Đại Kỷ Nguyên

Đọc báo song ngữ: Do Students Lose Depth in Digital Reading?

Để nâng cao khả năng đọc hiểu, trau dồi vốn từ cũng như cách viết câu tiếng Anh đúng ngữ pháp, gần gũi và tự nhiên hơn với lối hành văn của người bản xứ, đọc báo song ngữ là một gợi ý cho người học.

Với phương pháp học tiếng anh qua báo song ngữ, bạn không những cải thiện trình độ ngoại ngữ của mình mà còn tiếp cận được với nguồn thông tin đa dạng, hữu ích của thế giới. Chuyên mục Học tiếng Anh sẽ sưu tầm và tổng hợp các bài báo, trích đoạn các nguồn uy tín từ các trang web báo nước ngoài như The Epoch Times, NTD.tv, BBC, … với chủ đề đa dạng sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng đọc, hiểu về lối hành văn của người bản xứ thông qua việc học tiếng anh giao tiếp song ngữ. Đặc biệt, chuyên mục sẽ đi vào phân tích từ mới, cấu trúc ngữ pháp bên cạnh việc phiên dịch để giúp độc giả hiểu hơn về cách dùng từ, viết câu. 

Chuyên mục Học tiếng Anh qua trang web báo mạng là nguồn tài liệu hữu ích giúp người tự học tiếng Anh thuận tiện hơn và đạt được kết quả cao trong thời gian ngắn.

Do Students Lose Depth in Digital Reading?

For both parents and teachers, knowing whether computer-based media are improving or compromising education is a question of concern. With the surge in popularity of e-books, online learning and open educational resources, investigators have been trying to determine whether students do as well when reading an assigned text on a digital screen as on paper.

Reading in Print Versus Digitally

In a study which gathered data from 429 university students drawn from five countries (the U.S., Japan, Germany, Slovenia and India) between 2013-2015 showed that print was aesthetically more enjoyable, saying things such as “I like the smell of paper” or that reading in print is “real reading.” What’s more, print gave them a sense of where they were in the book—they could “see” and “feel” where they were in the text.

Print was also judged to be easier on the eyes and less likely to encourage multitasking. Almost half the participants complained about eyestrain from reading digitally (“my eyes burn”), and 67 percent indicated they were likely to multitask while reading digitally.

Measuring Learning

A number of researchers have sought to measure learning by asking people to read a passage of text, either in print or on a digital device, and then testing for comprehension.

Most studies have found that participants scored about the same when reading in each medium, though a few have indicated that students performed better on tests when they read in print.

Critical thinking and reading

There is much buzz today about wanting students to be good at critical thinking. To become proficient in critical thinking—at least in a literate society—students need to be able to handle text. The text may be long, complex or both. To make sense of it, students cannot skim, rush ahead or continually get distracted. So, does reading in print versus onscreen build critical thinking skills?

When asked on which medium students felt they concentrated best, 92 percent replied “print.” For long academic readings, 86 percent favored print. Participants also reported being more likely to reread academic materials if they were in print.

By contrast, in talking about digital screens, students noted “danger of distraction” and “no concentration.”

Digital is convenient and cheaper

At the same time, we cannot ignore other factors impacting students’ decisions about what reading platform to chose for school work.

Convenience is one big consideration: More than 40 percent of participants in my study mentioned convenience (including easy access to materials) as what they liked most about reading onscreen.

Money is another variable. Students were highly conscious about differential prices for print and digital versions of reading materials, with cost often driving choice.

When queried about which reading platform they would choose if cost were the same, 87 percent said “print” for academic work.

(Trích Do Students Lose Depth in Digital Reading? – The Epoch Times)

Bài dịch tham khảo:

Liệu việc đọc sách điện tử có khiến học sinh mất đi chiều sâu trong tâm hồn?

Đối với các bậc phụ huynh và giáo viên, hiểu được việc học tập qua các phương tiện điện tử góp phần phát triển hay làm tổn hại đến giáo dục là một câu hỏi rất được quan tâm. Với sự phổ biến của sách điện tử, việc học online với nguồn tài nguyên giáo dục rộng mở, các nhà nghiên cứu đã cố gắng tiến hành xác định liệu sinh viên đọc tài liệu trên giấy và và trên các màn hình kỹ thuật số có tốt như nhau hay không.

Đọc sách giấy hay sách điện tử?

Trong một nghiên cứu thực hiện trên 429 sinh viên đại học tại năm quốc gia (Mỹ, Nhật, Đức, Slovenia và Ấn Độ) từ năm 2013-2015 đã cho thấy rằng sách in giấy có vẻ như thú vị hơn, họ nói: “tôi thích mùi giấy” hay đọc sách in mới  là “đọc thực sự”. Hơn nữa, bản in đem lại cho họ cảm giác họ được ở trong sách – họ có thể “nhìn” và “thấy” họ ở đâu trong cuốn sách.

Sách in cũng được đánh giá là dễ nhìn hơn và ít phải thao tác hơn. Gần một nửa số người tham gia phàn nàn về việc mỏi mắt khi đọc sách điện tử (“mắt tôi như muốn cháy lên”), và 67% cho biết họ phải thao tác nhiều hơn khi đọc sách điện tử.

Đo lường kết quả học tập

Một số nhà khoa học đã tìm cách đo lường hiệu quả học tập bằng cách yêu cầu người tham gia đọc một đoạn văn bản dưới dạng in hoặc trên một thiết bị điện tử và sau đó kiểm tra.
Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy rằng đọc trên thiết bị điện tử hay bản in đều cho kết quả như nhau, nhưng một số sinh viên đã trả lời rằng họ thấy làm bài tốt hơn khi đọc bằng tài liệu in.

Kĩ năng tư duy đánh giá và khả năng đọc hiểu

Ngày nay có rất nhiều ý kiến về việc mong muốn sinh viên có được kĩ năng tư duy phê bình tốt. Để có thể đạt được điều này – ít nhất trong một xã hội có văn hoá – sinh viên cần phải có khả năng xử lý văn bản. Văn bản có thể dài, phức tạp hoặc cả hai. Và tất nhiên, người đọc không thể lướt qua, vội vã hoặc liên tục bị phân tâm. Do đó, đọc sách in hay đọc sách điện tử sẽ giúp sinh viên xây dựng kĩ năng này?

Khi được hỏi về phương tiện mà họ cảm thấy tập trung tốt nhất, 92% cho câu trả lời là sách in. Đối với các bài đọc dài liên quan đến học thuật, 82% ủng hộ bản in. Những người tham gia khảo sát cũng trả lời rằng, nếu như những tài liệu học thuật được in trên giấy, khả năng họ đọc lại cũng cao hơn. 

Trái lại, khi nói về màn hình kỹ thuật số, sinh viên phản hồi: “có nguy cơ bị phân tâm” và “không tập trung”.

Đọc trên thiết bị điện tử rẻ và thuận tiện hơn

Đồng thời, chúng ta không thể bỏ qua các yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên về việc lựa chọn phương tiện đọc phục vụ cho việc học tập.

Sự thuận tiện là một trong những tiêu chí quan trọng: hơn 40% số người được hỏi đề cập đến sự tiện lợi (bao gồm cả việc dễ dàng truy cập vào tài liệu) cũng như điều gì khiến họ thấy thích thú nhất khi đọc trên màn hình.

Chi phí cũng là một yếu tố. Sinh viên đặc biệt quan tâm tới sự chênh lệch về chi phí giữa các ấn bản kỹ thuật số và tài liệu in ấn, và điều này quyết định đến sự lựa chọn của họ.

Khi được hỏi về việc họ sẽ chọn phương thức đọc nào nếu chi phí là như nhau, 87% trả lời “bản in” cho việc học tập.

Từ vựng:

Computer-based media: các phương tiện trên máy tính (sách, báo, thông tin…)

Compromise: làm hại, làm tổn thương

Digital screen: màn hình kỹ thuật số (như máy vi tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng)

Aesthetically: về mặt thẩm mỹ

Less likely: chỉ một cơ hội để một thứ gì đó xảy ra ít hơn, ít khả năng hơn

Help sb to do sth: giúp ai làm cái gì

To be judged to: đươc đánh giá là

Thuần Thanh tổng hợp và biên dịch

Xem thêm: Đọc báo song ngữ: Sự thật về vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989

 

Exit mobile version