Đại Kỷ Nguyên

Các đồ dùng mà hoàng đế Càn Long thích nhất qua những bức họa của cố cung

Vị hoàng đế thứ tư của triều đại nhà Thanh là Ái Tân Giác La Hoàng Lịch, hay còn được gọi là hoàng đế Càn Long. Nếu muốn tìm hiểu phong cách nghệ thuật của những đồ dùng trong nhà thời nhà Thanh, không thể không chú ý đến thời kỳ này. Chúng ta hãy cùng nhau ngắm các bức tranh của cố cung dưới đây để cùng thưởng thức những đồ nội thất phổ biến nhất trong thời hoàng đế Càn Long.

Càn Long hành nhạc đồ

Ghế cây kết là một loại đồ dùng nội thất, trên thực thế nó không có gì xa lạ với chúng ta. Vật liệu không có gì ngoài tre và gỗ cây đằng. Loại cây mọc trong tự nhiên, khi trưởng thành nó được chọn lựa bởi con người, là sự kết hợp giữa thiên nhiên và kỹ xảo của con người. Trung Hoa cổ đại rất ủng hộ sử dụng những thứ có sẵn từ tự nhiên không qua sửa chữa chạm khắc, điều này hòa hợp với tư tưởng về vũ trụ của Nho gia: “Nhân dữ tự nhiên, thiên nhân hợp nhất” (người cùng tự nhiên, người và trời hợp nhất). Trong bức “Càn Long hành lữ đồ” thấy có xuất hiện một chiếc ghế cây kết như vậy.

Ghế cây kết không chỉ được những văn nhân tôn giáo ưa chuộng, mà đến cung đình cũng ngự dụng; dễ thấy nó như một kỳ vật mỹ lệ kinh điển. Trong số những người yêu thích chiếc ghê cây kết này có hoàng đế Càn Long. Bức tranh này miêu tả hoàng đế ngồi trên ghế, mặt ngước lên một góc 45 độ nhìn lên các vì sao. Ghế cây kết được đặt trong ngự hoa viên không sợ gió thổi mưa rơi, kết hợp với cảnh sắc bên ngoài tạo nên một sự hòa hợp lạ kỳ. Đáng tiếc bây giờ người hiện đại ngày nay không còn xem trọng những chiếc ghế này nữa.

Càn Long hành nhạc đồ (Ảnh: sohu)
Cành cây Đằng. (Ảnh: sohu)
Người truyền thừa Tô Tác tái hiện kỹ thuật chạm hoa kinh điển trên cành cây đằng để tạo thành ghế cây kết (Ảnh: sohu)

Hoằng Lịch quan Hà phủ cầm đồ

Trong thời cổ đại, chơi đàn là một biểu tượng văn hóa của bậc quan chức học giả, bàn để đàn dựa theo hình dạng loại đàn cụ thể mà thiết kế, nó là văn vật không thể thiếu để làm nên âm thanh hoàn hảo nhất cho tiếng đàn tuyệt vời của cổ nhân. Trong “Hoằng Lịch quan Hà phú cầm đồ” có khắc họa hình ảnh chiếc bàn đàn chuyên dùng của Càn Long, so với những chiếc bàn phổ thông khá ngắn và nhỏ, tương đối thấp. Ngược lại, ghế ngồi hơi cao, thuận tiện cho việc phát huy tối đa kỹ năng trình diễn.

Hoằng Lịch quan Hà phủ cầm đồ (Ảnh: chinashj)

Hoằng Lịch hành nhạc đồ

Chiếc ghế gấp đầu tiên xuất hiện vào thời nhà Liêu, Tống, so với những chiếc ghế truyền thống khác cũng lớn hơn tới hai ba trăm năm tuổi. Trải qua một quá trình phát triển rất dài, ghế gấp dần dần nâng cao địa vị của nó, đến khi trở thành một vật dụng độc quyền cho đạt quan quý nhân, đặc biệt được sử dụng khi hoàng đế cùng các quý tộc đi tuần du săn bắn bên ngoài; chiếc ghế gấp là thể hiện cho địa vị và thân phận quý nhân.

Bức “Càn Long đế nguyên tiêu hành nhạc đồ” miêu tả cảnh hoàng đế Càn Long cùng các con em hoàng thất ăn mừng tết Nguyên Tiêu trong cung uyển. Trong bản vẽ miêu tả Càn Long ngồi ở giữa hiên nhà trên một chiếc ghế gấp, một đồng tử ngồi đốt lửa than dưới chân, hai bên đều là những con cháu hoàng thất, vị hoàng đế an tường hiền hòa tràn đầy tình thương, đưa mắt nhìn các con vui đùa ăn mừng lế tết. Hiện nay, bức tranh đang được lưu giữ tại bảo tàng Cố cung tại Bắc Kinh.

Hoằng Lịch hành nhạc đồ (Ảnh: epochtimes)

Hoằng Lịch huân phong cầm vận đồ

Ngồi trên sập và bằng kỷ (bằng kỷ như một phần để dựa lưng, thường trang trí hội họa hoặc thư pháp) là hương vị cổ điển thanh lịch, từ xa xưa truyền tới đời Thanh vẫn luôn là như vậy. Hình ảnh những chiếc sập và bằng kỉ là một hình ảnh phổ biến trong những bức tranh của thời đại nhà Minh và nhà Thanh, mang một ý nghĩa về đồ hình, “Hiên miện tài hiền” (người đọc sách có tài, hiền đức) hoặc “Nham huyệt thượng sĩ” (thượng sĩ trên ngọn núi đá), ngoài ra còn mang những dấu hiệu của ngôn ngữ nghệ thuật.

Hai món đồ cổ xưa này tựa hồ như thoắt ẩn thoắt hiện trong cuộc sống. Hiện nay bức tranh “Hoằng Lịch huân phong cầm vận đồ” đang được lưu giữ tại Bảo tàng Cố cung, trong bức họa có miêu tả hình ảnh hoàng đế Càn Long ngồi tọa trên sập và chiếc bằng kỷ phía sau rất sinh động.

Hoằng Lịch huân phong cầm vận đồ (Ảnh: sohu)

Càn Long quan khổng tước khai bình đồ

Tác phẩm hiện đang được cất giữ tại Bảo tàng Cố cung, là một tác phẩm thư họa nổi tiếng cho thấy sinh hoạt trong hoàng cung của hoàng đế Càn Long, gắn với Viên Minh Viên (một khu vườn thượng uyển). Trong bản vẽ Càn Long ngồi ngay ngắn trên một chiếc ghế gỗ đỏ, an nhàn nhìn ngắm đôi khổng tước xinh đẹp dạo chơi trong sân nhà.

Trong thời kỳ trị vì của mình, Càn Long đã cho phát triển đồ dùng nội thất lên đến đỉnh cao. Thanh cung là nơi tập hợp tất cả những thợ mộc giỏi nhất cả nước, đã chế tạo ra được vô số những đồ dùng kinh điển.

Càn Long quan khổng tước khai bình đồ (Ảnh: blog.sina)
Càn Long quan khổng tước khai bình đồ (Ảnh: sohu)

Hoằng lịch cổ trang hành nhạc đồ

Cho tới ngày nay, giường nằm luôn là đồ nội thất không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà, chiếc giường mà hoàng đế Càn Long sử dụng có tên là giường La Hán, giường La Hán không được lưu hành ngoài dân gian, nó có hình dáng khá cởi mở, có thể bố trí ở trong hoặc ngoài phòng ngủ để sử dụng. Trong bức tranh ta thấy trên tay Càn Long cầm cây trượng như ý, ngồi ở giữa chiếc giường La Hán, phía sau giường là tấm dựa lưng khảm nạm vân thạch, vô cùng xa hoa và cao quý.

Hoằng lịch cổ trang hành nhạc đồ (Ảnh: xuehua)

Hoằng Lịch thị nhất thị nhị đồ

Trong thư trai “Tuân sinh bát tiên – khởi cư an nhạc tiên” mô tả khái quát về việc bố trí những đồ dùng có trong bức tranh như sau: chính giữa phòng là một chiếc sập dài, một nghiên đài cổ, một bút diêu cổ, một bút trúc đồng, một đồ rửa bút bằng sứ, một hồ đấu, một thau nước, một vị quan giúp việc vua v.v. Sau lưng hoàng đế là một bức bình phong tranh sơn thủy mà hoàng đế yêu thích, cũng là vật mà ông sưu tầm, ngoài ra còn có những bình, lọ, vại hoa văn xanh trắng mà ông cất giữ; điều này thể hiện Càn Long là một vị vua ưa chuộng sưu tầm cổ vật và dùng chúng làm đồ trang trí trong cuộc sống thường ngày của mình.

Hoằng Lịch thị nhất thị nhị đồ (Ảnh: dmp.org)

Theo sohu.com

Uyển Vân biên dịch

Clip hay: Thần Phật bảo hộ cho ‘người tín Thần Phật’ như thế nào?

Exit mobile version