Đại Kỷ Nguyên

Cảm âm ca khúc “Thiên sử huy hoàng”: Dậy đi thôi cổng trời đã mở!

Tiếng vó ngựa dồn, xa dần, đưa ta về một khung trời xưa. Lịch sử xã hội nhân loại biến thiên như nước chảy qua cầu, như một vở trường kịch hoành quan tráng lệ, trong đó ai người diễn xuất, ai người đạo diễn?

Ca khúc ‘Thiên sử huy hoàng‘ đã được bắt đầu như thế…

Nghe như tiếng bước chân từ thuở hồng hoang…
mở đất, mở nước, sinh vạn vật
Người viết lên thiên sử huy hoàng của đại khung

Trong dòng sông dài lịch sử, mấy ai thấu hiểu được ý nghĩa thực sự của thay đổi triều đại và kiếp nhân sinh. Người ta sống cứ bon chen và tranh giành lợi ích, chèn ép ăn người, hay mê đắm trong cõi sắc tình, danh vọng, để cho những hỉ, nộ, ái, ố và tham, sân, si cuốn mình đi, mà không biết rằng sống theo cách như thế sẽ tạo nghiệp thêm dày và chẳng mang lại tương lai tốt đẹp gì, mà chỉ đang dần thực sự đưa bản thân mình đến bên miệng vực sâu hủy diệt – Người ta cũng thường nói: “của cải là vật ngoài thân, sinh không mang đến tử chẳng mang đi”; rằng “cái tâm mới là đáng quý nhất” Nhưng trong sự phát triển bùng nổ của hàng hóa vật chất và suy thoái của đạo đức, mấy ai còn giữ được cái tâm thuần thiện, thuần chân?

Năm ngàn năm như nước chảy trôi, khuất lấp tâm lành
Thế gian mê lạc kiếp người mong manh

Năm ngàn năm như nước chảy trôi, khuất lấp tâm lành… (Ảnh: en.minghui.org)

Bài ca nghe như âm hưởng cổ truyền của một dân tộc ít người nào nơi vùng cao Tây Bắc, thấm đẫm hồn đất nước bốn ngàn năm, hòa quyện tiếng suối tiếng rừng tiếng khèn tiếng hát khi mùa xuân về tràn ngập bản làng; sự vui tươi phấn khởi của con người cũng theo đó mà trào dâng cực độ.

Hơn nữa, niềm vui ở đây thật đặc biệt, như có trong đó một sự thăng hoa, có sự trong trẻo của một đứa trẻ vui mừng đón mẹ từ buổi chợ về, lại có sự biết ơn sâu sắc như thể vừa được ai đó vớt lên từ một dòng lũ dữ, thoát khỏi tử thần, còn có cả sự ngưỡng mộ trước một khung cảnh tuyệt diệu huy hoàng chưa từng được thấy trong cuộc đời – một điềm lành linh dị được sấm trong kinh Phật xưa nay đã trở thành hiện thực.

Truyện cổ vạn xưa lưu truyền trần thế:
Khi hoa Ưu đàm nở, Phật chủ độ nhân…
Người truyền tâm Pháp: Chân – Thiện – Nhẫn
Hồng truyền Đại Pháp phá cơn mê
Ngàn năm kết duyên, vượt giông bão,
Người nắm tay cứu độ nhân loại khỏi diệt vong

Người truyền tâm Pháp: Chân – Thiện – Nhẫn, hồng truyền Đại Pháp phá cơn mê (Ảnh: tinhhoa.net)

Lịch sử huy hoàng cũng chính bởi vì lịch sử là một sự sắp đặt có chủ ý, có mục đích bởi Đấng tối cao mà con người không thể tự nhận ra.

Chỉ có một tấm lòng từ bi bao la vĩ đại, đại trí, đại huệ và đại thiện cùng một năng lực siêu phàm của Đấng Sáng Thế mới có thế cứu vớt được thế nhân trong hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm hiện nay của thời mạt kiếp này.

Thiên tai nhân họa đang tràn ngập khắp thế giới và ngày càng gia tăng mức độ trầm trọng, mà nhân loại vẫn chìm trong mê lạc và đau khổ nên cũng chẳng nhận ra đâu mới là nguyên nhân thực sự.

Phật quang phổ chiếu đã rải khắp muôn nhà; rất nhiều người đắc được Đại Pháp đã đang bước đi trên con đường thăng hoa của sinh mệnh, đều biết rằng, làm người lương thiện, tu dưỡng tâm hồn mình theo “Chân – Thiện – Nhẫn” chính là “chìa khóa mở cổng trời” để sinh mệnh chân chính của mình được cứu trở về nơi Thiên quốc; và rằng ơn cứu độ của Phật Chủ lớn hơn trời biển thì thế nhân như chúng ta vĩnh viễn không bao giờ có thể trả hết, chỉ có thể cảm thán mãi không thôi.

Người như vầng dương sáng giữa trời,
gọi thiện lương cùng dẫn lối
Ánh sáng Pháp luân Đại Pháp trải muôn nơi, bừng sức sống

Người như vầng dương sáng giữa trời,
gọi thiện lương về muôn nơi
Ánh sáng Pháp luân Đại Pháp, tạ ân sư, còn vang mãi…

Người như vầng dương sáng giữa trời, gọi thiện lương về muôn nơi (Ảnh: zhengjian.org)

Càng nghe đi nghe lại bài hát, càng thấy hay hơn và thấm hơn, bởi vì những lời ca và nốt nhạc xuất phát ra từ những trái tim cao thượng, vượt hẳn lên khỏi sự tầm thường. Thính giả Tuyết Nhi chia sẻ: “Mình thật sự xúc động khi nghe bài này. Chạm tận tâm can. Xin cảm ơn mọi người đã có một tác phẩm tuyệt vời. Phối khí xuất sắc. Ca từ chân thành, giọng ca truyền cảm”. Thính giả Anh Tuấn thì bộc bạch: “Mỗi lần nghe lại dưng dưng nước mắt; thấm đẫm từng câu từng chữ. Thật sự xúc động; bài hát quá tuyệt vời”.

‘Thiên sử Huy hoàng’ được sáng tác và trình bày bởi Tịnh Liên với phần phối khí của Tương Nhuệ. Chỉ là nhạc sĩ nghiệp dư nhưng với tấm lòng chân thật và xúc cảm chân thành, được tắm mát và gột rửa tâm hồn dưới hào quang của Phật Pháp vĩ đại, họ đã cho ra đời một nhạc phẩm thực sự chạm tới đáy con tim.

Thính giả Quyết Văn chia sẻ: “Nghe như âm nhạc của thiên quốc, một cảm giác từ bi hạnh phúc. Cảm tạ sư phụ mang Đại Pháp cứu độ chúng sinh, cảm ơn người sáng tác mang ca khúc tuyệt vời này cho mọi người”.

Điệp khúc cuối của bài hát như lời gọi mời đầy khắc khoải, cố gắng thức tỉnh nhân loại: tấm màn sân khấu kịch lịch sử náo nhiệt đã sắp khép lại rồi; cổng trời đã rộng mở đón những người hữu duyên trở về thiên giới; ai vẫn còn chìm trong cơn mê mà đánh mất cơ hội tìm thấy đường về?

Ai ơi hãy trân quý ơn cứu độ từ bi.
Dậy đi thôi cổng trời đã mở… không còn xa

Ai ơi hãy trân quý ơn cứu độ từ bi.
Dậy đi thôi cổng trời đã mở… ta hồi hương

Quê nhà đang có đợi ta? Quê nhà chân chính ấy là nơi đâu?

Mời quý vị thính giả cùng thưởng thức và chiêm nghiệm!

Exit mobile version