Đại Kỷ Nguyên

Điều gì quyết định con bạn sẽ là ‘nấm lùn đáng yêu’ hay ‘chân dài xinh đẹp’?

Rất nhiều trong chúng ta đều có ước mơ dáng cao, chân dài… nhưng với đa số thì đã quá tuổi lớn thêm rồi, chỉ trông chờ vào lớp con cháu thôi. Vậy điều gì ảnh hưởng đến chiều cao của thế hệ tương lai?

Thể lực của một người phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng di truyền, dinh dưỡng và lối sống (luyện tập) là then chốt nhất.

Tác động của yếu tố di truyền đến chiều cao của trẻ

Theo một báo cáo sinh học phân tử của trường ĐH Tufts Hoa Kỳ tháng 12 năm 2006 cho thấy di truyền chiếm 60 đến 80% chiều cao của trẻ. Tức là mỗi người bố hay mẹ có thể quyết định khoảng 30 đến 40% chiều cao của con bạn.

Để trẻ phát triển tối đa chiều cao cần nắm bắt được các thời điểm vàng (Ảnh: internet)

Bố hay mẹ chiếm vai trò quan trọng hơn?

Chiều cao là một trong những đặc điểm di truyền phức tạp do khoảng 20 gen chi phối. Khoa di truyền học của trường Standford Sở Y tế Di truyền đã tìm thấy các gen quy định chiều cao trên các nhiễm sắc thể 7, 8, 20 và cả nhiễm sắc thể X, là nhiễm sắc thể giới tính nữ.

Có vẻ như vai trò của mẹ nhiều hơn nhưng chiều cao do nhiều gen chi phối nên điều đó không đảm bảo được các bé sẽ thấp hay cao mà chỉ góp một phần nhỏ ảnh hưởng thôi.

Nhân tố bên ngoài: chế độ ăn, dinh dưỡng, luyện tập…

Các nhân tố bên ngoài có vai trò khoảng 20 đến 40% chiều cao của trẻ. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng. Ngoài ra, bệnh tật cũng làm ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển chiều cao của bé. Nếu trong thai kỳ người mẹ mắc bệnh, hay có chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý, như hút thuốc chẳng hạn sẽ làm ảnh hưởng đến chiều cao của bé cho dù là nguồn gen từ bố mẹ có tốt thế nào.

Chiều cao trung bình người Việt Nam

Việt Nam, với chiều cao trung bình là nam 164 cm và nữ 153 cm, so với trước kia thì trung bình chỉ tăng 1 cm trong 10 năm từ 1975 đến 2009, thuộc top những quốc gia thấp nhất thế giới.

Nhưng hãy nhìn người Nhật xem. Vào thời chiến tranh thế giới thứ 2, người “Nhật lùn” đi xâm chiếm thế giới. Cho đến nay người Nhật có chiều cao trung bình tăng khoảng 10 cm tới mức 172cm ở nam và 157cm ở nữ sau 40 năm nhờ thay đổi chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thân thể trên cả nước.

Vậy nên không thể khẳng định được là bộ gen của người Việt vốn thấp bé nhẹ cân, bạn hãy dành cho con mình chế độ ăn uống khoa học và luyện tập hợp lý để tăng trưởng chiều cao cho trẻ.

Lưu ý: Các thời điểm quan trọng trong phát triển chiều cao của trẻ.

Trong đời người có 3 giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao đó là thời kỳ bào thai, giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi và giai đoạn dậy thì.

– Giai đoạn bào thai: là giai đoạn tiền đề cho sự hình thành và phát triển thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Những bất ổn trong giai đoạn này như thiếu dinh dưỡng, bệnh lý của mẹ đều có thể ảnh hưởng đến chiều cao tương lai của bé.

– Giai đoạn sơ sinh – 3 tuổi: Đây là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ.

– Giai đoạn dậy thì: kéo dài khoảng 1-2 năm, với mỗi người là có thời điểm khác nhau, nhưng thường trong khoảng 10-16 tuổi đối với bé gái và 12-18 tuổi đối với bé trai. Giai đoạn này, chiều cao của bé tăng nhanh từ 8-12 cm, sau đó chiều cao vẫn tăng nhưng không đáng kể. Những năm về sau thì tổng chiều cao tăng lên không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì.

Các cha mẹ hãy nắm bắt những thời điểm vàng này để có những biện pháp cải thiện chiều cao một cách tối đa.

Tương lai bé sẽ cao bao nhiêu?

Dưới đây là một công thức đơn giản để tính chiều cao ước lượng của trẻ dựa trên chiều cao bố mẹ:

Chiều cao bé trai= tổng chiều cao bố mẹ/2 +13 cm (5 inch)

Chiều cao bé gái= tổng chiều cao bố mẹ/2 -13 cm (5 inch)

Lưu ý: công thức này chỉ có tác dụng ước lượng. Chiều cao thực tế có thể có sự chênh lệch.

Tú Linh

Exit mobile version