Đại Kỷ Nguyên

Bức tranh cổ “Hán Cung Xuân Hiểu”: Một cái nhìn chân thực hoàn toàn khác về cuộc sống hậu cung xưa

“Hán Cung Xuân Hiểu” là tác phẩm nổi tiếng nhất trong các tác phẩm của danh họa gia Cừu Anh triều đại nhà Minh. Đây là một trường cuốn (một bức họa dài), chiều ngang dài tới 574 cm, trong tác phẩm có mô tả 114 người. “Hán Cung Xuân Hiểu” được lấy bối cảnh từ Lễ hội Mùa Xuân tại Hán cung, Cừu Anh vẽ lại các hoạt động của từng nhân vật tham gia trong lễ hội đó, tái hiện lại cho chúng ta thấy cuộc sống trong hậu cung vào 2.000 năm trước đây. Chúng ta hãy cùng xem các chi tiết của kiệt tác “Hán Cung Xuân Hiểu” để biết mọi người trong cung đình vào một buổi sớm xuân đang bận rộn với điều gì nhé!

Về tác giả

Cừu Anh là một trong “Tứ đại Minh gia” (1494 – 1552), thuở nhỏ ông từng làm thợ sơn, thợ thủ công vẽ hoa văn trên sứ, sau này bái Chu Thần làm thầy. Cừu Anh với thiên tư thông minh cộng với kỹ thuật hội họa xuất sắc, tài năng của ông khiến họa sĩ nổi tiếng Chu Thần phải thán phục và thu nhận làm học trò.

Chân dung danh họa Cừu Anh. (Ảnh: baike.so)

Thời gian đầu học vẽ ông đã nhận được sự tán thưởng của cha con Văn Chưng Minh. Ông thường xuyên qua lại với cha con nhà Văn thị nên đã tiếp thu được rất nhiều cách vẽ từ những bức họa trong triều đại nhà Đường nhà Tống mà gia đình Văn thị sưu tầm, khiến cho kỹ thuật hội họa của ông được nâng lên một tầng cao mới.

Tác phẩm “Hán Cung Xuân Hiểu”

“Hán Cung Xuân Hiểu” được lấy bối cảnh từ Lễ hội Mùa Xuân tại Hán cung, vẽ lại các hoạt động của từng nhân vật tham gia trong lễ hội đó, tái hiện lại cho chúng ta thấy cuộc sống nơi hậu cung triều Minh 2.000 năm trước đây. Chúng ta hãy cùng theo dõi kiệt tác “Hán Cung Xuân Hiểu” để xem mọi người trong cung đình trong một buổi sớm mùa xuân đang làm những gì nhé!

Địa điểm tại Hán Cung, thời gian vào mùa xuân
Sáng sớm sương mù giăng như một lớp lụa mỏng
Từ cổ chí kim đi rồi lại trở về

Chợt thấy bức tường trong cung
Đôi cánh cửa tinh xảo mở một cánh hướng ra ngoài
Bạch ngọc điêu khắc trên bờ tường,
bên trái bên phải, quanh co uốn lượn
Một đôi bạch điểu cất cánh bay
Xanh miếng ngói kéo dài yên tĩnh
Sân đình rộng mở sạch sẽ
Không khí cũng trong lành mát mẻ
Bốn bề xung quanh yên lắng
Đúng là một buổi sớm tươi đẹp

Hộ vệ cầm côn dọc theo đường tuần tra
Dừng bước đứng lại trao đổi tin tức
Cành liễu mềm nhỏ nhắn rủ xuống
Theo gió đung đưa
Có âm thanh cũng không có âm thanh

Phi tần và thị nữ lần lượt theo thứ tự ra sân Hán cung
Người họa gia cũng lần lượt sắp xếp
Mở màn cuộc sống buổi sớm xuân chốn cung đình
Chậm rãi tiết lộ
Từng khuôn mặt phấn chấn
Bước lên vũ đài thuộc về mình…

Du dương tự tại

Mùa xuân ở Hán cung
Cứ như thế du dương tự tại
Các phi tần tụ năm tụ ba
Gảy đàn nhạc khí, chơi cờ, khiêu vũ, thêu thùa, xem họa, đọc sách, trồng hoa cỏ…
Nhảy vào mi mắt đều là xuân

Xem chim

Cái đuôi khổng tước xinh đẹp
Làm chói mắt người xem
Bước chậm giữa chốn nhà cửa hoa lệ
Cúi đầu xuống đất tìm lương thực
Thỉnh thoảng ngẩng lên như chờ đợi “đồ ăn từ trên trời rơi xuống”
Ý nghĩa của sinh mệnh chỉ như vậy thôi sao?

Hội họa đặc sắc của Cừu Anh

Cừu Anh từng được Đổng Kỳ Xương (một danh họa thời Minh) tán dương là họa sĩ tài ba nhất trong 500 năm. Cừu Anh tinh thông hội họa Nam Tống, lại giỏi trong việc lấy văn nhân tạo thành hàm sức và nét thú vị trong các bức tranh. Vì thế mà Cừu Anh cùng với Trầm Chu (1427 – 1509), Văn Chưng Minh (1470 – 1559) và Đường Dần (1470 – 1524) xưng thành “Tứ đại Minh gia”.

Các tác phẩm của ông đều rất tỉ mỉ, thanh tú, ý tứ kín đáo, đẹp đẽ sáng sủa, lại có một phong cách giản lược súc tích nhưng mạnh mẽ có chiều sâu. Hán cung mà ông vẽ, từ tổng thể bố cục đến chi tiết cục bộ, từ việc lớn đến việc nhỏ đều được mô tả rất kỹ lưỡng. Từ cấu trúc phức tạp của sân vườn cung điện, đình đài lầu các, từ các bờ tường lan can đều được xử lý bằng những nét vẽ nhỏ nhắn, rường cột trạm trổ, tỉnh xảo sang trọng, đều được ông xử lí một cách duyên dáng. Ông sử dụng màu xanh thanh khiết làm màu chủ, để điểm vào những nhóm cây um tùm diễm lệ. Bức họa này có ảnh hưởng rất lớn đối với những thế hệ sau này.

“Hán Cung Xuân Hiểu” miêu tả tới 114 nhân vật, trong đó có các phi tần tại Hán cung, đi kèm là các tì nữ của phi tần và một vài nhân vật trong cung, ta đi theo từng người từng người để xem họ đang làm gì.

Ngắm hoa

Người đẹp với trang phục lộng lẫy ngắt hoa
Những đóa hoa ngưng hé lộ
Nhẹ nhàng bày trên chậu
Hoa hòa cùng nước cùng lá cây tạo nên một mùi hương nhẹ nhàng

 

Nhất tâm nhất ý trồng hoa dưỡng hoa
Lặng lẽ nguyện thầm tâm ý chủ nhân
Hoa và cây cối như cùng nhau cất tiếng
Thản nhiên buông mình
Thân mật tâm tình cùng con người cùng đất trời

Thêu thùa

Thêu thùa từng họa tiết
Từng mũi kim từng đường kim trầm tĩnh qua lại
Mùa xuân phù dung nhiều đóa dần dần hé mở
Dừng dừng đi đi
Một làn gió xuân thổi qua làm miếng vải thêu như mềm mại

Tấu nhạc

Lầu đài ca hát
Đàn tranh, tỳ bà, đàn Hàm, cổ cầm, sênh, cùng sáo
Tề tụ lại hợp âm hiệp tấu
Nhạc âm thiên thượng thập phương thế giới khai triển vô biên trong thời không
Ngồi cầm ống trúc khiêu vũ cùng gió xuân
Du lãng vòm trời
Cổ nhạc khúc mới theo cảm hứng mà bày tỏ
Thiên âm thanh tịnh lòng người

Ca múa

Nghe nhạc khởi vũ
Giai nhân nhẹ nhàng múa với chiếc eo nhỏ nhắn
Chao lượn theo gió trở về trong tuyết
Uyển chuyển như rồng lượn
Nhẹ nhàng như chim yến bay
Ống tay áo lướt qua như vân vũ
Tay áo dương cao lên chuyển trăm vòng
Quay đầu nhìn quanh
Giơ tay nhấc chân từng dáng vẻ

Chơi cờ

Quý Phi ưu nhã nhón cờ
Mấy chục dặm bước ngang qua chiến trường
Mỉm cười đang lúc “chém giết” rung trời
Định khí tại tập trung suy nghĩ
Đã là thiên hồi bách chuyển
Hạ cờ
Xem cuộc chiến
làm không biết mệt

Đọc sách

Trong khuê phòng cùng bằng hữu
Nằm giống nhau cùng đọc sách
Dưới màn trướng Cẩm Tú
Giữa thần linh cổ kim
Niệm cùng nghìn dặm

Thi hiểu biết về cây cỏ

Trò chơi đấu bách thảo đã sớm khai phong trong Hán cung
Cạnh tranh xem xét hoa cỏ
Xem tên hoa cỏ là gì
So đấu kiến thức xem ai uyên bác tinh thông

Vẽ chân dung

Họa sĩ cung đình vẽ chân dung cho các phi tần
Nhớ lại thời Nguyên đế
Mao Diên Thọ vẽ tranh cho các phi tần cùng với câu chuyện của Chiêu Quân

(Trong “Tây kinh tạp ký” có ghi lại chuyện xưa: phi tần trong hậu cung của Tây Hán Nguyên Đế rất đông, không thể nhớ hết mặt. Nguyên đế phải phái họa sĩ Mao Diên Thọ để vẽ lại chân dung của các giai lệ trong hậu cung, lấy bức vẽ để triệu hạnh (gọi đến cạnh hầu hạ cho vua). Để được vẽ chân dung của mình thật xinh đẹp, rất nhiều phi tần đã phải hối lộ Diên Thọ, riêng chỉ có Vương Chiêu Quân từ chối hối lộ, hậu quả là bức chân dung nàng cực xấu xí, khiến nàng không được Hán Nguyên Đế để mắt tới).

Từ cổ chí kim
Bao nhiêu thắng cảnh hưng thịnh
Ở nơi nào đến lúc nào
Từ Hán đến nay đi lại trở về, trở về lại đi
Thuần tịnh, Yên Tĩnh, Hòa ấm, Ung Dung

Du dương tự tại tụ hợp ở không gian “Hán Cung Xuân Hiểu”
Liệu có mắt thần từ trên cao nhìn xuống
Như có thần lực vượt qua sinh lão bệnh tử
Mấy trăm năm tới cũng không thay đổi

 

Bức họa “Hán Cung Xuân Hiểu” vẽ rất nhiều cảnh tượng của các phi tần, không phải trạng thái tĩnh mà đều hiện lên cũng những hoạt động mà họ tham gia, mở rộng thêm rất nhiều không gian để chúng ta hình dung về một phần lịch sử chân thực.

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

 

Exit mobile version