Google tuyên bố tài trợ 542 triệu đô-la cho dự án phát triển thiết bị thực tế ảo Magic Leap cách đây ba tháng, nhưng vào thời điểm ấy mọi thông tin đều được giữ kín. CEO của hãng Legendary Pictures chỉ kích thích tò mò bằng một phát biểu rằng đây sẽ là một sản phẩm khiến thiên hạ phải “há hốc kinh ngạc”.
Mới đây mô tả kỹ thuật của sản phẩm này đã được công bố trên website của văn phòng Sáng chế và Tên thương hiệu Mỹ. Không hẳn tất cả ý tưởng trong bản mô tả này đều sẽ được hiện thực hóa, nhưng nó cho thầy rằng những sáng kiến đó không phải là bất khả thi.
Những hình vẽ minh họa dưới đây được trích từ tài liệu được công bố trên website của văn phòng Sáng chế và Tên thương hiệu Mỹ, qua đó chúng ta hình có thể dung được cấu tạo, cơ chế hoạt động và các ứng dụng thực tế của thiết bị Magic Leap.
Dựa vào hình trên có thể đoán được rằng thiết bị thực tế ảo Magic Leap sẽ bao gồm một thiết bị gọn nhẹ đeo được có chức năng thu nhận dữ liệu đầu vào (âm thanh, hình ảnh, cử chỉ…) và hiển thị hình ảnh thực tế ảo. Dữ liệu đầu vào sẽ được gửi qua mạng đến hệ thống máy chủ. Các tính toán phức tạp, thao tác xử lý hình ảnh ba chiều v.v. sẽ được thực hiện tại đó, và có thể kết quả xử lý sẽ được lưu lại trong cơ sở dữ liệu để có thể truy cập nhanh chóng vào lần sau mà không cần tính toán lại.
Thiết bị có khả năng nhận diện lệnh bằng hành động, cử chỉ, và bằng nút bấm, khá giống mắt kính Google Glass. Rất có thể Google ngừng bán ra Google Glass để tập trung thai nghén cho sản phẩm mới này.
Các thông số về nguyên vật liệu hiện ra ngay trước mắt, công thức nấu ăn có thể được tìm nhanh trên mạng, và thậm chí các thao tác nấu nướng cũng có thể biến thành một trò chơi thú vị.
Câu nói “cả thế giới trong lòng bàn tay” ngày càng sát với hiện thực hơn với sự ra đời của thiết bị thực tế ảo Magic Leap.
Chỉ cần ngồi một chỗ cũng có thể điều khiển được mọi thiết bị điện tử trong nhà, xem được hình ảnh của tất cả camera.
Các poster ảo có thể được “dán” lên tường và mỗi người chỉ nhìn thấy hình ảnh mà mình thích.
Cảm giác được quẹt quẹt tay trên bàn giống Iron Man sẽ không còn xa vời nữa.
Các bà nội trợ có thể theo dõi những món cần mua, đã mua, tổng chi phí giỏ hàng v.v. Nhà sản xuất có thể tạo ra những hình ảnh động vui nhộn để thu hút các khách hàng nhỏ tuổi. Tuy nhiên để trẻ em sớm chìm vào thế giới ảo như vậy sẽ khiến trẻ không thể phát triển trí tưởng tượng, và kém phát triển trí tuệ. Thậm chí có thể làm suy giảm khả năng ghi nhớ của người lớn vì họ không cần phải nhớ gì cả.
Câu nói “Đừng đánh giá một quyển sách bằng bìa” sẽ không còn đúng nữa, vì trong tương lai người ta chỉ cần liếc sơ qua bìa sách thì mọi thông tin tác giả, trích đoạn nội dung, tóm tắt tác phẩm sẽ hiện ra đầy đủ. Tuy vậy, cảm giác háo hức và tò mò khi mua một quyển sách mới liệu có còn không trong thời đại của thiết bị thực tế ảo?
Bệnh nhân sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về căn bệnh và trạng thái nội tạng của mình. Bác sĩ cũng sẽ dễ dàng giả lập các tình huống khác nhau khi áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau để hỗ trợ bệnh nhân chọn lựa.
Không cần phải ra công viên, mà mang cả công viên vào nhà. Không cần bỏ công sức leo núi vẫn có thể nằm trên đỉnh Hymalaya để ngắm sao băng. Không cần lặn xuống biển cũng có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đại dương. Con người sẽ sớm không cần dùng đến đôi chân nữa.
Trong tương lai, ai dám chê nông dân quê mùa, lạc hậu? Công việc đồng án sẽ thú vị hơn khi có thể vừa làm việc vừa chơi trò chơi điện tử.
Nhiều chi tiết kỹ thuật và các loại ứng dụng khác đều được mô tả đầy đủ trong trong bản mô tả Magic Leap. Mặc dù ai cũng đang nóng lòng muốn trải nghiệm sản phẩm mới này, nhưng chắc hẳn mọi người chúng ta đều có thể hình dung những tác hại mà công nghệ này sẽ mang lại cho cuộc sống của chúng ta. Sẽ ra sao nếu con người ngày càng lún sâu vào cuộc sống ảo hơn?
Châu Xuân tổng hợp