Đại Kỷ Nguyên

Bộ tộc ở Malaysia chia sẻ chìa khóa hạnh phúc và hòa bình: Linh hồn có rời khỏi thân thể khi người ta ngủ hay thân xác chết đi?

Cách người dân bộ tộc Senoi của Malaysia nhìn nhận các giấc mơ làm dấy lên sự quan tâm mạnh mẽ của những người nghiên cứu giấc mơ từ khắp nơi trên thế giới trong nhiều thập kỷ.

Vào những năm 1930 và 1970 các nhà nghiên cứu đã gặp gỡ người dân Senoi, những người sống cô lập trong vùng núi của Malaysia.

Nhận thức và lý giải của người Senoi về giấc mơ rất uyên thâm và đầy tính khoa học: những điều khoa học đang dần dần minh chứng thì với họ là rất đương nhiên, ví dụ như việc linh hồn ly thể trong giấc ngủ, hay linh hồn sẽ ly thể khi thân xác ở không gian này chết đi.

Tấm ảnh được chụp bởi một tài xế xe tải phần nào hé lộ về hiện tượng linh hồn người chết có thật hay không.

 “Linh hồn người chết có thật hay không?” dường như là câu hỏi không có lời giải đối với con người. Tuy nhiên, bức ảnh bóng trắng kỳ lạ lơ lửng bên trên thi thể của một người đàn ông vừa qua đời vì tai nạn giao thông, cũng như nhiều bức ảnh chụp linh hồn khác, có thể khiến chúng ta tin rằng hiện tượng tâm linh huyền bí này vẫn tồn tại, và nó là sự thực khi một người chết đi.

Bức ảnh được chụp bởi Saul Vazquez, một tài xế xe tải sống tại thành phố Mount Sterling, bang Kentucky, Mỹ. Theo đó, vào hồi 18 giờ 30 phút ngày 12/7, trong khi lái xe trên đại lộ Bert T Combs, anh đã bắt gặp một vụ tai nạn giao thông trên con đường phụ song song. Nạn nhân trong vụ tai nạn là một người lái xe mô tô, và người này đã qua đời trên đường tới bệnh viện.

Từ xe tải của mình, anh Vazquez đã nhìn thấy một hình thù màu trắng bay lơ lửng bên trên nạn nhân. Thấy vậy, anh đã chụp lại hiện tượng bí ẩn này và đăng tải bức ảnh trên mạng xã hội Facebook. Ngay lập tức, bức ảnh đã thu hút sự quan tâm của cư dân mạng với 10 nghìn lượt chia sẻ, hầu hết là những người tin vào sự tồn tại của linh hồn bất tử của con người.

Chia sẻ về hiện tượng lạ mà anh được tận mắt chứng kiến, Vazquez chỉ cầu mong điều tốt lành sẽ đến với những người gặp tai nạn. “Hãy phóng to tấm ảnh và tập trung vào bóng trắng đang lơ lửng trên mũ của nhân viên cứu hộ.”

Người Senoi cho biết cơ thể không những có một mà còn có nhiều linh hồn, hay còn gọi là nguyên thần. Khi thân thể xác thịt chết, các nguyên thần sẽ rời đi theo cách như thế.

Nguyên thần chính sống bên trong trán, ở khu vực thể tùng quả, hay còn gọi là nê hoàn cung. Các nguyên thần khác ngụ ở các vị trí khác và có thể rời khỏi thân thể trong khi ngủ, bao gồm cả nguyên thần chính.

Và vì vậy, đối với họ, hiện tượng giấc mơ rõ ràng và mãnh liệt, như thật, trên thực tế chính là linh hồn làm các việc đó thực sự ở một không gian khác, chứ không phải là giấc mơ nữa.

Khoa học cũng nói nhiều về những giấc mơ tiên tri, giấc mơ báo mộng và sự trùng khít so với thực tế diễn ra sau đó. Trên thực tế chính là loại “giấc mơ” này, vốn không được gọi là “mơ”, mà là những sự kiện thật xảy ra ở một không gian khác trong khi thân người đang nằm ngủ: gặp người thân đã mất, đến một vùng nào đó, sau đó sẽ gặp lại vùng đó ở thực tế ngoài đời..vv

Những người Senoi coi những giấc mơ là chìa khóa cho sự hòa bình và thuần khiết trong cuộc sống của họ.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu hệ thống giấc mơ, cũng như bản tính ôn hòa, không bạo lực trong xã hội người Senoi. 

Họ đã nhất trí đưa ra các báo cáo về cách người Senoi giải quyết nhiều vấn đề gặp phải trong cuộc sống qua những sự việc phát sinh ở không gian khác khi nguyên thần ly thể. Điều đó giúp họ trở nên chín chắn về cảm xúc, kín đáo, tự chủ tốt và ít xung đột.

Theo Stewart và Garfield, mỗi buổi sáng, người Senoi nói chuyện với con cái họ về những điều xảy ra ở không gian khác khi nguyên thần ly thể trong giấc ngủ đêm hôm trước. Với người bình thường chúng ta, thì dẫu có gặp một giấc mơ rất mạnh mẽ và chân thực, hôm sau ngủ dậy chúng ta có lẽ cũng chỉ tặc lưỡi: “chỉ là mơ thôi mà”.

Còn người Senoi đã có cách đối đãi rất nghiêm túc đối với những việc đó. Họ cũng dậy con cái cách ứng xử khi nguyên thần ly thể, ví dụ cách kết bạn khi nguyên thần ly thể, thậm chí kết bạn với cả các thế lực thù địch.

Nó cũng bao gồm trân trọng những niềm vui được bay lên trong không trung khi ngủ và những lợi ích khác khi nguyên thần ly thể (họ cũng có thể gọi là giấc mơ minh mẫn, tức là người “mơ” hoàn toàn nhớ chi tiết các sự việc một cách rõ rệt khi tỉnh dậy, những điều đã gặp rất mạnh mẽ, sống động, chân thực và chi tiết).

Nếu một người Senoi khi nguyên thần ly thể trong lúc ngủ, trong đó đã xảy ra xung đột với một thành viên khác của cộng đồng, người đó sẽ cố gắng giải quyết vấn đề đó ngay khi tỉnh dậy, sẽ giải thích cho người có xung đột những gì đã xảy ra và sẽ bồi thường cho người kia nếu đã gây ra thiệt hại.

Năm 1934, lần đầu tiên  Kilton Steward đã gặp người dân Senoi và ở lại với họ trong khoảng hai tháng. Trong những năm 1970, nhà tâm lý học Patricia Garfield cũng đã sống cùng người Senoi và đã có những nhận định tương tự như của Stewart liên quan đến cách giải mã những sự việc khi nguyên thần ly thể. Bà phát hiện rằng nhờ đó, xã hội của họ không có  bệnh tâm thần và bạo lực.

Các trạng thái cáu giận và rối loạn tâm thần không tồn tại trong xã hội Senoi…Các thầy thuốc điều trị phương Tây cho đó là điều khó tin, dù điều này được các nhà nghiên cứu (đã dành thời gian đáng kể quan sát người Senoi) khẳng định. Người Senoi cho thấy một sự chín chắn đáng ngạc nhiên”, bà viết.

Những món quà thể hiện thiện chí có thể được cho đi và nhận về trong giấc mơ, như tranh vẽ, tranh khắc gỗ hoặc bản nhạc.

Năm 1985, Domhoff đã biên soạn trong cuốn sách The Mystique of Dreams (Các Giấc mơ thần bí) công trình của ba nhà nhân chủng học, mà những phát hiện đều cho thấy một cách tiếp cận thú vị đến các giấc mơ trong văn hóa của người Senoi.

Ba nhà nhân chủng học này là Robert Dentan tốt nghiệp Đại học Yale; Geoffroy Benjamin đào tạo tại Đại học Cambridge và là giảng viên tại Đại học Quốc gia Singapore; và Clayton Robarchek tốt nghiệp tại Đại học California ở Riverside và giảng viên tại Đại học bang Chico.

Nếu một người Senoi khi nguyên thần ly thể trong giấc ngủ đã xảy ra xung đột với một thành viên khác của cộng đồng, người đó sẽ cố gắng giải quyết vấn đề đó ngay khi tỉnh dậy, sẽ giải thích cho người có xung đột những gì đã xảy ra và sẽ bồi thường cho người kia nếu đã gây ra thiệt hại.

Người Senoi coi cơ thể có nhiều linh hồn. Linh hồn chính sống bên trong trán, các linh hồn khác ngụ ở các vị trí khác trong thân thể có thể rời khỏi cơ thể khi lo sợ hoặc trong khi ngủ. Chính linh hồn làm các việc, đi đây đó trong giấc mơ.

Trân trọng những “giấc mơ”, đối với người Senoi, chính là trân trọng sự thực. Liệu khi chúng ta phủi tay “chỉ là mơ thôi mà”, khi trong mộng gặp một người thân thiết đã mất nói với chúng ta điều gì đó, báo cho chúng ta một tin gì đó, thì phải chăng chúng ta, vì không muốn tin, nên đã không trân trọng sự thực lẽ ra nên trân trọng đó? 

Xuân Hà – Hà Phương Linh

Xem thêm:

Exit mobile version