Đại Kỷ Nguyên

Tủ sách bé yêu: Gọi dạ, bảo vâng

“Tiên học lễ, hậu học văn”, cuốn sách đầu đời của trẻ không phải để học tri thức, mà chính là học làm người. Chúng ta, những bậc làm cha làm mẹ, ai cũng mong muốn trang sách đầu tiên đi vào tâm hồn trẻ sẽ là những bài học thấm đẫm lòng nhân. Đó không chỉ là tiếng Việt, văn Việt, mà chính là tâm hồn Việt. Với tâm nguyện ấy, Đại Kỷ Nguyên trân trọng giới thiệu tiểu mục “Tủ sách bé yêu” với những bài thơ, những mẩu chuyện nhỏ, vừa là ‘văn’, nhưng cũng là cái ‘lễ’ làm người.

Bài đọc:

Gọi dạ bảo vâng

Bảo vâng, gọi dạ, con ơi!
Vâng lời sau trước, con thời chớ quên
Công cha, nghĩa mẹ khôn đền
Vào thưa, ra gửi, mới nên con người.

Giải nghĩa:

– Sau trước: cặn kẽ, bao giờ cũng vậy
– Khôn: khó, không dễ
– Đền: bồi thường, trả lại
– Gửi: trình, hỏi, thưa

Học tiếng: Quên — vâng — dạ — đền

Bé đặt câu:

1. Cha gọi thì em…..
2. Mẹ bảo gì thì em…..
3. Em không dám…. lời thầy dặn.
4. Chúng ta phải ăn ở hiếu thảo để…. công cha mẹ.

Đáp án:

1. dạ
2. vâng
3. quên
4. đền

Bé trả lời:

– Mẹ gọi thì con thưa thế nào?
– Cha bảo gì thì con trả lời làm sao?
– Một đứa trẻ ngoan phải làm thế nào để đền công cha mẹ?

Bản in:

Nội dung: “Quốc Văn Giáo Khoa Thư”, lớp Đồng Ấu, 1935
Trình Bày: Tâm Minh

Exit mobile version