Phiến đá khổng lồ thời tiền sử này nằm gần ốc đảo Tayma trong sa mạc của Ả Rập Xê-út là một trong những bí ẩn lớn nhất được con người tìm thấy…Khi mà công nghệ laser mới được phát minh năm 1953 thôi, vậy mà từ 12 nghìn năm trước những hòn đá này đã sừng sững ở đó như một dấu hỏi lớn cho nhân loại?
Kể từ khi phát hiện ra nó, vết cắt ngọt sắc trên đá này đã không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, mà còn tạo ra tranh cãi giữa họ về việc nó là vết cắt nhân tạo hay là vết cắt của tự nhiên.
Theo phỏng đoán thứ nhất, vết cắt hoàn hảo trên tảng đá khổng lồ này có nguồn gốc tự nhiên. Có khả năng là nền đất, khi di chuyển nhẹ dưới một trong hai trụ đá đã khiến tảng đá được chia cắt làm đôi, cách nay đã hàng ngàn năm rồi.
Tuy nhiên, lời giải thích này không trả lời nổi hàng tá câu hỏi: làm thế nào việc chia tách này có thể quá hoàn hảo trên cả hai mặt đá như vậy? với một nhát cắt thẳng đứng hoàn hảo? và làm thế nào hai tảng đá có thể được tách ra chính xác cùng một khoảng cách đúng từng ly của khe nứt vỡ?
Tất cả các cánh cửa phân tích đều chỉ dẫn ra rằng:
Tại một thời điểm nào đó trong lịch sử, khối cự thạch khổng lồ này đã được con người gia công với những công cụ cực kỳ chính xác và tân tiến. Một số nhà khoa học thậm chí còn nói rằng chắc chắn các công cụ tương tự như tia laser đã được sử dụng cho nhát cắt ngọt này. Vậy là laser đã tồn tại từ thời tiền sử ư? Lịch sử loài người lại sắp phải viết lại…
Công nghệ laser trong nền văn minh lần này xuất hiện từ bao giờ?
Như chúng ta đã biết, công nghệ laser vẫn còn xa lạ với chúng ta qua nhiều thế kỷ, nhiều thiên niên kỷ, bởi vì ở nền văn minh này, công nghệ laser mãi tới năm 1953 mới được phát minh ra.
Làm thế nào mà thời tiền sử có thể chia cắt đôi tảng đá khổng lồ một cách chính xác như vậy mà không cần sử dụng công nghệ?
Nhiều nhà khoa học đã ra sức suy đoán về chủ đề này, nhưng mãi tới nay vẫn không có ai có thể chỉ ra nguồn gốc thực sự của hiện tượng này. Tất cả đều chỉ là những dấu hỏi lớn và không chắc chắn, ngoài một nhận định duy nhất khả dĩ phù hợp:
Đã tồn tại một nền văn minh vô cùng tiên tiến ở thời điểm đó rồi.
Những khám phá khảo cổ đã chỉ ra rằng khu vực nơi các tảng đá nằm có dấu vết con người sinh sống trong thời kỳ cổ đại. Một điểm hấp dẫn đặc biệt của tảng đá khổng lồ này, là trên đó còn có những bức bích họa con người hình dáng hiện đại.
Những tài liệu lịch sử (và tiền sử) của vùng đất và quần thể di tích tiền sử
Những tảng cự thạch khổng lồ này lần đầu tiên được phát hiện bởi Charles Huver vào năm 1883. Năm 2010, SCTH (Ủy ban Du lịch và Di sản Quốc gia Ả Rập) thông báo tìm thấy một tảng đá khác gần Teima với một dòng chữ tượng hình của Pharaon Ramses III.
Dựa trên phát hiện này, các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng Teima là một đường mòn quan trọng nối giữa bờ Biển Đỏ đến bán đảo Ả Rập và thung lũng sông Nile.
Tại địa điểm tìm thấy hòn đá, cũng đã có nhiều khám phá khảo cổ rất phong phú về vấn đề này.
Theo kênh truyền hình DiscloseTV, những khám phá khảo cổ gần đây cho thấy Teima đã có người ở từ thời đại tương đương với thời đồ đồng. Theo các nhà nghiên cứu, những dấu vết đầu tiên của thành phố ốc đảo được liệt kê dưới cái tên “Tiamat” trong chữ khắc Assyria…có niên đại từ thế kỷ thứ tám trước Công nguyên …
Các công cụ của quá khứ
Lát cắt cực kỳ ngọt và chính xác, chia đôi khối cự thạch khổng lồ đã làm dấy lên những câu hỏi chưa có câu trả lời. Nhiều nhà khoa học còn đưa ra nhận định rằng việc cắt đôi khối cự thạch Al Naslaa đã được thực hiện bởi một công nghệ siêu việt mà con người chưa từng biết đến.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học khác cố gắng để giải thích hiện tượng này như một hiện tượng tự nhiên thuần túy, mặc dù nhiều khám phá trên toàn thế giới đã chỉ ra rằng
Nhiều nền văn minh của loài người thời tiền sử đã sở hữu những kiến thức công nghệ tiên tiến, thậm chí còn tiên tiến hơn con người chúng ta ngày nay, nhưng bị mất đi theo dòng chảy thời gian và tìm thấy lại manh mún trong thời kỳ hiện đại ngày nay.
Câu trả lời: Những nền văn minh tiền sử?
Những khám phá khảo cổ thật kinh ngạc đã chỉ ra rằng cách đây hàng ngàn, thậm chí hàng triệu năm, đã tồn tại trên hành tinh chúng ta những nền văn minh còn tiên tiến hơn chúng ta hiện nay nhưng đã biến mất sau một thảm họa toàn cầu. Các thềm lục địa đã kinh qua nhiều thay đổi, dẫn đến sự nhấn chìm và biến mất dưới đáy đại dương mênh mông của nhiều châu lục.
Vậy là liên tục có những khám phá về các nền văn minh bị chìm xuống đáy biển tưởng chừng như không có. Những khám phá mới của con người dường như liên tục mở ra những chân trời quá khứ tươi đẹp mà trước đây người ta vốn không nghĩ tới, nhưng cũng bắt buộc con người suy ngẫm để tự thấy mình nhỏ bé thế nào trước vũ trụ mênh mông và bao la, năng lực của con người vẫn qúa ư nhỏ bé. Hãy tôn trọng thiên nhiên đất trời. Chúng ta vốn là ai và có thể thực sự làm được điều gì, trên thực tế vẫn mãi là một ẩn số lớn của nhân loại.
Các nghệ sĩ của đoàn nghệ thuật Shen Yun (Hoa Kỳ) thể hiện sự hòa hợp giữa con người và đất trời
Ảnh và video tư liệu trong bài: DiscloseTV
Hà Phương Linh (biên dịch từ epochtimes.fr)
Xem thêm: