Đại Kỷ Nguyên

Vì sao khi cất cánh và hạ cánh máy bay phải tắt đèn?

Tại sao máy bay lại cần tắt đèn khi cất cánh và hạ cánh? (Ảnh: Getty Images)

Tắt đèn khi cất cánh và hạ cánh chủ yếu là vì lý do an toàn. Nếu máy bay hạ cánh trong tình huống khẩn cấp thì có thể xảy ra những tình huống sau đây.

1. Trong trường hợp khẩn cấp, đèn ở khoang máy bay và ở lối ra khẩn cấp không thể chiếu sáng, mắt có thể điều tiết nhanh để nhìn bằng ánh sáng phụ trợ ở bên ngoài, có thể lợi dụng được ánh sáng chiếu qua cửa sổ để đi ra. Tắt đèn là để phòng trường hợp trong bóng tối khi mắt chưa điều tiết quen với ánh sáng bên ngoài mà dẫm đạp và chen chúc nhau, gây nên hậu quả không tốt.

2. Giúp cho nhân viên có thể biết được tình hình ở bên ngoài, từ đó có phương án trợ giúp thoát hiểm khẩn cấp nếu có trục trặc.

3. Dễ dàng giúp hành khách tìm được lối thoát hiểm. Khi máy bay đang bay trên vùng biển, có thể bay hơi nghiêng so với mặt nước, hành khách có thể đi hơi nghiêng để thoát hiểm an toàn.

4. Nếu như phát sinh tình huống nổ hay xảy ra hỏa hoạn, hành khách cũng có thể thông qua cửa sổ quan sát mà thoát ra ngoài, tránh nổ hoặc khói đặc.

Đồng thời, hành khách cũng được yêu cầu gấp bàn nhỏ và điều khiển ghế ngồi thẳng lưng để bảo đảm cho đường thoát hiểm được thông suốt.

Những hành khách đã đi máy bay hẳn là quen với những câu:

“Máy bay chuẩn bị cất cánh, mời quý hành khách mở bản che ánh sáng từ cửa sổ, gấp bàn lại…”

“Chúng tôi sẽ giảm cường độ ánh sáng trong khoang, nếu muốn đọc sách, xin hành khách bật đèn đọc sách tại vị trí ngồi…”

Đối với những người thường đi máy bay, thì thao tác này đã thực hiện thành quen, còn người mới đi hẳn sẽ hỏi tại sao phải làm vậy?

Tại sao phải mở bộ phận chắn sáng? Mục đích chủ yếu là phòng trường hợp máy bay vừa cất cánh đã gặp vấn đề và phải hạ cánh đột ngột. Việc này sẽ giúp cho hành khách trên khoang được cứu trợ tốt nhất. Ví như máy bay mất điện khi đang ở trên không trung, ánh sáng bên ngoài có thể chiếu vào khoang giúp nhân viên và hành khách có thể quan sát được tình huống bên ngoài. Khi máy bay thực sự phát sinh vấn đề thì mọi người có thể lựa chọn được nhanh nhất cách thoát hiểm. Cùng lúc đó, nếu như vừa cất cánh đã phải hạ cánh khẩn cấp, nhân viên phục vụ bay còn có thể nhìn ra ngoài quan sát vấn đề và xử lý tình huống, lựa chọn lối ra và cách thoát hiểm cho hành khách.

Giảm ánh đèn trong khoang là để khi gặp phải tình huống mất điện, mắt người có thể nhanh thích ứng với việc nhìn trong bóng tối. Chúng ta hẳn đã từng trải qua cảm giác mất điện vào buổi tối, khi đang ở ảnh sáng trắng mà mất điện thì mắt người sẽ rơi vào trạng thái không nhìn thấy gì một khoảng thời gian. Ngược lại, trong hoàn cảnh ánh sáng lờ mờ mà mất điện, chúng ta vẫn có thể nhìn được mọi thứ xung quanh. Còn có trường hợp mắt đang nhìn trong không gian sáng, đột nhiên bị mất điện, mắt rất dễ bị tổn thương. Vì để con mắt của hành khách được điều tiết tốt nhất, ánh đèn trong khoang được chỉnh về độ sáng lờ mờ, nó giúp mắt nhanh thích ứng với ánh sáng bên ngoài.

Hai chi tiết này thoạt nhìn thì rất nhỏ, nhưng nó cũng chứng minh được rằng công ty hàng không luôn nỗ lực để đảm bảo an toàn cho hành khách. Lúc cất cánh cũng như hạ cánh là thời điểm rất dễ phát sinh vấn đề nhất. Vì thế chúng ta nên hợp tác thực hiện quy định cùng công ty hàng không và phối hợp với tiếp viên. Suy cho cùng, an toàn là quan trọng nhất, nên đề phòng tai nạn khi chưa xảy ra.

Chúc những những ai đi lại bằng máy bay có chuyến bay an toàn!

Theo toments.com
San San biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version