Đại Kỷ Nguyên

Ngược dòng lịch sử tìm hiểu về nguồn gốc của trà

Dân tộc Hoa Hạ là nguồn gốc của trà và là cái nôi của văn hóa trà. Bởi vậy mà trà đã trở thành người bạn của Trung Hoa, cùng với dân tộc này trải qua mấy ngàn năm lịch sử. “Khách đến chơi nhà nhất định phải pha trà tiếp đãi” đã là thói quen, là nét đẹp có từ lâu đời của người phương Đông nói chung. Vậy trà có nguồn gốc từ đâu và quá trình phát triển của văn hóa ẩm trà ra sao?

Mời các bạn cùng theo dõi video dưới đây:

Dưới đây là bản dịch của Thư Nguyễn:

During a long day spent roaming the forest in search of edible grains and herbs, the weary divine farmer Shennong accidentally poisoned himself 72 times. But before the poisons could end his life, a leaf drifted into his mouth. He chewed on it and it revived him, and that is how we discovered tea. Or so an ancient legend goes at least.

Suốt một ngày dài lang thang trong rừng tìm kiếm ngũ cốc và dược thảo, Thần Nông khi đó đã kiệt sức vô tình làm bản thân trúng độc 72 lần. Nhưng trước khi độc tố có thể giết chết ngài, một chiếc lá bay vào miệng ngài. Ngài nhai nó và chiếc lá đã giúp ngài hồi sinh, và đó là cách mà chúng ta phát hiện ra trà. Hoặc ít nhất đó là những gì truyền thuyết đã nói.

Tea doesn’t actually cure poisonings, but the story of Shennong, the mythical Chinese inventor of agriculture, highlights tea’s importance to ancient China. Archaeological evidence suggests tea was first cultivated there as early as 6,000 years ago, or 1,500 years before the pharaohs built the Great Pyramids of Giza. That original Chinese tea plant is the same type that’s grown around the world today, yet it was originally consumed very differently. It was eaten as a vegetable or cooked with grain porridge. Tea only shifted from food to drink 1,500 years ago when people realized that a combination of heat and moisture could create a complex and varied taste out of the leafy green.

Trà không thật sự có tác dụng giải độc, nhưng câu chuyện của Thần Nông, ông tổ của nền nông nghiệp Trung Quốc, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của trà đối với Trung Quốc cổ đại. Các bằng chứng khảo cổ cho rằng trà được trồng lần đầu tiên ở nước này cách đây gần 6.000 năm, tức 1.500 năm trước khi các hoàng đế Ai Cập xây Kim Tự Tháp Giza. Cây trà Trung Quốc nguyên thủy cũng cùng loại đang được trồng trên thế giới hiện nay, nhưng ban đầu nó được sử dụng rất khác. Nó được ăn như rau hoặc được nấu với cháo. Trà mới chuyển từ thức ăn thành đồ uống cách đây 1.500 năm khi con người nhận ra sự kết hợp giữa nhiệt độ và hơi nước có thể tạo ra một hương vị tinh tế và phong phú từ lá trà.

Chân dung Thần Nông (Ảnh: www.japanpowered.com)

After hundreds of years of variations to the preparation method, the standard became to heat tea, pack it into portable cakes, grind it into powder, mix with hot water, and create a beverage called muocha, or matcha. Matcha became so popular that a distinct Chinese tea culture emerged. Tea was the subject of books and poetry, the favorite drink of emperors, and a medium for artists. They would draw extravagant pictures in the foam of the tea, very much like the espresso art you might see in coffee shops today.

Trải qua hàng trăm năm với những thay đổi trong cách pha chế, tiêu chuẩn bây giờ là sấy khô lá, đóng thành các bánh nhỏ, nghiền nó thành bột, đổ nước sôi vào, và tạo thành thứ đồ uống có tên là “mạt trà”, hay “matcha”. Mạt trà trở nên phổ biến và từ đó văn hóa trà độc đáo của Trung Quốc nổi lên. Trà là chủ đề của sách và thơ ca, là thức uống yêu thích của hoàng đế, và là chất liệu cho giới nghệ sĩ. Họ vẽ nên những bức tranh sống động trên bề mặt sủi bọt của trà, tương tự nghệ thuật tạo hình trên espresso ở các quán cà phê ngày nay.

In the 9th century during the Tang Dynasty, a Japanese monk brought the first tea plant to Japan. The Japanese eventually developed their own unique rituals around tea, leading to the creation of the Japanese tea ceremony. And in the 14th century during the Ming Dynasty, the Chinese emperor shifted the standard from tea pressed into cakes to loose leaf tea.

Vào thế kỉ 9 thời nhà Đường, một nhà sư Nhật Bản đã mang cây trà đầu tiên về Nhật. Người Nhật sau đó phát triển các nghi thức độc đáo của riêng mình xoay quanh trà, đưa đến sự ra đời của trà đạo Nhật Bản. Và đến thế kỉ 14 thời nhà Minh, Hoàng đế Trung Quốc đã đổi cách dùng trà từ trà được đóng thành bánh sang trà rời.

At that point, China still held a virtual monopoly on the world’s tea trees, making tea one of three essential Chinese export goods, along with porcelain and silk. This gave China a great deal of power and economic influence as tea drinking spread around the world. That spread began in earnest around the early 1600s when Dutch traders brought tea to Europe in large quantities. Many credit Queen Catherine of Braganza, a Portuguese noble woman, for making tea popular with the English aristocracy when she married King Charles II in 1661. At the time, Great Britain was in the midst of expanding its colonial influence and becoming the new dominant world power. And as Great Britain grew, interest in tea spread around the world.

Thời điểm đó, Trung Quốc vẫn giữ vị trí độc quyền về cây trà trên thế giới, biến trà thành một trong ba mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Trung Quốc, bên cạnh đồ gốm và lụa. Điều này mang lại cho Trung Quốc quyền lực và tầm ảnh hưởng kinh tế khi mà uống trà phổ biến ra toàn thế giới. Việc này bắt đầu lan rộng vào những năm đầu thế kỉ 17 khi những thương nhân Hà Lan mang theo lượng lớn trà về châu Âu. Nhiều người tin rằng Hoàng hậu Catherine xứ Braganza, một phụ nữ quý tộc Bồ Đào Nha, đã phổ biến trà trong giới quý tộc Anh sau khi bà kết hôn với vua Charles II vào năm 1661. Bấy giờ, Vương quốc Anh đang mở rộng tầm ảnh hưởng tới các thuộc địa và trở thành thế lực thống trị thế giới mới. Cùng với sự đi lên của Anh, niềm yêu thích trà lan rộng ra toàn thế giới.

By 1700, tea in Europe sold for ten times the price of coffee and the plant was still only grown in China. The tea trade was so lucrative that the world’s fastest sailboat, the clipper ship, was born out of intense competition between Western trading companies. All were racing to bring their tea back to Europe first to maximize their profits.

Đến năm 1700, trà ở châu Âu có giá đắt gấp 10 lần cà phê nhưng trà vẫn chỉ được trồng ở Trung Quốc. Buôn bán trà sinh lời đến nỗi con thuyền buồm Clipper có vận tốc nhanh nhất thế giới đã ra đời trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty thương mại châu Âu. Tất cả đua nhau mang trà về châu Âu nhanh nhất nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

At first, Britain paid for all this Chinese tea with silver. When that proved too expensive, they suggested trading tea for another substance, opium. This triggered a public health problem within China as people became addicted to the drug. Then in 1839, a Chinese official ordered his men to destroy massive British shipments of opium as a statement against Britain’s influence over China. This act triggered the First Opium War between the two nations. Fighting raged up and down the Chinese coast until 1842 when the defeated Qing Dynasty ceded the port of Hong Kong to the British and resumed trading on unfavorable terms. The war weakened China’s global standing for over a century.

Ban đầu, nước Anh dùng bạc để đối lấy trà Trung Quốc. Khi điều này cho thấy quá đắt đỏ, họ đề nghị đổi trà lấy hàng hóa khác là thuốc phiện. Điều này gây ra vấn nạn về sức khỏe ở Trung Quốc khi mà nhiều người dân trở thành những con nghiện. Vào năm 1839, một viên quan nhà Thanh đã ra lệnh tiêu hủy một lượng lớn thuốc phiện từ Anh Quốc như một tuyên bố chống lại ảnh hưởng của Anh lên Trung Quốc. Hành động này châm ngòi Chiến tranh Thuốc phiện lần thứ nhất giữa hai quốc gia. Giao tranh diễn ra ác liệt ở vùng biển Trung Quốc mãi tới năm 1842, nhà Thanh bại trận, phải nhượng lại cảng Hồng Kông cho người Anh và khôi phục việc buôn bán dựa trên các điều khoản bất lợi. Cuộc chiến đã làm suy yếu vị thế của Trung Quốc trên toàn cầu suốt cả thế kỷ.

The British East India company also wanted to be able to grow tea themselves and further control the market. So they commissioned botanist Robert Fortune to steal tea from China in a covert operation. He disguised himself and took a perilous journey through China’s mountainous tea regions, eventually smuggling tea trees and experienced tea workers into Darjeeling, India. From there, the plant spread further still, helping drive tea’s rapid growth as an everyday commodity.

Công ty Đông Ấn Anh cũng muốn tự mình trồng trà và xa hơn là thống trị thị trường trà. Chính vì vậy họ đã cử nhà thực vật học Robert Fortune bí mật ăn trộm cây trà từ Trung Quốc. Ông ấy đã cải trang và bắt đầu hành trình nguy hiểm đến các vùng trồng trà ở miền núi Trung Quốc, cuối cùng lén mang những cây giống và người canh tác trà giàu kinh nghiệm tới Darjeeling, Ấn Độ. Từ đó, loại cây này ngày càng phổ biến, khiến cho trà nhanh chóng phát triển thành mặt hàng được sử dụng hàng ngày.

Đồi chè Darjeeling Ấn Độ (Ảnh: Kênh 14)

Today, tea is the second most consumed beverage in the world after water, and from sugary Turkish Rize tea, to salty Tibetan butter tea, there are almost as many ways of preparing the beverage as there are cultures on the globe.

Ngày nay, trà là thứ đồ uống được tiêu thụ nhiều thứ hai thế giới chỉ sau nước, và từ trà Rize Thổ Nhĩ Kỳ ngòn ngọt cho đến trà bơ Tây Tạng mằn mặn, ta có vô số cách để chuẩn bị thứ đồ uống đã trở thành một nét văn hóa toàn cầu.

Thiện Nhân (Tổng hợp)

Exit mobile version