Đại Kỷ Nguyên

Ngân hàng IELTS: Bản dịch Listening Test 1 – Cambridge IELTS 01

IELTS là một trong những kỳ thi kiểm tra trình độ tiếng Anh phổ biến nhất trên thế giới nhằm đáp ứng cho nhu cầu học tập, làm việc và sinh sống ở các nước sử dụng tiếng Anh. Sở hữu một chứng chỉ IELTS với điểm số ấn tượng có thể giúp bạn tạo ấn tượng hơn với các nhà tuyển dụng. Kết quả của kỳ thi IELTS được công nhận bởi hơn 9000 tổ chức giáo dục, công ty và các tổ chức chính phủ trên gần 135 quốc gia.

Chuyên mục “Ngân hàng IELTS” đem đến cho bạn đọc những kiến thức, tài liệu, hướng dẫn hữu ích, mong muốn chia sẻ và đồng hành với người học trong suốt hành trình chinh phục IELTS.

Dưới đây là nội dung bản dịch phần Listening Test 1 – Cambridge IELTS 01                                                         

PRACTICE TEST 1

SECTION 1

R = Lễ tân                            W = Phụ nữ                       P = Cảnh sát

R: Xin chào, đây là Sở Cảnh sát Thành phố. Tôi có thể giúp gì được cho cô?

W: Xin chào, tôi muốn thuật lại vụ việc cái cặp của tôi bị đánh cắp.

R: Hãy đợi và tôi sẽ nối máy với cô.

Thuật lại

P: Bộ phận chuyên về tài sản bị mất. Tôi có thể giúp gì được cho cô?

W: Vâng. Tôi vừa bị giật túi xách.

P: Được rồi … Tôi cần một vài chi tiết … Trước hết, hãy nói cho tôi biết nó trông ra sao?

W: Vâng … đó là một cái túi da mềm, ông biết đó nó không phải là cái cặp to mà đàn ông hay
mang

P: Mmm … và nó đóng lại như thế nào?

W: Nó có khóa ở phía trước … hai trong số chúng được mạ vàng.

P: Tốt … Nó được khóa lại chứ?

W: Không, tôi e rằng không.

P: Không sao. Còn những đặc điểm nào khác biệt nữa không?

W: Sao cơ?

P: Có những dấu hiệu hay đặc điểm nào khiến cái túi xách đó gây chú ý không?

W: Chỉ có tên nhãn hiệu thôi.

P: Nó nằm ở đâu vậy?

W: Nó ở đằng sau … ở phía dưới đáy góc bên tay trái. Có tên Sagi và có một vết trầy … nó khá sâu nhưng nhỏ… nằm ngay trên tên nhãn hiệu.Vừa mới đây, tôi để nó trong giỏ xe đạp nên nó mới bị trầy như thế.

P : Được rồi. Mà trong túi xách của cô còn có gì không?

W: Trong đó có tất cả những giấy tờ của tôi ở trường cao đẳng. Tuy có hơi bực bội nhưng máy vi tính của trường có lưu trữ hồ sơ đó nên tôi vẫn chưa hoàn toàn làm mất nó!

P: Vâng, cô vẫn còn may mắn đấy.

W: Tôi còn có một cái ví trong túi vì thế tôi vẫn chưa làm mất nó nhưng trong đó cũng còn những cây bút mực mà tôi được tặng trong ngày sinh nhật và một cuốn tiểu thuyết mà tôi tính đọc khi lên xe lửa.

P: Tốt. Chính xác là cô bị mất cái túi xách ở đâu?

W: À….Thật không thể tin được. Lúc đó tôi đang đứng ở sân ga… nó nằm ngay bên cạnh tôi.

P: Khi đó cô có đang cầm cái túi không?

W: Tôi chỉ vừa mới đặt nó xuống sàn nhưng tôi nhất định vẫn cảm thấy nó ở ngay bên tôi. Tôi thì đang ngồi chờ xe điện tới bởi vì thỉnh thoảng có những chuyến tới sớm và khi tôi nhìn lại thì cái túi đã không cánh mà bay.

P: Lúc đó là mấy giờ?

W: Ah … lúc đó chắc hẳn là khoảng 5 giờ 20 … không,trễ hơn một chút. Khoảng 5 giờ 30 bởi vì lúc đó sân ga mới vừa đông người qua lại và xe lửa thường đến trạm khoảng 6 giờ kém 25.

P: Được rồi, hãy cho tôi biết về thông tin cá nhân của cô.

W: Vâng

P: Tên cô là gì?

W: Mary Prescott.

P: Cô có thể đánh vần giúp tôi?

W: P – R – E – S – C – O – T – T.

P: Và địa chỉ của cô?

W: Số 41, tầng 2, đường Foutain, Canterbury.

P: Đường Fountain

 W: Vâng, số 41

P: Cô có số điện thoại để liên hệ không?

W: Vâng, 752239.

P: 752239. Được rồi. Một câu hỏi cuối cùng – cái túi của cô có giá là bao nhiêu?

W: Bao gồm cả những vật dụng trong đó?

P: Đúng, chỉ là tính phỏng thôi.

W: Tôi không chắc. Cái túi của tôi vẫn còn mới. Tháng trước tôi mua nó giá 40 bảng. Tôi nghĩ tổng cộng khoảng 65 bảng. Đồ vật bên trong chắc phải trị giá khoảng 20-25 bảng.

P: Ổn rồi. Ah, nếu ngày mai cô đi đến nhà ga, cô có thể ký tên vào mẫu này và xem thử những thứ chúng tôi tìm thấy ở đây.

W: OK, cám ơn ông. Chào ông.

P: Chào cô.

SECTION 2

Đây là bản tin buổi sáng lúc 6 giờ vào thứ ba ngày 25 tháng 11. Và sau đây là những nội dung chính:Thủ tướng Chính phủ đã hứa sẽ giúp đỡ những người nông dân bị ảnh hưởng bởi trận hạn hán ở phía bắc của đất nước, những người đã không nhìn thấy mưa gần hai năm nay. Và ở Sydney một nhóm học sinh được giải cứu thành công từ một chiếc máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống biển không lâu sau khi cất cánh. Công nhân vận chuyển đang đình công ở Melbourne về vấn đề lương và cuộc đình công có thể sẽ mở rộng sang các tiểu bang khác. Và ở mục thời trang, các nhân viên của QANTAS, hãng hàng không quốc gia của Úc, sẽ có một diện mạo mới.

Hôm nay thủ tướng Chính phủ đã cam kết ông sẽ dành ra 250 triệu USD để giúp đỡ những người nông dân bị ảnh hưởng bởi trận hạn hán, vốn kéo dài suốt nhiều năm, có thể cầm cự trong năm năm tới. Tiền dùng trong việc tái cơ cấu hệ thống đường bộ của Sydne đã được tái phân bổ vào cái mà Thủ tướng gọi là “một nguyên nhân xứng đáng hơn”. Nông dân được nhận hỗ trợ về tài chính để giúp vượt qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong hơn 50 năm qua. Nhiều nông dân cảm thấy rằng trong khi tiền hỗ trợ rất được hoan nghênh thì nó lại đến quá muộn đến nỗi không thể cứu giúp những người nông dân và trang trại của họ khỏi thiệt hại về tài chính và họ rất phẫn nộ vì chính phủ đã không hành động sớm hơn. Một nhóm học sinh đang di chuyển trên chuyến bay thuê từ Sydney đến Queensland để tham gia buổi hòa nhạc đã phải bơi vào bờ khi máy bay của họ phải đáp khẩn cấp xuống biển chỉ ba phút sau khi cất cánh từ sân bay Sydney. Người phi công đã xoay xở đưa máy bay và 50 hành khách của mình đáp một cách an toàn xuống vịnh nước lặng Botany, nơi tàu thuyền và tàu du lịch đã đến để giải cứu các cậu bé. Vì đây là dịp cuối tuần nên có hàng trăm tày thuyền trong vịnh đưa người đi tận hưởng thời tiết đẹp và không còn gì nghi ngờ, điều này đã giúp ích rất nhiều cho công tác cứu hộ. “Chúng tôi đã được cứu sống nhờ cách xử lý khéo léo của chú phi công”, một cậu bé nói, nhưng người phi công trả lời khiêm tốn rằng đó chỉ là “một phần công việc thường trực của mình”. Tuy nhiên, tất cả nhạc cụ đã bị thất lạc và bọn trẻ không thể đến tham dự buổi hòa nhạc đó.

SECTION 3

M = sinh viên nam                                   F = giảng viên nữ

M: Chào cô, em có thể vào trong được không ạ?

F: Em vào đi. Cô có thể giúp gì được cho em?

M: Em đang tìm văn phòng của khoa kinh tế. Em đã đi khắp khu nhà của khoa Nghệ thuật để tìm nhưng chỉ có thể thấy phòng Kế toán và Lịch sử Kinh tế của trường. Đây có phải là nơi em cần tìm không?

F: Đúng rồi, đây là văn phòng khoa kinh tế.

M: Tốt quá. Uhm, em là sinh viên mới và em muốn biết ai có thể cung cấp cho em một vài thông tin.

F: Cô có thể giúp em. Cô đang giảng dạy chương trình đó. Em muốn biết gì nào?

M: Thật sự là một vài điều. Trước tiên là có bao nhiêu bài giảng một tuần mà em phải tham gia?

F: Ah, lớp Kinh tế học I là đơn vị hai học trình nên sẽ có 2 bài giảng 1 tuần và 1 tiết học có
giảng viên hướng dẫn. Những bài giảng này được xếp vào thứ 3 và thứ 5.

M : Lúc mấy giờ vậy cô?

F: Để cô xem … Em biết đó, tất cả thông tin này nằm trong tài liệu mà em đã nhận trong buổi hội thảo định hướng hôm qua rồi cơ mà.

M: Oh, buổi hội thảo hôm qua? Em đã không biết chuyện đó … Không ai đề cập đến cả …

F: Có mà, nhưng không sao. Buổi giảng bài lúc 4 giờ chiều.

M: Bốn giờ có vẻ hơi trễ. Em phải làm việc bán thời gian lúc 4 giờ 30.

F: Oh, em không thể đến hai nơi cùng một lúc được, và việc tham gia vào những bài giảng thì rất cần thiết. Như em cũng biết trường chúng ta bắt buộc sinh viên phải lên lớp ít nhất 90% thời gian.

M: 90%! Quá cao! Nhà trường có bắt buộc về nội quy không cô?

F: Có chứ. Thậm chí chúng tôi còn siết chặt hơn nữa.

M: Lúc mấy giờ chúng em sẽ có tiết hướng dẫn – cô có biết thông tin đó không?

F: Đó là những giờ rất hay vì thế có nhiều buổi để gặp giáo viên hướng dẫn. Thứ 2, thứ 4 và thứ 6, đều vào lúc 9 giờ. Giờ của em là sẽ vào ngày đầu tiên.

M: Em không thể chọn giờ sao?

F: Có thể có, cũng có thể không. Em sẽ phải nói chuyện với giảng viên của khoa. Tên thầy ấy là
Tiến sĩ Roberts.

M: Oh, cám ơn cô.

F: Em còn muốn cô giúp gì cho em nữa không trong khi em vẫn còn ở đây?

M: Vâng, thật sự là có. Cô có biết những yêu cầu của khóa học này là gì không ạ? Ý em muốn hỏi là với khóa học này thì em phải hoàn thành những gì?

F: Trước tiên em phải hoàn thành bài viết do giáo viên hướng dẫn.

M: Cái đó có liên quan đến gì vậy cô?

F: Đó là một phần công việc về chủ đề được đưa ra dựa trên nội dung bài đọc.Em sẽ phải có một bài thuyết trình ngắn trong nhóm hướng dẫn của em…

M: Bài thuyết trinh phải mất bao lâu?

F: Oh, thường là khoảng 25 phút.

M: Em phải nói trong 25 phút?

F: Chính xác.Và sau đó em phải viết lại ra giấy và đưa cho giảng viên để chấm điểm.

M: Vậy là xong rồi hả cô?

F : Chưa. Em còn phải hoàn thành một bài luận 3000 từ về một chủ đề.

M: Em có thể lựa chọn chủ đề chứ?

F: Được, thường là em có thể.

M: Điều đó không đến nỗi tệ.

F: Ngoài ra, em còn phải tham gia vào một kỳ thi nữa.

M: Kỳ thi ! Mà kỳ thi nào vậy cô?

F: Đó là kỳ thi được sử dụng tài liệu.

M: Có nghĩa là em có thể mang sách vào phòng thi?

F: Đúng rồi.

M: Cô có thể cho em biết nội dung học ở năm nhất của ngành kinh tế để em có thể tìm sách tham khảo?

F: Em sẽ nhận được danh sách các tài liệu cần đọc khi giảng viên bắt đầu tiết học vào tuần tới. Tất cả những sách đều có trong thư viện.

M: Vâng, nhưng sẽ không có ai khác đã mượn ngay khi những quyển sách được yêu cầu?

F: Có thể, nhưng hầu hết những cuốn sách quan trọng được giữ lại trong kho dự trữ… đó là một khu của thư viện, nơi mà em có thể đọc sách nhưng không được mang nó ra ngoài.

M: Cô vừa gọi tên của khu vực đó là gì?

F: Kho dự trữ.Tuy nhiên, chúng tôi khuyến khích em nên mua những quyển sách chính yếu.Em sẽ cảm thấy nó hữu ích và cần thiết trong kỳ thi.

M: Vâng, em sẽ làm thế. Nhưng khóa học này tập trung vào gì ạ?

F: Khóa học tại trường đại học này tập trung vào việc dạy nghề, tập trung vào việc chuẩn bị cho sinh viên mới tốt nghiệp có thể đi làm, vì thế các em được định hướng nghề nghiệp rất nhiều.

M: Nhờ vậy cơ hội tìm được việc làm của em sẽ khá cao?

F: Nếu kết quả học tập của em tốt.

M: Cám ơn cô đã dành thời gian cho em. Những thông tin cô cung cấp thật sự hữu ích.

F: Không có chi. Gặp lại em vào tuần sau.

SECTION 4

Giảng viên:

Chào các em và chào mừng đến trường Đại học Westlands. Tôi tên MarciaMayhew và tôi là điều phối viên chương trình Cử nhân Khoa học Xã hội. Buổi sáng hôm nay, tôi muốn nói với các em về cấu trúc của trường đại học và về một số yêu cầu của bằng cử nhân mà các em muốn đạt tới. Cử nhân Khoa học xã hội là một bộ phận trực thuộc khoa mà tôi đang làm việc, khoa Nghệ Thuật và Khoa học Xã hội. Trong khuôn viên trường, chúng tôi cũng có các khoa như Kiến trúc, Luật và Khoa học – Công nghệ. Điều quan trọng là phải tìm hiểu về cấu trúc của từng khoa bởi vì trong quá trình học, các em có thể cần phải nhờ đến giảng viên, nhân viên trong khoa giúp đỡ.

Đứng đầu mỗi khoa, chúng ta có một trưởng khoa và dưới trưởng khoa chia làm 3 phòng ban, mỗi phòng ban có một người đứng đầu và các em thuộc Phòng khoa học xã hội. Trong mỗi phòng sẽ có nhiều chuyên ngành, cấp các chứng chỉ tốt nghiệp khác nhau. Chẳng hạn như hai chuyên ngành giảnh dạy các môn học chính cho văn bằng của các em là Xã hội học và Tâm lý học. Mỗi phòng có một trưởng phòng nhưng do nhu cầu thực tế nên những người mà các em sẽ gặp thường xuyên nhất là tôi – điều phối viên chương trình cử nhân khoa học xã hội – và giảng viên thực giảng những môn học mà các em đang tham gia. Ví dụ trong học kỳ đầu tiên các em sẽ học bốn môn là tâm lý học, lịch sử, xã hội học và kinh tế học. Nếu các em có bất kỳ vấn đề hay khó khăn nào, không phải tôi dự đoán vậy mà chỉ là chúng ta chẳng bao giờ biết trước được, các em nên đi gặp giảng viên của mình. Ví dụ, có nhiều trường hợp các em không thể nộp bài luận đúng hạn hoặc có thể các em đang có việc mà không thể lên lớp. Đây dường như là hai vấn đề phổ biến nhất mà sinh viên thường gặp phải. Nếu giảng viên bận, các em có thể lên văn phòng gặp tôi. Tôi luôn có mặt vào sáng thứ tư, sáng thứ năm và chiều thứ sáu. Ngoài những giờ trên, có lẽ các em có thể gọi cho thư ký và đặt một cuộc hẹn. Bây giờ các em phải lưu ý rằng tất cả môn học mà các em học trong năm đầu tiên đều bao gồm phần bài giảng và phần tự học. Một bài giảng kéo dài khoảng một giờ và một bài tự học thường khoảng hai giờ. Một bài giảng thì khá giống những gì tôi đang nói với các em, trong đó một người sẽ nói chuyện với tất cả các em về một chủ đề. Chúng tôi khuyến khích các em nên cố gắng tham gia giờ giảng. Phần tự học có lẽ chiếm phần lớn hoạt động học tập ở trường đại học. Các em sẽ được chia thành nhóm từ 12 đến 15 sinh viên và mỗi tuần một bạn sẽ phải trình bày bài của mình với cả nhóm và sau đó nhóm sẽ thảo luận về những gì các em đã nói. Theo quan điểm của tôi, chính sự thảo luận và trao đổi ý tưởng này là thứ tạo nên nền tảng của một trường đại học đúng nghĩa. Nghe giảng bằng nhiều cách chỉ cung cấp cho các em thông tin mà các em có thể tích lũy cho chính mình trong thư viện nhưng thảo luận khi tự học là rất quan trọng. Điều này không có nghĩa là các em không nên lên lớp nghe giảng! Các yếu tố khác được đặc biệt quan tâm là cấu trúc của bài tiểu luận, việc nộp bài viết vànhất là tôi muốn đề cập đến vấn đề đạo văn. Đạo văn là lấy ý tưởng của người khác mà không ghi chú, có nghĩa là không nói nó có nguồn gốc từ đâu. Tất nhiên mọi bài tiểu luận đều được dựa trên những nghiên cứu được thực hiện bởi người khác nhưng các em phải nhớ ghi chú tên của tác giả. Và việc hợp tác với người khác là một ý kiến hay nhưng nhớ đừng bao giờ nộp bài giống y chang như bài của bạn mình vì chúng tôi sẽ để ý! Nếu các em không ghi chú rõ nguồn thông tin, các em có thể bị đánh rớt môn hoặc trong trường hợp tồi tệ nhất là bị đuổi khỏi trường. Điều cuối cùng nhưng quan trọng không kém, hãy giữ liên lạc với chúng tôi. Nếu có những điều làm các bạn thất vọng, đừng giấu giếm. Hãy đến và nói chuyện với chúng tôi. Chúng tôi ở đây là để giúp các bạn. Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã đến hôm nay.

Theo Learn Vocab in IELTS

Exit mobile version