Đại Kỷ Nguyên

Vụ đào ngũ của lính Triều Tiên ở Bình Nhưỡng gây chấn động

Binh sĩ Triều Tiên đi bộ (ảnh: Daily NK).

Daily NK đăng tải bài báo về vụ đào ngũ của một người lính thuộc đại đội bảo vệ tại trường đại học Bình Nhưỡng, vụ đào ngũ diễn ra chỉ một ngày trước lễ kỷ niệm ngày sinh nhật của Kim Jong il (Kim Chính Nhật – Cha của Kim Jong Un) đã gây ra chấn động lớn.

Một nguồn tin từ Bình Nhưỡng nói với Daily NK hôm đầu tuần rằng một người lính của đại đội cận vệ tại Đại học Quân sự Kim Il Sung đã đào ngũ trước Ngày Sao Sáng ( tức ngày sinh nhật của Kim Jong il), vì không hài lòng với sự chỉ huy của các sĩ quan.

Đại đội trưởng cận vệ, sĩ quan chỉ đạo chính trị và các tiểu đội trưởng đã cho các binh sĩ thuộc các gia đình khá giả ở Bình Nhưỡng được nghỉ phép sớm cho hai ngày lễ là Tết Nguyên Đán và Ngày Sao Sáng. Điều này giúp các binh sĩ có thêm thời gian để thư giãn trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Vì binh lính thuộc các gia đình có điều kiện ở Bình Nhưỡng đi nghỉ nên chỉ có con cái của công nhân và nông dân nghèo ở nông thôn vẫn làm nhiệm vụ.

Những người lính còn lại ở đơn vị buộc phải tăng gấp đôi nhiệm vụ canh gác tại trường đại học và không có thời gian nghỉ ngơi, và điều này đã gây ra nhiều bất bình và bất mãn trong đại đội.

Nguồn tin cho biết: “Trong khi các chỉ huy đơn vị tuyển mộ binh lính từ các gia đình Bình Nhưỡng hàng năm và kiếm được tiền, thì những người lính phải ở lại làm mọi công việc mà không nhận được khoản phúc lợi. May mắn lắm họ mới nhận được một mẩu bánh mì và một điếu thuốc”.

Rắc rối bắt đầu khi những người lính từ Bình Nhưỡng được cho nghỉ phép trước Ngày Sao Sáng. Các chiến sĩ Bình Nhưỡng chiếm 30% quân số của đại đội đều đã được về nhà.

Những người lính ở nông thôn phải chuyển từ nhiệm vụ canh gác năm ca thông thường sang luân phiên hai hoặc ba ca dài hơn. Và điều này càng làm tăng thêm sự bất mãn 

Một người lính chán nản đi AWOL

Một người lính đến từ NamPo đã rất tức giận vì phải làm nhiệm vụ canh gác liên tục, vì đơn giản là anh ta xuất thân từ một gia đình nghèo. Và đã quyết định đào ngũ.

Các chỉ huy đại đội cảm thấy nhẹ nhõm vì người lính đã để súng trong bốt gác khi bỏ đi. Nhưng học cũng sớm nhận ra rằng họ phải gặp rắc rối với cấp trên khi việc đào ngũ xảy ra trong tuần lễ bảo vệ đặc biệt cho Ngày Sao Sáng. Vì vậy họ ngay lập tức đến quê hương của người đào ngũ để truy tìm anh ta.

Trên thực tế, binh sĩ đào ngũ không ở nhà, mà đi trốn ở một nơi gần quê mình. Nhưng khi biết lãnh đạo đại đội định đến và ăn ngủ tại nhà mình, binh sĩ này tức giận đến mức trở về nhà ngay lập tức

Khi Binh sĩ đào ngũ bị bắt lại, anh ta đã vùng vẫy và đập đầu vào tường và cửa trước mặt cha mẹ mình, đồng thời liên tục cầu xin được xuất ngũ ngay lập tức. Anh ta hét lên rằng anh ta không muốn quay lại đơn vị, nơi anh ta luôn là nạn nhân của sự trận đòn.

Nguồn tin cho biết: “Đơn vị đã cố gắng hết sức để giữ kín vụ việc, nhưng những tin đồn về vụ xáo trộn đã sớm lan truyền khắp Nampo và cuối cùng đã thu hút sự chú ý của đảng ủy địa phương”.

Có rất nhiều thông tin về sự phân biệt đối xử trong quân đội Triều Tiên, thậm chí có người lính đào thoát khỏi đất nước và làm phim về vấn đề này. Trên thực tế những binh sĩ là con cái của những người trong ngành hay quan chức sẽ được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi hơn. Và những binh sĩ xuất thân từ giới cần lao thì chỉ biết làm tròn bổn phận của người lính.

Exit mobile version