Đại Kỷ Nguyên

Ăn cơm nguội hâm nóng lại có thể bị ngộ độc thực phẩm không?

Người Việt Nam ta hay có thói quen ăn lại cơm nguội của ngày hôm trước, hiếm khi có ai bị ngộ độc, mà nếu có bị thì cũng hiếm ai nghĩ mình bị ngộ độc do cơm nguội. Vậy thực hư ăn cơm nguội hâm nóng lại có bị ngộ độc không, và ăn lâu dài có nguy hại gì hay không?

Câu trả lời là có. Bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm do ăn cơm nguội hâm nóng. Tuy nhiên, không phải việc hâm nóng gây ra các vấn đề đó mà là do cách thức bảo quản cơm trước khi nó được hâm nóng.

Cơm nguội hâm nóng gây ngộ độc thực phẩm như thế nào?

Cơm (gạo) chưa nấu có thể chứa các bào tử của Bacillus cereus, một vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm. Khi cơm được nấu chín, các bào tử này vẫn có thể sống sót.

Nếu cơm để ở nhiệt độ phòng, các bào tử có thể phát triển thành vi khuẩn. Các vi khuẩn này sẽ nhân lên và có thể sản xuất ra các chất độc (nội độc tố) gây nôn và tiêu chảy.

Cơm nấu đã lâu (cơm nguội) để ở nhiệt độ phòng thì càng có nhiều khả năng không an toàn khi ăn do vi khuẩn hoặc nội độc tố.

Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm?

Nếu ăn phải cơm có chứa vi khuẩn Bacillus cereus thì bạn có thể buồn nôn và nôn hoặc tiêu chảy sau khoảng từ 1 đến 5 giờ. Triệu chứng tương đối nhẹ và thường kéo dài khoảng 24 giờ.

Lời khuyên

– Lý tưởng: dọt cơm ăn ngay khi nó được nấu chín

– Nếu không thể được, làm nguội cơm càng nhanh càng tốt (tốt nhất trong vòng một giờ)

– Bảo quản cơm trong tủ lạnh không quá hơn một ngày với nhiệt độ < 50C cho tới khi được hâm nóng lại (hoặc giữ ấm cơm ở nhiệt độ khoảng 600C)

– Khi bạn hâm nóng bất kỳ loại cơm nào, luôn nhớ kiểm tra xem đĩa cơm có bốc hơi nóng lên không

– Không hâm nóng cơm nguội nhiều hơn một lần

Theo: NHS Choices

Xem thêm:

 

Exit mobile version