Đại Kỷ Nguyên

Đọc báo song ngữ: Sự thật về vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989

Để nâng cao khả năng đọc hiểu, trau dồi vốn từ cũng như cách viết câu tiếng Anh đúng ngữ pháp, gần gũi và tự nhiên hơn với lối hành văn của người bản xứ, đọc báo song ngữ là một gợi ý cho người học. Với phương pháp này, bạn không những cải thiện trình độ ngoại ngữ của mình mà còn tiếp cận được với nguồn thông tin đa dạng, hữu ích của thế giới.

Chuyên mục Học tiếng Anh sẽ sưu tầm và tổng hợp các bài báo, trích đoạn từ các nguồn uy tín như The Epoch Times, NTD.tv, BBC, … với chủ đề đa dạng. Đặc biệt, chuyên mục sẽ đi vào phân tích từ mới, cấu trúc ngữ pháp bên cạnh việc phiên dịch để giúp độc giả hiểu hơn về cách dùng từ, viết câu.

TIANANMEN SQUARE FAST FACT

Facts:

Tiananmen Square is located in the center of Beijing, the capital of China.

Tiananmen means “gate of heavenly peace.”

In 1989, after several weeks of demonstrations, Chinese troops entered Tiananmen Square on June 4 and fired on civilians.

Estimates of the death toll range from several hundred to thousands.

It has been estimated that as many as 10,000 people were arrested during and after the protests.

Several dozen people have been executed for their parts in the demonstrations.

Các sự kiện:

Quảng trường Thiên An Môn được đặt tại trung tâm của Bắc Kinh, thủ đô của Trung Quốc.

Thiên An Môn có nghĩa là “Cổng trời bình an”

Năm 1989, sau một vài tuần biểu tình, quân đội Trung Quốc đã tiến vào Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 06.06 và bắn vào người dân.

Ước tính số người chết từ vài trăm tới hàng ngàn người.

Người ta ước tính có khoảng 10,000 người đã bị bắt trong và sau cuộc biểu tình.

Vài chục người đã bị tử hình vì tham gia vào các cuộc biểu tình.

Timeline:

Dòng sự kiện:

April 15, 1989 – Hu Yaobang, a former Communist Party leader, dies. Hu had worked to move China toward a more open political system and had become a symbol of democratic reform.

Ngày 15.04.1989 – Hồ Diệu Bang, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản (ĐCS) chết. Ông Hồ đã nỗ lực để đưa Trung Quốc hướng tới một hệ thống chính trị cởi mở hơn và đã trở thành biểu tượng của cải cách dân chủ.

April 18, 1989 – Thousands of mourning students march through the capital to Tiananmen Square, calling for a more democratic government. In the weeks that follow, thousands of people join the students in the square to protest against China’s Communist rulers.

Ngày 18.04.1989 – Hàng ngàn sinh viên đội tang diễu hành khắp thủ đô tới Quảng trường Thiên An Môn, kêu gọi một chính phủ dân chủ hơn. Trong những tuần sau đó, hàng ngàn người đã hoà cùng với các sinh viên ở quảng trường để biểu tình chống lại các nhà cầm quyền của ĐCS Trung Quốc.

May 13, 1989 – More than 100 students begin a hunger strike in Tiananmen Square. The number increases to several thousand over the next few days.

Ngày 13.05.1989 – Hơn 100 sinh viên bắt đầu tuyệt thực tại Quảng trường Thiên An Môn. Con số tăng lên vài ngàn người trong vài ngày sau đó.

May 19, 1989 – A rally at Tiananmen Square draws an estimated 1.2 million people. General Secretary of the Chinese Communist Party, Zhao Ziyang, appears at the rally and pleads for an end to the demonstrations.

Ngày 19.05.1989 – Một cuộc mít tinh lớn tại Quảng trường Thiên An Môn thu hút khoảng 1,2 triệu người. Tổng Bí thư ĐCS Trung Quốc là Triệu Tử Dương xuất hiện tại cuộc biểu tình và xin mọi người dừng cuộc biểu tình.

May 19, 1989 – Premier Li Peng imposes martial law.

Ngày 19.05.1989 – Thủ tướng Lý Bằng thiết quân luật.

June 1, 1989 – China halts live American news telecasts in Beijing, including CNN. Also reporters are prohibited from photographing or videotaping any of the demonstrations or Chinese troops.

Ngày 01.06.1989 – Trung Quốc tạm dừng các kênh truyền tin trực tiếp của Mỹ ở Bắc Kinh, bao gồm cả CNN, cũng như cấm các phóng viên chụp ảnh hoặc quay video về các cuộc biểu tình hay quân đội Trung Quốc.

June 2, 1989 – A reported 100,000 people attend a concert in Tiananmen Square by singer Hou Dejian, in support of the demonstrators.

Ngày 02.06.1989 – 100.000 người đã tham dự buổi biểu diễn âm nhạc ủng hộ những người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn của ca sĩ Hầu Đức Kiện.

June 4, 1989 – At about 1 a.m. Chinese troops reach Tiananmen Square. Throughout the day, Chinese troops fire on civilians and students, ending the demonstrations. An official death toll has never been released.

Ngày 04.06.1989 – Vào khoảng 1 giờ sáng, quân đội Trung Quốc đến Quảng trường Thiên An Môn, trong ngày, quân đội Trung Quốc bắn vào dân thường và sinh viên, kết thúc cuộc biểu tình. Con số thương vong chưa bao giờ được tiết lộ.

June 5, 1989 – An unidentified man stands alone in the street, blocking a column of Chinese tanks. He remains there for several minutes before being pulled away by onlookers.

Ngày 05.06.1989 – Một người đàn ông vô danh đứng một mình trên đường, chặn một hàng xe tăng của Trung Quốc. Ông đứng đó vài phút trước khi bị người xem kéo đi.

June 5, 1999 – Approximately 70,000 people in Hong Kong take part in a memorial vigil.

Ngày 5.6.1999 – Khoảng 70.000 người Hồng Kông đã tham gia vào một lễ tưởng niệm.

June 1, 1999 – The National Security Archive publish “Tiananmen Square, 1989: The Declassified History”. The archive includes US State Department documents related to the events that took place during the demonstrations.

Ngày 01.06.1999 – Kho lưu trữ an ninh quốc gia công bố “Quảng trường Thiên An môn, 1989: Lịch sử đã phân loại”. Bản lưu trữ bao gồm các tài liệu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ liên quan tới các sự kiện diễn ra trong các cuộc biểu tình.

January 2001 – Two Chinese scholars publish “The Tiananmen Papers” amid controversy. The papers are presented as a collection of internal government documents including transcriptions of notes, speeches meeting minutes and eyewitness accounts of the historical disaster. The Chinese government call the papers fabricated material.

Tháng 01.2001 – Hai học giả Trung Quốc xuất bản “Các tài liệu về Thiên An Môn” trong bối cảnh còn đang nhiều tranh cãi. Các bài báo là một bộ sưu tập các tài liệu nội bộ trong chính phủ bao gồm các bản ghi chép, biên bản cuộc họp và danh sách những nhân chứng của cuộc thảm hoạ lịch sử.

February 2006 – Former journalist Yu Dongyue is released from prison after serving 17 years. He was arrested during the Tiananmen Square protests for throwing paint at a portrait of Mao Zedong.

Tháng 02.2006 – Cựu nhà báo Dụ Đông Nhạc được tại ngoại sau 17 năm bị giam giữ. Ông đã bị bắt trong cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn vì ném sơn vào chân dung Mao Trạch Đông.

June 4, 2009 – Tens of thousands of people commemorate the 20th anniversary of Tiananmen Square at a gathering in Hong Kong. In Beijing, journalists are barred from the square while the government blocks foreign news sites and Twitter.

Ngày 04.06.2009 – Hàng chục ngàn người ở Hồng Kông tụ họp tưởng nhớ 20 năm sự kiện Quảng trường Thiên An Môn. Tại Bắc Kinh, các nhà báo bị cấm vào quảng trường còn chính phủ chặn các trang tin tức từ nước ngoài và Twitter.

April 2011 – The National Museum of China in Tiananmen Square is newly renovated and open to the public. The building contains no exhibits mentioning the events of June 1989.

Tháng 4. 2011 – Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn mới được cải tạo và mở cửa cho công chúng. Tòa nhà không trưng bày hiện vật nào đề cập đến các sự kiện tháng 6 năm 1989.

2012 – Wuer Kaixi, one of the organizers of the Tiananmen Square protest, attempts to return to China by turning himself over to the Chinese embassy in Washington, DC. The embassy does not answer the door.

Năm 2012 – Ngô Nhĩ Khai Hy, môt trong những người tổ chức cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn, cố gắng trở về Trung Quốc bằng cách tự mình tới đại sứ quán Trung Quốc ở Washington, DC. Nhưng đại sứ quán đã đã không trả lời.

June 3, 2015 – Twenty-six years after the uprising in Tiananmen Square, a State Department Spokesperson issues a statement calling for the release of those still serving “Tiananmen-related sentences.”

Ngày 03.06.2015 – Hai mươi sáu năm sau cuộc nổi dậy ở Quảng trường Thiên An Môn, một phát ngôn viên của Bộ ngoại giao đã đưa ra một tuyên bố kêu gọi thả những người vẫn đang bị giam giữ vì “các bản án liên quan tới Thiên An Môn”.

October 15, 2016 – China is set to release Miao Deshun, the last known prisoner of the uprising, according to Dui Hua, a San Francisco-based human rights organization.

Ngày 15.10.2016 – Trung Quốc được cho là đã thả Miêu Đức Thuận, được biết đến là tù nhân cuối cùng trong cuộc nổi dậy, theo Dui Hua, một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở San Francisco cho hay.

Từ vựng

Demonstration (n) – /ˌdem.ənˈstreɪ.ʃən/: sự biểu hiện, thể hiện, cuộc tuần hành biểu tình

Protest (v) – /ˈproʊ.test/: sự kháng nghị, phản kháng

Communist Party (n) – /ˈkɑm.jə.nɪst.ˈpɑːr.t̬i/: Đảng Cộng sản

Democratic reform (n) – /ˌdem.əˈkræt̬.ɪk.rɪˈfɔːrm/: cải cách dân chủ

Rally (n) – /ˈræl.i/: cuộc mít tinh lớn

Halt (v) – /hɑːlt/: đình chỉ

Death toll (n) – /ˈdeθ ˌtoʊl/: số thương vong, số người tử nạn

Memorial vigil (n) – /məˈmɔːr.i.əl.ˈvɪdʒ.əl/: lễ tưởng niệm

Release (v) – /rɪˈliːs/: phóng thích, giải thoát

Theo CNN

Thiên Cầm biên dịch

Exit mobile version