Đại Kỷ Nguyên

Vì sao người Amish hiếm khi mắc ung thư, nghiên cứu mở ra cách phòng chống bệnh hiệu quả

Nhắc đến người Amish, chúng ta liên tưởng ngay tới quần thể người sống cách xa nền văn minh hiện đại, từ chối các phương tiện khoa học kỹ thuật, sống lao động tay chân, tự trồng trọt chăn nuôi, tự cung tự cấp. Quần thể người Amish hiện có tỷ lệ mắc bệnh ung thư thấp nhất ở Mỹ, điều này khiến các nhà khoa học lưu tâm đi vào nghiên cứu.

NGHIÊN CỨU CỦA ĐẠI HỌC BANG OHIO CHỈ RA RẰNG NGƯỜI AMISH CÓ TỶ LỆ MẮC UNG THƯ THẤP HƠN

COLOMBUS, Ohio – Khi các nhà nghiên cứu ung thư của trường đại học Bang Ohio bắt đầu tìm hiểu một bộ phận lớn người Amish sống ở Ohio, họ dự đoán rằng sẽ tìm ra một tỷ lệ mắc ung thư cao. Đó là bởi vì các tín ngưỡng và truyền thống tôn giáo của người Amish làm hạn chế sự tiếp xúc với xã hội thông thường, và sự kết hôn gần ở trong một cộng đồng tương đối nhỏ có thể làm tăng tỷ lệ đột biến gen liên quan tới ung thư.

Thay vì điều đó, họ đã phát hiện ra điều trái ngược, Tiến sĩ Judith Westman, giám đốc bộ môn Di truyền học ở Người tại Trung tâm Ung thư Tổng hợp của Trường Đại học Bang Ohio – Bệnh viện Ung thư Arthur G. James và Viện Nghiên cứu Richard J. Solove ( OSUCCC-James) cho biết.

Nghiên cứu trên người Amish cho thấy rằng lối sống lành mạnh có thể đưa tới một cuộc sống khỏe mạnh hơn. Tỷ lệ ung thư toàn bộ ở cộng đồng này chiếm 60% tỷ lệ ung thư điều chỉnh theo tuổi của bang Ohio và 56% tỷ lệ ung thư của quốc gia. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư liên quan thuốc lá ở người lớn trong cộng đồng người Amish chiếm 37% tỷ lệ ung thư của người lớn ở bang Ohio, và tỷ lệ ung thư không liên quan tới thuốc lá chiếm 72%.

“Người Amish ở trong tình trạng gia tăng nguy cơ mắc một số rối loạn di truyền nhưng họ gần như chắc chắn có một sự bảo vệ trước nhiều loại ung thư nhờ lối sống của mình – dùng rất ít rượu hoặc thuốc lá và hạn chế bạn tình – và nhờ các gen mà có thể giảm khả năng mắc ung thư”, Westman, đồng tác giả trong nghiên cứu với Amy K.Ferketich chuyên gia dịch tễ học của OSUCCC-James, cho biết.

Những phát hiện này được báo cáo tại một số ra gần đây của Tạp chí Nguyên nhân và Kiểm soát Ung thư (the journal Cancer Causes & Control). Nghiên cứu kéo dài từ 1996 đến 2003 và là nghiên cứu đầu tiên của loại hình này, đánh giá tỷ lệ mắc của 24 loại ung thư trong cộng đồng Amish. Trong số 24 loại ung thư được nghiên cứu, tỷ lệ mắc của 7 loại ung thư bao gồm: ung thư cổ tử cung, thanh quản, phổi, khoang miệng/thanh quản, hắc tố, ung thư vú và tuyến tiền liệt là đủ thấp một cách có ý nghĩa thống kê khi so sánh với tỷ lệ mắc ung thư của bang Ohio.

Westman và Ferketich chọn nghiên cứu trên người Amish nhằm có được hiểu biết tốt hơn về sự góp phần của môi trường và di truyền tới sự phát triển của ung thư. Ohio là ngôi nhà của cộng đồng Amish lớn nhất thể giới với xấp xỉ 26.000 người Amish sống ở Holmes County, tất cả đều là hậu duệ của 100 người di trú tới đây từ 200 năm trước.

Các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn 92 gia đình Amish như một phần của cuộc khảo sát hộ gia đình cắt ngang và lập biểu đồ tiền sử ung thư gia đình của tất cả họ hàng ba đời và xa hơn nữa nếu có thể. Ví dụ, các nhà nghiên cứu phỏng vấn một nhóm người lớn tuổi mà có thể thu thập được thông tin ung thư của cả tổ tiên và hậu duệ đời sau, Ferketich nói.

Quần thể nghiên cứu bao gồm 9.992 người lớn Amish cư trú ở vùng Holmes County. Các nhà nghiên cứu còn thu thập giấy chứng tử và loạt trường hợp ung thư đối kiểm (cross-checked cancer cases) được thông báo tới Hệ thống Giám sát và Tỷ lệ mắc Ung thư hàng năm Ohio (Ohio Cancer Incidence and Surveillance System). Từ năm 1996 đến 2003, đã có 191 ca ung thư được phát hiện.

“Bởi vì đây là một cộng đồng khá nhỏ và khép kín nên chúng tôi chỉ cần phải phỏng vấn 92 gia đình là có thể bao phủ 90% dân số ở Holmes County”, Ferketich cho biết.
Tỷ lệ mắc ung thư thấp ở người Amish tại Ohio có lẽ được giải thích một phần bởi các yếu tố về lối sống như hạn tiêu thụ thuốc lá và không quan hệ tình dục bừa bãi. Người Amish, như một khối chung, đều sử dụng rất ít thuốc lá và rượu và họ sống rất năng động và làm việc hăng hái như những người nông dân, những người lao động trong lĩnh vực xây dựng và như những công nhân trong nhà máy.

“Một trong những thứ mà chúng ta có thể học từ người Amish là họ đặc biệt không hút thuốc lá hoặc sử dụng các sản phẩm từ thuốc lá. Họ hạn chế bạn tình và có mối quan hệ một vợ một chồng, vì thế họ không mắc một số bệnh ung thư liên quan tới quan hệ tình dục bừa bãi”.

Thậm chí tỷ lệ ung thư da cũng thấp ở người Amish, mặc dù thực tế nhiều người Amish sống và làm việc ở ngoài trời khiến họ bị phơi nhiễm với ánh nắng và tia UV.


“Họ thường che phủ và mặc quần áo khi làm việc dưới ánh nắng mặt trời theo cách thức được khuyến cáo là đội mũ rộng vành và mặc áo dài tay để bảo vệ cánh tay”, Westman nói.

Các nhà nghiên cứu khác của Bang Ohio tham gia vào nghiên cứu này gồm Steven N. MacEachern, J.R. Wilkins III, Robert T. Pilarski, Rebecca Nagy, Stanley Lemeshow, Albert de la Chapelle and Clara D. Bloomfield.

Nghiên cứu được tài trợ bởi Phân môn Ohio của Hội Ung thư Hoa Kỳ (the Ohio Division of the American Cancer Society), Viện Sức khỏe Quốc gia (National Institutes of Health) và Quỹ Nghiên cứu Lâm sàng bệnh Bạch cầu (Leukemia Clinical Research Foundation).

Trung tâm Ung thư Tổng hợp Đại học Bang Ohio – Bệnh viện Ung thư Arthur G. James và Viện Nghiên cứu Richard J. Solove (Ohio State University Comprehensive Cancer Center- Arthur G. James Cancer Hospital and Richard J. Solove Research Institute/OSUCCC-James) chỉ là một trong 40 Trung tâm Ung thư Tổng Hợp ở Hoa Kỳ được thiết lập bởi Viện Ung thư Quốc gia (National Cancer Institute). Xếp hạng bởi tạp chí U.S. News & World Report thuộc top 20 bệnh viện ung thư quốc gia. James (www.jamesline.com) là đơn vị chăm sóc bệnh nhân người lớn với 180 giường của chương trình ung thư tại Đại học Bang Ohio. OSUCCC-James là một trong 5 trung tâm duy nhất của cả nước được được phê chuẩn bởi Viện Ung thư Quốc gia (National Cancer Institute/NCI) để tiến hành nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I và II.

Lược dịch: Huế Nguyễn

Exit mobile version