Đại Kỷ Nguyên

Bị Mỹ ‘ép’ đến lo sợ? Bắc Kinh phải có hành động tức thì

Cảng container Longtan của Cảng Nam Kinh ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô. (Ảnh: XINHUA).

Một động thái mới của Bắc Kinh cho thấy, dù là chỉ thể hiện bề ngoài hay thực sự có ý định giảm hỗ trợ cho Nga, sự ra đời của một quy định cho thấy sức ép của Mỹ vẫn khiến ĐCSTQ và các doanh nghiệp liên quan phải dè chừng. Và điều này cũng cho thấy rằng Mỹ và châu Âu chỉ có thể đã đạt được hiệu quả khi khiến Bắc Kinh phải chịu thiệt hại.

Vào ngày 22/10, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã rời Bắc Kinh để đến Kazan, Nga tham dự hội nghị BRICS. Ngay trước đó, vào ngày 19/10, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã ký quyết định của Hội đồng Nhà nước công bố “Quy định về kiểm soát xuất khẩu hàng hóa lưỡng dụng của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/12/2024.

Theo “Quy định”, hàng hóa lưỡng dụng hay dùng cho hai mục đích được định nghĩa là “những hàng hóa, công nghệ và dịch vụ có cả mục đích dân sự lẫn quân sự, hoặc có thể nâng cao tiềm lực quân sự, đặc biệt là có thể được sử dụng để thiết kế, phát triển, sản xuất hoặc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt và phương tiện vận chuyển của chúng, bao gồm cả tài liệu kỹ thuật và dữ liệu liên quan”; việc kiểm soát xuất khẩu đề cập đến việc chuyển giao hàng hóa lưỡng dụng từ Trung Quốc ra nước ngoài.

“Quy định” yêu cầu rằng “việc xuất khẩu hàng hóa lưỡng dụng và các hoạt động liên quan phải tuân thủ pháp luật và không được gây tổn hại đến an ninh và lợi ích quốc gia”, áp dụng chế độ cấp phép cho việc xuất khẩu hàng hóa lưỡng dụng và liệt kê danh sách kiểm soát. Đồng thời quy định rằng “nếu có sự vi phạm các yêu cầu quản lý đối với người sử dụng cuối hoặc mục đích cuối cùng, có thể gây nguy hại đến an ninh và lợi ích quốc gia hoặc sử dụng hàng hóa lưỡng dụng cho mục đích khủng bố, các cơ quan quản lý thương mại của Hội đồng Nhà nước có thể quyết định đưa họ vào danh sách kiểm soát”.

Tại buổi họp báo vào ngày công bố, các lãnh đạo của Bộ Tư pháp và Bộ Thương mại Trung Quốc đã bổ sung thêm về “Quy định” cho biết, “nếu người nhập khẩu hoặc người sử dụng cuối có hành vi sử dụng hàng hóa lưỡng dụng để thiết kế, phát triển, sản xuất hoặc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt và phương tiện vận chuyển của chúng, hoặc bị các cơ quan liên quan của nhà nước áp dụng các biện pháp cấm hoặc hạn chế giao dịch, hợp tác, thì các cơ quan quản lý cũng có thể đưa họ vào danh sách kiểm soát”.

Tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại công bố “Quy định” này vào thời điểm này? Theo chuyên gia các vấn đề thời sự người Hoa – Chu Hiểu Huy (周晓辉), rõ ràng là có liên quan đến việc Mỹ và châu Âu áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc vì hỗ trợ Nga và các doanh nghiệp liên quan.

Vào ngày 17/10, Mỹ đã công bố các lệnh trừng phạt mới đối với Công ty Cổ phần Động cơ Hàng không Lâm Ba Hạ (林巴贺) ở Hạ Môn, Công ty TNHH Công nghệ Vector Hồng Thố (红兔) ở Thâm Quyến, cũng như TSK Vektor của Nga vì họ đã tham gia thiết kế, sản xuất và vận chuyển các máy bay không người lái tấn công xa của Nga, những chiếc máy bay đã gây ra thương vong lớn ở Ukraina.

Vào ngày 21 tháng 10, Mỹ lại đưa hơn 20 thực thể, bao gồm sáu công ty Trung Quốc, vào danh sách đen thương mại. Lý do là những thực thể này bị nghi ngờ hỗ trợ các chương trình phát triển vũ khí và máy bay không người lái của Iran và Pakistan, cũng như giúp đỡ Nga trong cuộc chiến ở Ukraina. Bộ Thương mại Mỹ cho biết, 26 mục tiêu này chủ yếu ở Pakistan, Trung Quốc và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, vi phạm quy định kiểm soát xuất khẩu, tham gia vào “các chương trình vũ khí đáng lo ngại”, hoặc trốn tránh các lệnh trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu của Mỹ đối với Nga và Iran.

Theo báo cáo của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, phân tích dữ liệu hải quan của Trung Quốc từ Quỹ Carnegie cho thấy, Bắc Kinh xuất khẩu hàng hóa được gọi là lưỡng dụng trị giá hơn 300 triệu USD mỗi tháng sang Nga, những hàng hóa này vừa có mục đích thương mại vừa có mục đích quân sự. 

Chính phủ Mỹ đã có bằng chứng xác thực về vấn đề này. Kể từ năm 2022, Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với gần 100 thực thể ở Trung Quốc và Hồng Kông, trong đó hầu hết là một phần của chuỗi cung ứng hàng hóa lưỡng dụng, mà Nga có thể chuyển đổi thành hàng quân sự để sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraina.

Vào ngày 20/10, tại cuộc họp của các bộ trưởng Quốc phòng Nhóm G7 tổ chức ở Naples, Italy, một tuyên bố chung đã được thông qua, lên án việc Nga và Triều Tiên mở rộng hợp tác quân sự, đồng thời chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc vì đã cung cấp hỗ trợ quân sự cho Nga và chuyển giao hàng hóa lưỡng dụng. 

Tuyên bố nêu rõ: “Chúng tôi rất lo ngại về sự gia tăng hỗ trợ quân sự và kinh tế của Trung Quốc đối với Nga, và kêu gọi Trung Quốc ngừng chuyển giao các vật liệu lưỡng dụng, bao gồm cả linh kiện và thiết bị quân sự”, “Chúng tôi bày tỏ sự quan ngại về các hành động gây bất ổn do sự tăng cường hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Nga”.

Mặc dù phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn cố gắng biện hộ rằng “Trung Quốc luôn có thái độ thận trọng và có trách nhiệm trong việc xuất khẩu sản phẩm quân sự, và kiểm soát nghiêm ngặt việc xuất khẩu hàng hóa lưỡng dụng”, nhưng sự ra đời của “Quy định về kiểm soát xuất khẩu hàng hóa lưỡng dụng” cùng với các lệnh trừng phạt từ Mỹ và châu Âu đã chứng minh rằng ĐCSTQ thực sự cho phép và thậm chí ngầm chấp thuận việc xuất khẩu hàng hóa lưỡng dụng sang Nga và Iran, và số lượng không hề ít.

Dưới áp lực và trừng phạt từ Mỹ và châu Âu, ĐCSTQ buộc phải thể hiện sự kiểm soát này.

Vậy sự ra đời của “Quy định” có phải chỉ là một hình thức, một cách để lừa dối Mỹ và châu Âu, hay là ĐCSTQ thực sự có ý định giảm xuất khẩu hàng hóa quân sự lưỡng dụng sang Nga sau những biến động quyền lực nội bộ? 

Theo ông Chu Hiểu Huy, ít nhất, chỉ từ việc ban hành “Quy định”, chúng ta vẫn chưa thể đưa ra kết luận. Bởi vì vào ngày 16/10, ông Lý Khắc Cường và Thủ tướng Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin đã công bố kế hoạch mở rộng hợp tác Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Islamabad, Pakistan. Chuyến đi của ông Tập Cận Bình đến Kazan có thể cũng sẽ có những thảo luận với ông Putin về việc tăng cường hợp tác.

Hơn nữa, “Quy định” cũng bổ sung các biện pháp thuận lợi: các doanh nghiệp xuất khẩu không cần đăng ký trước cho việc xuất khẩu hàng hóa lưỡng dụng, mà có thể trực tiếp xin cấp phép xuất khẩu. Đối với những trường hợp xuất khẩu nhất định, chẳng hạn như sửa chữa hoặc tham gia triển lãm, doanh nghiệp xuất khẩu có thể “nhận chứng từ xuất khẩu bằng cách điền vào thông tin đăng ký”, tự mình khai báo xuất khẩu. 

Điều này có phải cũng tạo ra lỗ hổng cho các doanh nghiệp Trung Quốc? Hay là tạo ra những con đường mà các doanh nghiệp Trung Quốc có thể tìm cách lách luật? Việc giám sát các doanh nghiệp cung cấp công nghệ và dịch vụ cho Nga sẽ được thực hiện như thế nào?

Dẫu sao, dù là chỉ thể hiện bề ngoài hay thực sự có ý định giảm hỗ trợ cho Nga, sự ra đời của “Quy định về kiểm soát xuất khẩu hàng hóa lưỡng dụng” cho thấy sức ép của Mỹ vẫn khiến ĐCSTQ và các doanh nghiệp liên quan phải dè chừng. Và điều này cũng cho thấy rằng Mỹ và châu Âu chỉ có thể đã đạt được hiệu quả khi khiến Bắc Kinh phải chịu thiệt hại.

Exit mobile version