Đại Kỷ Nguyên

Chạm khắc ngọc Quan Âm, nghệ thuật xuất phát từ nội tâm thuần chính

Chạm khắc ngọc là một trong “Yến kinh bát tuyệt” nổi tiếng trong lịch sử nghệ thuật truyền thống Trung Hoa. Tượng Phật vẫn luôn là đề tài truyền thống, rất được hoan nghênh trong lĩnh vực điêu khắc ngọc. Mỗi một tác phẩm đều chứa đựng hết thảy tinh hoa của nghệ thuật thủ công dân gian, không chỉ thể hiện tay nghề, kỹ xảo bậc nhất mà còn phản chiếu nội tâm thuần tịnh của người nghệ nhân.

Cho đến nay các nhà khảo cổ học luôn tin rằng, đồ vật ngọc bội đã xuất hiện trong khoảng giai đoạn 5.000 năm trước Công Nguyên. Chạm khắc ngọc bội là một kỹ thuật độc đáo của Trung Hoa, có lịch sử phát triển lâu đời, trải qua nhiều thời đại khác nhau, có những đặc điểm, hình dạng khác nhau qua từng thời kỳ.

Ngày nay, các loại hình nghệ thuật truyền thống đều có nguy cơ bị mai một dần đi, trong số đó không thể không nhắc đến kỹ thuật chạm khắc ngọc. Hiện nay, số những nghệ nhân vẫn tiếp tục nghiêm túc với công việc chạm ngọc, vừa có thể giữ được sợi dây liên hệ với truyền thống nhưng vẫn tạo nên một làn gió mới trong giới đồ cổ không nhiều, hôm nay xin được giới thiệu một bậc thầy chạm khắc ngọc ở thành phố Chiết Giang, nghệ nhân Lý Ánh Phong.

Bậc thầy nghệ nhân Lý Ánh Phong, từ niềm đam mê, hứng thú đến quyết tâm giữ trọn sơ tâm với chạm khắc ngọc

Lý Ánh Phong sinh năm 1978, là bậc thầy trong lĩnh vực chạm khắc ngọc ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, là người sáng lập nên thương hiệu “Ấn Phong Ngọc Uyển”, chủ yếu là chạm các hình tượng Thần, Phật, v.v. đặc biệt là hình tượng Quan Âm tạo được tiếng vang rất lớn trong giới điêu khắc.

Anh sinh ra ở thành phố Phủ Châu, một thành phố nổi tiếng với lịch sử văn hóa lâu đời, cùng với sự giữ gìn và phát triển nghệ thuật thủ công truyền thống. Sinh sống và trưởng thành trong một không khí tràn đầy hoài niệm như thế, Lý Ánh Phong ngay từ khi còn nhỏ đã mang trong mình sự nhiệt tâm cùng với khả năng cảm nhận sâu sắc đối với văn hóa, lịch sử, truyền thống của nghệ thuật Trung Hoa.

Bên cạnh đó, lớn lên trong một gia đình có truyền thống thủ công, môi trường giáo dục văn hóa cùng với sinh hoạt hằng ngày đã hun đúc trong anh niềm hứng thú lớn cũng như đã khai sáng tài năng cảm thụ đặc biệt của một người nghệ sĩ. Cùng với sự cố gắng không ngừng học tập, tìm tòi đã giúp anh tìm ra tài năng với nghề thủ công.

Nghệ nhân Lý Ánh Phong. Ảnh: news.artron.net

Năm 1996, Lý Ánh Phong năm đó mới 18 tuổi, đã đến Phúc Kiến để học nghề chạm khắc gỗ, chính thức bước vào ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống. Vừa có khả năng lại ham học hỏi, anh không chỉ nắm vững các kỹ thuật chạm khắc gỗ, mà còn có hiểu biết sâu sắc về các loại hình nghệ thuật chạm khắc khác. Sau hơn mười năm, anh chuyển mình tìm hiểu sang chạm khắc ngọc.

Khi bắt đầu bước chân vào lĩnh vực chạm khắc ngọc, Lý Ánh Phong đã thử sức mình với rất nhiều các loại vật liệu đá khác nhau, như đá sáp ong, bạch ngọc, phỉ thúy, mã não, lục tùng thạch (một loại đá có màu xanh như cây màu lá thông), thạch anh v.v.

Từ đó, anh phát hiện ra, dù các loại vật liệu có bất đồng, thì kỹ thuật xử lý, chạm trổ cũng không có gì khác nhau, mỗi người nghệ nhân đều muốn tác phẩm của mình triển hiện vẻ đẹp tự nhiên khoáng đạt, nhưng không kém phần tinh tế dưới bàn tay đầy khéo léo, còn phải thể hiện được nội tâm cũng như phong cách cảm thụ của chính tác giả.

Theo anh, nét đẹp hoàn mỹ của một tác phẩm nghệ thuật, chính là khi nghệ thuật xuất phát từ một nội tâm tinh khiết và thuần tịnh mới thật sự là thứ nghệ thuật hoàn mỹ nhất.

Một tác phẩm của Lý Ánh Phong. Ảnh: Baidu

Tìm hiểu Phật pháp, hình thành nên phong cách nghệ thuật chạm khắc ngọc cho riêng mình

Lý Ánh Phong rất yêu thích và ngưỡng mộ nền nghệ thuật truyền thống Trung Hoa, cũng có hứng thú với nghệ thuật phương Tây, những kiến thức từ tạc tượng đến hội họa cổ điển đã đem lại cho anh rất nhiều lợi ích, trau dồi thêm nhiều hiểu biết.

Vốn là một người ưa tìm hiểu, mày mò, anh đã tự tra cứu những tài liệu chuyên nghiệp, phân tích vẻ đẹp, phong cách kiến trúc Tây phương qua từng thời kỳ, từ bố cục tổng thể của trần cung điện, cho đến tỷ lệ các bức tượng điêu khắc, nghệ thuật trang trí, sắp xếp các cột trụ của La Mã v.v. Lượng kiến thức to lớn ấy đã mở ra trước mắt Lý Ánh Phong một nền nghệ thuật hoàn toàn mới, anh cũng nhận ra vẻ đẹp sức mạnh trong từng bức tượng điêu khắc phương Tây hoàn toàn khác so với nghệ thuật chạm trổ, điêu khắc truyền thống Trung Hoa.

Từ đó, anh bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu sơ đồ giải phẫu cơ thể người, cấu trúc xương v.v. từ hình dáng bên ngoài cho đến hình ảnh lập thể ba chiều. Điều này đối với sự nghiệp chạm khắc ngọc hình tượng Quan Âm của Lý Ánh Phong có sự trợ giúp rất lớn.

Mặt ngọc Quan Âm của Lý Ánh Phong. Ảnh: zhuoyixua

Năm 2007, một lần vô tình Lý Ánh Phong đọc cuốn “A Nan Vấn Phật sự cát hung kinh”, nhận thấy bên trong giảng giải rất nhiều đạo lý dạy con người ta thành một người chân, thiện, mỹ cùng với những giáo lý căn bản của Phật học.

Khi đó cuốn sách đã giúp Lý Ánh Phong lý giải rất nhiều các sự việc, các mối quan hệ trong cuộc sống, dần dần nảy sinh trong anh niềm yêu thích rất lớn đối với Phật pháp, các tư tưởng Phật học, anh bắt đầu vùi mình đọc các cuốn kinh sách v.v.

Từ đó cũng hun đúc trong anh một ý tưởng nghệ thuật, anh muốn thông qua những miếng ngọc bày tỏ sự kính ngưỡng, cũng như những giác ngộ mỗi khi anh đọc kinh sách.

Ảnh: news.artron.net

Lý Ánh Phong chú trọng chạm khắc phần khuôn mặt của tượng Phật, bởi vậy các tác phẩm của anh có kích thước nhỏ, chỉ cỡ mặt dây chuyền ngọc thông thường. Vì vậy anh luôn chú trọng từng chi tiết nhỏ, như vẻ mặt mỉm cười thánh thiện cùng khí chất thanh nhã, thoát tục.

Có câu “Người đang làm, trời đang nhìn”, vì thế Lý Ánh Phong lý giải, Thần, Phật luôn ở ngay trong tâm mỗi con người chúng ta, mỗi một suy nghĩ, lời nói, hành động của chúng ta đều được đặt ngay dưới mí mắt của các ngài, vì thế, anh đem những giác ngộ nhân sinh, đặt trọn vẹn tâm hồn của mình dưới từng mũi chạm khắc.

Ảnh: news.artron.net

Về mặt nghệ thuật, anh cho rằng mỗi một tác phẩm nghệ thuật đầu tiên phải thật đẹp, cái đẹp ấy phải trong ánh nhìn đầu tiên đã phải mang đến cho người xem một loại cảm thụ; thứ hai chính là cảm nhận, đặc biệt là những bức ngọc Quan Âm mang đến cho người xem một loại cảm giác thanh thản, thánh khiết.

Để đạt được điều đó, đó chính là sự tự trau dồi, tu luyện bản thân, đạt được một nội tâm thần tịnh, chân, thiện, mỹ thì mới có thể tạo ra một tác phẩm động lòng người. “Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển” một tác phẩm có thành công hay không đều bắt nguồn từ chính nội tâm của người sáng tác.

Với Lý Ánh Phong, mỗi lần tạc tượng Bồ Tát Quan Âm uy nghiêm, thần thánh, là mỗi lần anh hướng vào nội tâm mình, tu sửa, nâng cao đạo đức, hàm dưỡng, thì khi ấy trái tim, tâm hồn, và thế giới trong anh mới được hòa mình vào ánh sáng của sự từ bi.

Một số tác phẩm tuyệt đẹp khác:

Ảnh: news.artron.net
Ảnh: news.artron.net
Ảnh: news.artron.net
Ảnh: news.artron.net

Theo ZHUOYIXUAN.COM 

Bạn đang đọc bài viết: “Chạm khắc ngọc Quan Âm, nghệ thuật xuất phát từ nội tâm thuần chính” tại chuyên mục Nghệ thuật của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: daikynguyen.nghethuat@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn!

Clip ý nghĩa:

Exit mobile version