì tạo cảm giác đồng cảm, khi thì chủ động chuyển sắc thái mạnh mẽ táo bạo, khi thì lắng đọng trong sáng… Và với tất cả sự tương phản về âm của 2 nhạc cụ, cùng những câu viết bất hủ của Beethoven, tác phẩm đã trở thành một trong những bài luyện vô cùng quý giá đối với những người luyện chơi kèn Horn.

Exit mobile version