Đại Kỷ Nguyên

Ngân hàng IELTS: Reading – Bí quyết đạt điểm cao nhờ kỹ năng đọc lướt và chi tiết

ELTS là một trong những kỳ thi kiểm tra trình độ tiếng Anh phổ biến nhất trên thế giới nhằm đáp ứng cho nhu cầu học tập, làm việc và sinh sống ở các nước sử dụng tiếng Anh. Sở hữu một chứng chỉ IELTS với điểm số ấn tượng có thể giúp bạn tạo ấn tượng hơn với các nhà tuyển dụng. Kết quả của kỳ thi IELTS được công nhận bởi hơn 9000 tổ chức giáo dục, công ty và các tổ chức chính phủ trên gần 135 quốc gia.

Chuyên mục “Ngân hàng IELTS” đem đến cho bạn đọc những kiến thức, tài liệu, hướng dẫn hữu ích, mong muốn chia sẻ và đồng hành với người học trong suốt hành trình chinh phục IELTS.

***

Đọc lướt (Skimming) và đọc chi tiết (scanning) là hai kĩ năng quan trọng để làm bài đọc trong IELTS. Tuy nhiên, các sĩ tử luyện thi IELTS vẫn thường gặp khó khăn hay bối rối khi phải phân biệt hai kĩ năng này, cũng như sử dụng chúng trong hoàn cảnh nào. Hãy cùng tìm hiểu và phân biệt 2 kỹ năng skimming và scanning để làm bài thi một cách hiệu quả nhất nhé.

1. Skimming (Đọc lướt)

Skimming tức là đọc lướt để hiểu được tổng quát bài. Đây là bước đầu tiên khi bạn bắt đầu vào một bài đọc. Nắm được ý chính của cả bài sẽ giúp ích cho bạn với mọi dạng bài cần thiết sau đó, đặc biệt các dạng bài tìm heading.

Cách để đọc lướt hiệu quả đó là chú ý vào tiêu đề, câu mở đầu và câu cuối của đoạn văn. Chú ý tới những từ nối quan trọng chuyển ý sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều để nhìn được nội dung của đoạn.

2. Scanning (Đọc chi tiết)

Scanning hay đọc chi tiết là việc bạn đi sâu vào chi tiết bài đọc. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đọc với tốc độ nhanh chóng và tìm ra thông tin cụ thể cần thiết trong bài.

Thông thường, việc đọc chi tiết tập trung vào tìm những từ in đậm, viết hoa, danh từ riêng, tên riêng, ngày tháng năm hoặc những con số.

Kỹ năng Scanning và Skimming sẽ giúp học viên Ielts đạt điểm bài đọc cao. (Ảnh: Blogger Neo)

3. Gợi ý các bước làm bài

Bước 1: Đầu tiên, khi bước vào bài đọc, bạn nên đọc lướt (skimming) nhanh chóng nội dung bài.

Khi đọc lướt, bạn sẽ nắm được nội dung cơ bản, bố cục và các phần của bài đọc. Mặc dù không nắm được nội dung chi tiết nhưng nó giúp bạn dễ dàng tiếp cận với tất cả các loại bài đọc sau đó.

Hãy đọc bài theo thứ tự được đưa ra bởi chữ cái đầu tiên trong mỗi từ ở câu sau đây nhé.

“ TO HAVE BRIGHT PROSPECTS, INTELLIGENTLY ANSWER EACH QUESTION”

T – The Title: Tiêu đề sẽ cung cấp thông tin về chủ đề chính của đoạn văn. Nếu bạn không hiểu ý nghĩa của tiêu đề hay một vài từ trong tiêu đề, hãy cố tìm ra ý nghĩa của nó trong quá trình đọc đoạn văn nhé.

H – The Headings: Các đề mục nhỏ ở mỗi phấn của bài đọc giới thiệu về nội dung của phần đó và gợi ý chính xác vị trí của thông tin. Ngoài ra, các đề mục nhỏ này cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của bài đọc.

– Bold printed words: Những từ in đậm rất quan trọng, giúp chúng ta phỏng đoán các thông tin trong bài.

– Pictures: Hãy luôn nhìn vào các bức tranh minh họa, số liệu, bảng biểu, biểu đồ trong bài đọc nhé. Chúng là phần tóm tắt, thông tin bổ sung hoặc làm rõ các thông tin đưa ra trong bài đọc.

– The Instructions: Các phần hướng dẫn hoặc yêu cầu của bài đọc thì chắc chắn phải đọc rồi đúng không nào? 

A – Kinds of Answer: Mẫu câu trả lời.

E – The Example: Ví dụ đưa ra trong bài.

Q – The Question: Câu hỏi

Chú ý: Khi đọc ý chính của bài, bạn nên ghi tóm tắt ngắn gọn bên cạnh để tránh việc nhầm lẫn khi tìm lại.

Bước 2: Đọc câu hỏi và đọc chi tiết (scanning) để tìm câu trả lời.

Thời điểm này khi biết sơ bộ nội dung bạn sẽ biết được mình nên scanning ở đoạn nào để có được câu trả lời chính xác cho câu hỏi của mình.

Như vậy, khi áp dụng kết hợp cả hai phương pháp đọc lướt (skimming) và đọc chi tiết (scanning) bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và đảm bảo câu trả lời của mình chuẩn xác hơn.

Thiện Nhân tổng hợp

Exit mobile version