Đại Kỷ Nguyên

Các hoạ sĩ phương Tây phác hoạ nét đẹp truyền thống phương Đông vô cùng tinh tế

Những bức tranh sơn dầu phong phú kể lại những câu chuyện truyền cảm hứng của thời hiện đại, miêu tả lòng tốt, sự can đảm và những phép màu kỳ diệu. Hai nghệ sĩ phương Tây với sự khiêm tốn, truyền tải văn hóa truyền thống của phương Đông và vẽ lên một cầu vồng của tâm hồn.

Một tâm nguyện

Nữ họa sĩ trẻ Rose Pratt đến từ Cornwall, Anh Quốc có một văn phòng mang tên “Một tâm nguyện”. Cô viết trên Facebook: “Một tâm nguyện được vẽ bằng một trái tim thuần khiết, thể hiện những điều đẹp đẽ và cùng chia sẻ với mọi người trên thế giới”.

Bức tranh màu nước “Tay nâng Hoa Lan” được thực hiện bởi Pratt khi cô tham gia cuộc thi nghệ thuật trên Facebook do đoàn nghệ thuật Shen Yun tổ chức. Cô nói: “Tôi đã rất lo lắng vào thời điểm đó, tôi sợ rằng tôi không thể theo kịp thời hạn. Vào thời điểm đó, tôi nhìn ra ngoài cửa sổ và thấy một nửa cầu vồng xuất hiện trên đường chân trời. Điều này dường như là một gợi ý cho tôi, vì vậy tôi đã cố gắng đưa những màu sắc cầu vồng vào trong bức tranh của tôi”.

Thế tay nâng Hoa Lan là một thế tay cơ bản của múa cổ điển Trung quốc. Pratt đã dành 10 giờ đồng hồ để hoàn thành bức tranh này. Những đóa hoa lan to lớn nở bên trên thanh lịch, còn có cả những đóa hoa tao nhã phía sau, bên dưới là một vũ công chuyên nghiệp. Nàng quỳ xuống đất, thân thể ngửa về sau, hai cánh tay khép lại, hướng lên nâng lên thế hoa lan. Hoa và người tương phản với nhau, nhìn rất linh hoạt kỳ ảo. Pratt rất vui mừng vì bức tranh này không chỉ là một trong những bức tranh lọt vào vòng chung kết, mà còn giành được vị trí thứ hai trong cuộc thi.

“Kim Liên” là bức tranh sơn dầu đầu tiên của Platt, được hoàn thành vào năm 2014. Về ý tưởng sáng tạo của bức tranh này, cô nói: “Hoa sen được sinh ra trong bùn đất mà không hề nhiễm bùn, thánh thiện và tinh khiết. Màu vàng trong bức tranh thể hiện cảm giác khi lần đầu tiên tôi trải nghiệm sức mạnh thần kỳ. Đó chính là khi tôi thực hành theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp”.

“Kim Liên” (Tranh: Rose Pratt/NTD.tv)

Truyền thống tinh khiết

Họa sĩ mang tên Wattana Bo sống ở Kingston, New York, Hoa Kỳ. Ông nói với các phóng viên báo Tân Đường Nhân rằng tác phẩm nghệ thuật của ông đều là những tác phẩm “nghệ thuật có mục đích”. Mục tiêu sáng tạo của ông là lấy truyền thống cổ xưa cùng tinh thần hội họa truyền cảm hứng về sự lương thiện và vẻ đẹp của trái tim con người. Watana viết trên Facebook rằng: “Vẻ đẹp hoàn hảo giống như nước tinh khiết, điềm đạm tự nhiên”.

“Tĩnh tọa đích ngả luân”- (Tranh của Wattana Bo/Facebook)

Một cô gái người Tây Phương mặc một chiếc áo ngắn tay màu vàng in dòng chữ Pháp Luân Đại Pháp, hai tay “kết ấn”, đang ngồi tĩnh tọa. Đằng sau cô gái là một đóa hoa mẫu đơn nở rộ. Kỹ thuật bố trí này rất cân bằng và nó mang đậm yếu tố phương Đông. Pháp Luân Đại Pháp được truyền ra từ năm 1992 tại Trung Quốc, qua 26 năm hồng truyền trên toàn cầu, đến nay đã thu hút được người theo tu tập tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Vì thế mà hiện nay môn tu luyện này đã trở nên rất phổ biến.

“Mạc Lỵ” cũng là một tác phẩm mô tả sự yên tĩnh của việc ngồi đả tọa. Người phụ nữ Trung Quốc tên Mạc Lỵ, mặc trang phục màu xanh truyền thống, đang luyện công thiền định. Một cụm hoa sen bao quanh cô, còn có những lá sen xanh xung quanh điểm xuyết. Tịnh liên xuất trần, tượng trưng cho sự tinh khiết của trái tim Mạc Lỵ.

“Mạc Lỵ” (Tranh của Wattana Bo/Facebook)

Tiên nữ với bộ trang phục màu tím đang gảy đàn. Du ngoạn mây trời, vang vọng nhân gian. Theo Wantana, ông đã sáng tác bức tranh này khi xem xong buổi biểu diễn của đoàn nghệ thuật Shen Yun. Nhìn vào bức họa này khiến cho người xem thấy được ở xứ Thần Châu cổ đại, đạo đức con người in sâu vào âm nhạc, đều có thể qua âm nhạc mà cảm nhận được nhịp đập của con tim.

“Cổ cầm phi thiên – Đàn cổ bay lên không trung” – (Tranh của Wattana Bo/NTD.tv)

Bức tranh “Chân, Thiện, Nhẫn”  được vẽ lại từ một bức ảnh chụp một cuộc diễu hành của những học viên Pháp Luân Công. Ba thiếu nữ trong bộ đồ trắng đoan trang, mỗi người họ cầm một biểu tượng chữ “Chân”, “Thiện”, và “Nhẫn” rất lớn. Họ đang nhắc nhở mọi người rằng:

Xin hãy đừng quên rằng có hàng nghìn người Trung Quốc hiền lành vô tội đã hy sinh mạng sống của mình để giữ chân lý và quyền tự do tín ngưỡng.

“Chân, Thiện, Nhẫn” – (Tranh của Wattana Bo/NTD.tv)

Là một nghệ sĩ, Wattana luôn luôn hướng đến việc khơi dậy mối quan tâm về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Ông đã sử dụng tài năng của mình mà nói lên với thế giới rằng: Chúng ta hãy cùng nhau chung sức để chấm dứt cuộc đàn áp này!

“Hãy ngừng bức hại”- (Tranh của Wattana Bo/NTD.tv)

Trong “Hãy ngừng bức hại”, họa sĩ đặt ba nhân vật vào trọng tâm của bức hình: một học viên Pháp Luân Công trẻ tuổi mặc chiếc áo vàng đang nhắm mắt lại thiền định. Bên cạnh anh, một cảnh sát trong bộ đồng phục màu xanh lá cây một tay cầm cây dùi cui và một tay giật tấm biểu ngữ có dòng chữ “Chân, Thiện, Nhẫn”. Ngoài ra còn có một nữ sinh ngồi dưới đất và tay cầm đầu bên kia của tấm biểu ngữ. Nữ sinh viên giơ tay lên và dường như nói với cảnh sát: Đừng đánh người nữa! 

Trong 19 năm qua, cảnh tượng này đã xuất hiện ở Quảng trường Thiên An Môn rất nhiều, rất nhiều lần, cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên, khủng bố và đau khổ không thể phá hủy ý chí của các học viên. Tiếng hô “Pháp Luân Đại Pháp hảo – Pháp Luân Đại Pháp là tốt đẹp” đã lan rộng khắp miền bắc và nam Trung Quốc.

“Luyện công tập thể”- (Tranh của Wattana Bo/Facebook)

Giữa trời tuyết lạnh, các học viên Pháp Luân Công vẫn không sợ giá rét, kiên trì tập luyện ngoài trời. Mặc dù khí hậu khắc nghiệt, những người tu luyện có thể chịu đựng được những khó khăn. Họa sĩ cũng đính kèm một bài thơ mang tựa đề “Sự ấm áp của mùa đông”. Trong một màn không gian màu trắng, biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” vẫn hiện lên rõ ràng và tươi sáng. Giữa trời và đất, những Pháp Luân như hoa tuyết rơi và quay tròn cùng với chân tâm của người tu luyện.

Theo Epochtimes.com
Uyển Vân biên dịch

Exit mobile version