Đây là loại cốc uống thịnh hành nhất thời Liên Xô cũ. Tuy nhiên hiện nay không còn gặp nhiều, ở Việt Nam cốc làm sau này không bền và đẹp như loại nhập từ Liên Xô thời xưa.
Chiếc cốc thủy tinh mài cạnh hay còn có tên gọi tiếng Nga là granyonyi stakan là một dạng cốc được làm từ loại thủy tinh dày và cứng đặc biệt và có nhiều mặt. Đây từng là loại cốc uống nước cực kỳ thịnh hành tại Nga và Liên Xô cũ.
Loại cốc này có ưu thế vượt trội hơn hẳn so với những loại cốc uống nước thông thường do chất liệu cứng và hình thức mài cạnh khó vỡ. Thiết kế cốc này cũng rất thuận tiện sử dụng trên tàu sắt hoặc tàu biển – nhờ cạnh mài mà nó không bị lăn trên bàn khi tròng trành.
Chiếc cốc được chế tạo rất kỳ công, nung chảy ở nhiệt độ 1400-1600 độ C, không chỉ nung 1 lần mà tới 2 lần, và theo công nghệ cao cấp của Liên Xô. Mỗi năm, ở Liên xô sản xuất khoảng nửa tỷ chiếc cốc loại này, đủ cho mỗi người dân Liên xô vài chiếc. Đó là vật dụng hầu như chưa bao giờ bị khan hiếm trên các quầy hàng.
Giá tiền của chiếc cốc phụ thuộc vào số cạnh mài. Có các mẫu cốc với 10, 12, 14, 16, 18 và 20 cạnh (mẫu chẵn cạnh sản xuất đơn giản hơn). Loại phổ biến kinh điển nhất – 16 cạnh giá 7 kop, còn loại 20 cạnh thì giá 14 kop.
Có nhiều thể tích khác nhau 50, 100, 150, 200, 250, 350 ml. Tuy nhiên dần dần loại 200 ml phổ biến nhất. Lý do: nửa lít vodka có thể chia cho 3 cốc bằng nhau, khi rót đến vành (không phải rót đầy ). Đối với loại 250 ml thì rót đến cạnh sẽ là 200 ml
-Một giai thoại cho biết, chính vì loại cốc này mà ở Moldavia người dân uống rượu nhiều hơn, vì loại cốc này to hơn loại cốc nhỏ ở nước này, đã thế lại ít bị vỡ và rất bền! Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô Georgy Malenkov ký lệnh – đối với một số loại hình binh lính được cấp 200 g vodka vào bữa trưa. Thực ra thì lệnh này tồn tại không lâu, nhưng mà người ta nhớ. Thế nên cốc thủy tinh này còn được gọi là cốc Malenkov.
Ở Việt Nam, những năm 80,90 chúng ta dễ dàng thấy loại cốc này rất phổ biến trong các tiệm giải khát. Nó được các bà nội trợ ưa thích vì những đặc tính kể trên. Tuy nhiên hiện nay muốn có hàng chính hãng từ Nga thì hầu như không còn, chỉ còn hàng nhái từ Trung Quốc nhập vào hoặc của công ty nội địa sản xuất. Loại nhái này chỉ có mẫu là giống, còn chất lượng thì kém hơn hẳn.
Loại cốc này bắt đầu được sản xuất từ năm 1943 tại một nhà máy ở thành phố Gus Khrustalny – trung tâm thủy tinh nổi tiếng của Nga. Theo một tài liệu ghi lại, loại cốc này trở nên được yêu thích và sản xuất hàng loạt tại Nga bởi nó có thiết kế rất phù hợp cho máy rửa bát đĩa của Liên Xô thời những năm 1940.
Hiện chưa rõ ai là người phát minh ra loại cốc này. Có chuyện kể rằng, người thiết kế cái cốc này là họa sĩ, nhà điêu khắc Vera Mukhina (tác giả tượng đài “Công nhân và nông dân” ). Nhiều người khác lại cho rằng nó đã xuất hiện từ thế kỳ 18,19. Chiếc cốc thủy tinh mài cạnh đầu tiên là một món quàừ một người thợ thủy tinh có tên Yefim Smolin sống tại Vladimir Oblastt cho Peter Đại đế. Ông tự hào mô tả với Peter Đại đế rằng cốc của ông không thể rơi vỡ. Peter Đại đế rất thích món quà này và từ đó ông đã cho tiếp tục sản xuất hàng loạt những loại cốc tương tự.
Chiếc cốc mài cạnh này trở nên cực kỳ phổ biến tại Nga và được sử dụng khắp nơi từ công sở, trường học đến bệnh viện. Thậm chí có lúc người ta còn dùng nó làm đơn vị đo lường chất lỏng trong các loại sách nấu ăn thay vì dùng cân đo lường.
Nó còn được đưa vào văn hoá truyền thống của Nga, mỗi dịp có lễ Tết, cưới hỏi… người ta tổ chức đập vỡ loại cốc này vì cho rằng điều đó đem lại may mắn, thình vượng cho mọi người.
Tuy nhiên vào những năm 1970, sự sản xuất loại cốc này bắt đầu giảm dần do người ta đã tìm ra nguyên liệu từ Hungari giúp chế tạo loại cốc thuỷ tinh mỏng hơn. Hiện nay, nhiều gia đình tại Nga vẫn sử dụng cốc thuỷ tinh do thói quen, và biến nó thành 1 biểu tượng văn hoá. Hàng năm, nước Nga còn tổ chức những buổi lễ kỷ niệm nhằm bày tỏ sự trân trọng đối với loại cốc này. Ví dụ, năm 2005, một tháp cao 2,5m được xếp từ 2.024 chiếc cốc thủy tinh đã được tạo dựng ở Izhevsk.
Thanh Long tổng hợp
Xem thêm: