Đại Kỷ Nguyên

Mơ ước của cha mẹ và trẻ em: Giáo viên thực hành Chân – Thiện – Nhẫn

Hoa sen thánh khiết, trong ngần, tượng trưng cho cốt cách thanh tao của người tu Phật. Hoa sen giữa bùn lầy như người tu luyện đề cao tâm tính trong cám dỗ và thị phi (ảnh: Dafa.Great).

Bạo hành trẻ em tại trường mầm non khiến xã hội phẫn nộ. Có những ngôi trường phổ thông mà thầy giáo lừa gạt cả nữ sinh. Vậy thế hệ trẻ sẽ nương náu ở đâu, tin vào điều gì? Hãy tìm cho chúng những người thầy thực hành Chân – Thiện – Nhẫn, để hạt giống của nguyên lý ấy sẽ nảy mầm trong trái tim chúng từ trong tương tác hàng ngày.

Có lẽ chưa bao giờ chúng ta sống trong thời đại mà trường học mầm non cũng dấy lên bạo lực và xâm hại như bây giờ. Đáng ra đó phải là nơi thân thiện, trong sáng để nuôi dưỡng trẻ thành người!

Vì sao có thể đánh đập, nhồi nhét, bóp miệng, dốc ngược những thiên thần bé nhỏ một cách đáng thương như vậy? Có lẽ, khi đạo đức con người đang ngày càng xuống cấp, thì trường học cũng không tránh khỏi những chuyện đau lòng.

May sao luôn có hoa sen nở giữa bùn lầy, cho nên có một số giáo viên tốt, đặc biệt tốt. Họ không mảy may nóng giận và càng không dùng bạo lực. Họ luôn tin rằng từ bi có thể làm nóng chảy cả sắt thép! Cho nên, họ đối xử với trẻ bằng tất cả sự thiện lương trong mọi hoàn cảnh, khiến cả đứa trẻ ngỗ nghịch nhất cũng phải mềm lòng.

Dường như họ chân thành, tốt bụng và nhẫn nại với trẻ hơn cả bố mẹ của chúng. Bởi vì Chân – Thiện – Nhẫn chính là lý tưởng sống của họ.

Tận tâm và tôn trọng trẻ tăng động

Khải Khải là một trong những đứa trẻ thường hay phản kháng với những bạn nhỏ khác và hét lên để chọc tức chúng. Mỗi lần như thế đều khiến mẹ cậu bực tức. Khi Khải Khải mới đi học ở trường mẫu giáo mới, trong giờ học cậu cứ khăng khăng đòi chơi chứ không chịu ngồi trong lớp.

Thầy giáo nói với cậu bé: “Được rồi. Con có thể tự chơi một mình cũng được.” Khải Khải vô cùng ngạc nhiên trước phản ứng điềm tĩnh của thầy. Khi cậu chơi một mình, cậu bé không muốn bị bỏ rơi và thực sự chú ý đến những gì đang được dạy trong lớp học. Cậu bé thi thoảng lại liếc nhìn thầy giáo của mình để chắc chắn rằng thầy không chú ý đến việc cậu đang nghe giảng.

Đến giờ ngủ trưa, Khải Khải nói: “Con không muốn ngủ.” Thầy giáo nói: “Được rồi, con không cần ngủ.” Một lần nữa cậu bé lại bối rối khi thầy không mắng hay thậm chí nổi giận với cậu, điều này hoàn toàn trái ngược với cách mà mọi người thường phản ứng với cậu.

Bởi vì các bạn khác đều đang ngủ, Khải Khải thấy chán chơi một mình. Cậu bắt đầu buồn ngủ và mắt cậu díp lại. Thầy giáo nhắc cậu bé: “Khải Khải, con nói con không muốn ngủ trưa mà. Con không thành thật với lời nói của mình à?”

Trong vài ngày đầu ở trường mẫu giáo mới, Khải Khải ngạc nhiên phát hiện ra rằng tất cả mọi hành vi của cậu đều không khiến thầy giáo nổi giận, điều ấy chỉ làm cậu bị mất mặt trước thầy cô giáo của cậu và các bạn. Khi cậu bé kể điều này cho mẹ, mẹ cậu cười mãi không thôi.

Một ngày nọ, đột nhiên Khải Khải khóc nói rằng cậu cần nói chuyện với mẹ. Thầy giáo cố gắng trấn an cậu bé và nói: “Sẽ mất thời gian để mẹ con đi tới đây, và cũng không tiện cho mẹ con đến đây ngay lúc này. Là một cậu bé ngoan tu luyện Chân – Thiện – Nhẫn, con nên nghĩ cho mẹ của con. Hay là con nói cho thầy biết điều con muốn nói với mẹ, và thầy sẽ viết ra và vẽ nó thành các bức tranh? Khi mẹ con đến đón con sau giờ học, con có thể đưa nó cho mẹ.” Khải Khải bắt đầu nói những điều cậu nghĩ trong khi thầy giáo vẽ nó lên giấy. Sau đó cậu bé cẩn thận nhét tờ giấy vào trong ba lô của mình và tiếp tục buổi học.

Giờ đây, Khải Khải mong được đến trường mỗi ngày. Cậu bé đã cảm nhận được lòng tốt và sự tận tâm của thầy. Cậu bé trở thành một đứa trẻ hạnh phúc!

Trường mầm non Minh Huệ Đậu Đậu

Ngôi trường mà Khải Khải học có tên là Trường Mầm non Minh Huệ Đậu Đậu ở thành phố Vĩnh Hòa, Đài Bắc, Đài Loan. Các giáo viên ở trường đối xử rất tốt và tôn trọng các em nhỏ, giống như thầy giáo của Khải Khải vậy. Do đó, các bậc phụ huynh tin tưởng vào cách chăm sóc dạy dỗ của giáo viên đối với con cái họ và ngôi trường này đã thu hút được rất nhiều phụ huynh đến từ khu vực đô thị Đài Bắc.

Một số phụ huynh đã nói: “Các thầy cô giáo ở Trường Mầm non Minh Huệ Đậu Đậu không bao giờ cáu gắt. Họ cũng rất kiên nhẫn với bọn trẻ.”

Những phụ huynh khác cho biết: “Hành vi của con tôi thường khiến tôi khó chịu. Nhưng các thầy cô ở Trường Mầm non Minh Huệ Đậu Đậu được đào tạo bài bản và có các phương pháp khác nhau để đối phó với các con. Con của chúng tôi trở nên biết nghĩ hơn và chúng mong muốn được đến trường hàng ngày.”

Điểm khác biệt lớn nhất chính là hiệu trưởng và tất cả thầy cô giáo của Trường Mầm non Minh Huệ Đậu Đậu là các học viên Pháp Luân Đại Pháp, họ luôn chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Trong mắt họ, mỗi đứa trẻ đều có đặc điểm, cá tính và phẩm cách riêng của mình. Do đó, họ đối xử với mọi trẻ em bằng sự tôn trọng và tin tưởng rằng không có đứa trẻ nào không thể dạy bảo hay dẫn dắt được.

Huệ Quân là giáo viên mầm non được chuyển tới Trường Mầm non Minh Huệ Đậu Đậu sau khi cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Cô nói rằng tu luyện là một phần không thể tách rời trong công việc của cô.

Bất cứ khi nào cô gặp phải vấn đề, cô tự hỏi bản thân mình: “Chẳng phải mình chưa đủ nhẫn sao? Là do mình chưa đủ nhẫn? Hay bởi vì mình quá nôn nóng có được kết quả nhanh chóng?” Khi suy nghĩ của cô cải biến, cô sẽ có thể tìm ra nguyên nhân đằng sau những hành vi sai trái của trẻ và vấn đề sẽ được giải quyết.

Đôi khi các em nhỏ tranh giành nhau để được cưỡi xe đồ chơi ba bánh. Một em chạy đến nói với giáo viên rằng: “Bạn này bạn kia không bao giờ cho các bạn khác cưỡi xe”, trong khi ý của bé là: “Con muốn được cưỡi nó”. Người giáo viên trước tiên sẽ hiểu ý và hỏi: “Con muốn được chơi nó phải không?”

Sau đó, giáo viên đó sẽ thể hiện thái độ ân cần với trẻ, ví dụ như: “Con để cho cô cưỡi nó một chút nhé?” Và giáo viên cũng dạy trẻ tôn trọng quyết định của những bạn nhỏ khác, cho dù điều đó có phù hợp với mong muốn của trẻ hay không.

Đồng thời, giáo viên cũng nói với bạn nhỏ đang cưỡi đồ chơi ba bánh dùng những từ ngữ thích hợp để từ chối như: “Xin lỗi, mình muốn cưỡi nó lúc này. Bạn có thể chơi đồ chơi khác được chứ?” Với những lời nói chân thành và thái độ tốt bụng, cả hai bên sẽ cảm thấy được tôn trọng và không còn xung đột nữa.

***

Những người giáo viên tu luyện Chính Pháp, họ thật giống hoa sen trong thế gian ô trọc. Hoa không chỉ làm sạch tự mình, mà còn khiến vạn vật xung quanh đều trở nên thuần tịnh. Nơi nào có hoa sen mọc, thì nơi ấy nước được làm trong, cũng giống như nơi nào có Phật Pháp, thì nơi ấy có được miền tịnh thổ.

Khi thầy cô thực hành Chân – Thiện – Nhẫn trong công việc và cuộc sống hàng ngày, hạt giống của nguyên lý này sẽ nảy mầm trong trái tim của những đứa trẻ một cách tự nhiên.

Theo Minh Huệ Net

Video: Lời giải cho cuộc sống

Exit mobile version