Mới đây, các nhà lập pháp của Đài Loan, Hứa Trí Kiệt (许智杰) và Trần Chiêu Tư (Chen Zhaozi) đã tổ chức một cuộc họp báo quốc tế Kết nối Toàn cầu với Hiệp hội Chăm sóc Cấy ghép Nội tạng Quốc tế Đài Loan, và các nhóm xã hội dân sự khác.
Tại cuộc họp, nhiều thành viên của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như các thành viên của cộng đồng y tế đã phát biểu qua video, hy vọng rằng thế giới có thể cùng nhau xây dựng luật để ngăn chặn nạn thu hoạch nội tạng trên cơ thể còn đang sống vẫn tiếp tục diễn ra.
Sau khi Hạ viện Hoa Kỳ thông qua với số phiếu áp đảo Đạo luật Ngăn chặn thu hoạch nội tạng cưỡng bức vào năm 2023, vào ngày 25/6 vừa qua, cơ quan này đã nhất trí thông qua Đạo luật bảo vệ Pháp Luân Công (HR4132).
Đạo luật lần đầu tiên sử dụng các biện pháp pháp lý để xử phạt những người thực hiện hành vi thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm.
Họ không chỉ bị cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ mà tài sản của họ còn bị phong tỏa, và thị thực của họ sẽ bị hủy bỏ.
Trước tội phạm xuyên quốc gia trong đó người Đài Loan liên tục bị dụ ra nước ngoài, bị tra tấn và bị thu hoạch nội tạng, các nhà lập pháp Đài Loan, bất kể màu da và đảng phái, đã ủng hộ cuộc chiến chống thu hoạch trên cơ thể còn đang sống, kêu gọi “chống thu hoạch sống, ban hành luật, và hành động toàn cầu”.
Nhà lập pháp của Đảng dân tiến Hứa Trí Kiệt nói rằng, “Luật chống thu hoạch từ người sống” luôn là ý tưởng của ông và ông hy vọng sẽ hoàn thành luật.
Nhà lập pháp Đảng Nhân dân, Trần Chiêu Tư, nhấn mạnh rằng, việc phản đối tội ác thu hoạch nội tạng từ người còn sống là một quyền rất cơ bản của con người.
Bà nói: “Một hành vi tàn ác và xấu xa như vậy thực sự bị cả con người và thần thánh phẫn nộ. Không có lý do gì để không ủng hộ dự luật”.
Số ca ghép gan tăng đột biến sau năm 1999. Uông Chí Viễn (Wang Zhiyuan), Chủ tịch Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công, cho biết sau hơn 20 năm điều tra có hệ thống, đã xác nhận rằng Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp môn tu Phật tại gia giữa đời thường Pháp Luân Công vào năm 1999.
Giang đã sử dụng toàn bộ bộ máy nhà nước, các nguồn lực để thực hiện hành vi diệt chủng, nhằm thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống.
Cuộc đàn áp được thực hiện trên toàn quốc trong 25 năm và vẫn đang tiếp diễn cho đến ngày nay.
Ông Uông lấy số ca ghép tạng ở Trung Quốc làm ví dụ. Trước năm 1999, số ca ghép gan ở Trung Quốc chỉ là 135.
Tuy nhiên, từ năm 1999 đến năm 2008, con số này đã bùng nổ lên tới 14.085 ca, trung bình mỗi năm là 1.730 ca, gấp hơn 180 lần so với trước đây.
Ông cho rằng đây chỉ là báo cáo chính thức của chính quyền Trung Quốc.
Nếu nhìn vào số liệu khảo sát từ Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công, con số thực tế có thể lên tới hơn 10 lần, thậm chí là hàng nghìn lần ở một số bệnh viện.
Lấy Bệnh viện Trung ương số 1 Thiên Tân làm ví dụ, ca ghép gan đầu tiên được thực hiện vào năm 1994.
Đến năm 1998, tổng cộng chỉ có 8 ca được thực hiện. Tuy nhiên, từ năm 1999 đến 2006, bệnh viện này đã thực hiện 6.000 đến 8.000 ca mỗi năm.
Dân biểu Scott Perry, người bảo trợ cho “Đạo luật bảo vệ Pháp Luân Công” ở Hoa Kỳ cho biết, ông rất vui khi được sát cánh cùng các đồng minh của Đài Loan để cùng nhau ngăn chặn nạn thu hoạch nội tạng sống.
Hạ viện Hoa Kỳ vừa thông qua “Đạo luật bảo vệ Pháp Luân Công”, trong đó quy định rõ ràng rằng, việc thu hoạch nội tạng bất hợp pháp trái với ý muốn cá nhân là bị cấm. Hoa Kỳ sẽ trừng phạt nghiêm khắc bất kỳ ai bị nghi ngờ thu hoạch nội tạng từ người sống.
Liên quan đến “Đạo luật bảo vệ Pháp Luân Công” được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua vào ngày 25/6, Hiroaki Maruyama, đại diện hội đồng địa phương của mạng lưới Ngăn chặn nạn Diệt chủng Y tế — Hiệp hội Nghiên cứu Cấy ghép Nội tạng ở Trung Quốc, và là thành viên của Hội đồng Thành phố Zushi, Nhật Bản, nói rằng:
“Lần này Quốc hội Hoa Kỳ đã có thể đặt tên một dự luật theo tên “Pháp Luân Công”, đây là một ví dụ điển hình.
Trong tương lai, tôi hy vọng Nhật Bản có thể noi gương Hoa Kỳ trong việc thúc đẩy các luật liên quan và đưa Pháp Luân Công vào tên luật”.
Ông nói thêm: “Dù có hàng chục nghìn nạn nhân ở Trung Quốc mỗi năm, nhưng tôi nghĩ con số này không thể so sánh với các nạn nhân trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, bởi vì đây thực sự là một vấn đề lớn.
Đây không phải là vấn đề của một quốc gia mà là của cả nhân loại. Vấn đề là nền dân chủ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng bị chủ nghĩa bá quyền tiêu diệt, và nó hiện đang ở bước ngoặt này.
Hành động diệt chủng nghiêm trọng nhất trong lịch sử loài người phải được ngăn chặn càng sớm càng tốt”.
Ông trích dẫn Kinh Dịch (易经) thời thượng cổ Trung Hoa rằng: “Nhà nào tích lũy việc tốt sẽ luôn có phúc báo, nhà nào chuyên tạo điều xấu sẽ gặp tai họa kéo dài”.
Ông nhấn mạnh, hiện Nga là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Nga dùng vũ lực để mở rộng lãnh thổ của mình.
Trong khi đó, ĐCSTQ chà đạp nhân quyền của các dân tộc khác và những người có quan điểm khác. Điều đó có nghĩa là Liên hợp quốc không còn khả năng giải quyết các vấn đề toàn cầu và cần một trật tự mới.
Masamune Wada, cựu Bộ trưởng Văn phòng Nội các và là Thượng nghị sĩ Quốc hội Nhật Bản, cho biết việc thu hoạch nội tạng dưới sự cai trị của ĐCSTQ là hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Với tư cách là thành viên Thượng viện Nhật Bản, ông đã nỗ lực giải quyết vấn đề này trong hơn một thập niên qua kể từ khi ông nhậm chức.
Ông cũng kêu gọi đảng cầm quyền Nhật Bản lên tiếng rõ ràng về vấn đề này và thực hiện các biện pháp pháp lý tương ứng.
Ông nói: “Chúng ta nhất định phải chấm dứt nạn thu hoạch nội tạng dưới chế độ ĐCSTQ..”.
Liên quan đến vấn đề ghép tạng, sau ‘Tuyên bố Istanbul’ năm 2008, ‘Tuyên bố Toàn cầu về Chống và ngăn chặn nạn thu hoạch nội tạng’ đã được ban hành.
Nội dung của Tuyên bố này là ngăn chặn các bệnh nhân ở quốc gia của họ tham gia vào hành vi tội ác thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc mà họ không hề hay biết.
Đây cũng là một trong những mục đích của nhiều quốc gia khi ban hành luật này.
Đồng thời, bằng cách thiết lập tường lửa pháp lý toàn cầu, nhân loại sẽ được bảo vệ khỏi hành vi tội ác thu hoạch nội tạng.