Đại Kỷ Nguyên

Cổ tích Việt Nam song ngữ: Triết lý sống sâu sắc qua câu chuyện về chàng Mai An Tiêm và trái dưa hấu

Từ ngày còn nhỏ, chúng ta đã được nghe biết bao câu chuyện cổ tích qua giọng kể của bà, của mẹ. Từ những lâu đài của nàng công chúa và hoàng tử, cho đến cánh rừng rậm rạp nơi mụ phù thủy cư ngụ, vẻ đẹp hiền từ của Ông Bụt, Bà Tiên…, tất cả đã trở thành một phần không không thể thiếu trong ký ức tuổi thơ. Đã bao năm tháng trôi qua, những câu chuyện dân gian ấy vẫn còn nguyên sức hút, tuy giản dị, nhẹ nhàng mà gửi gắm bao lời răn dạy vô cùng trân quý của cha ông.

Chuyên mục “Cổ tích Việt Nam song ngữ” không chỉ mong muốn đem tới cho độc giả nguồn cảm hứng để học tiếng Anh mà còn hy vọng có thể khơi dậy thiện niệm, đạo đức con người cùng niềm tự hào dân tộc với lời nhắn nhủ: Hãy tự tin mang tinh hoa đất Việt vươn ra thế giới.

***

Sự tích dưa hấu kể về Mai An Tiêm, chàng con nuôi của vua, vì câu nói thành thật của mình “Của biếu là của lo, của cho là của nợ” mà bị vua cha bắt ra đảo hoang. Những tưởng chàng trai đó sẽ cam lòng chấp nhận số phận nhưng bằng đôi bàn tay của mình, Mai An Tiêm đã tự xây dựng cuộc sống và lo cho gia đình. Một ngày tình cờ, chàng nhặt được hạt giống ngoài bãi, đem gieo và chăm sóc giống cây lạ, từ đó mới ra đời loại quả có vị ngọt mát, ăn vào đỡ khát mà lại khỏe người – quả dưa hấu.

Dưới đây là câu chuyện kể Sự tích trái dưa hấu phiên bản tiếng Anh do Ethen Smith và Winny Wonka biên soạn: 

Nội dung câu chuyện:

Once upon a time, King Hung adopted a son named Mai An Tiem. He was very smart, and the King really loved him. One day, during a royal banquet, the King ordered a servant to give Mai An Tiem delicious food. However, Mai An Tiem refused it and told the servant, “What is given is actually a debt”.

Ngày xưa, Hùng Vương (thứ 18) có nhận nuôi một cậu bé và đặt tên là Mai An Tiêm. Mai An Tiêm rất thông minh nên được vua cha yêu thương hết mực. Một hôm, nhà vua mở tiệc trong cung và sai người đem dâng cho Mai An Tiêm của ngon vật lạ. Tuy nhiên, Mai An Tiêm đã kiên quyết không nhận và nói rằng: “Của biếu là của lo, của cho là của nợ”.

The next morning, the King asked about what Mai An Tiem said at the banquet. Mai An Tiem said, “Your Majesty, the only things that really matter are those we can do on our own”. King Hung was very angry. Although he loved his son, he decided to send Mai An Tiem to a deserted island.

Sáng hôm sau, nhà vua đã triệu tập Mai An Tiêm để hỏi về điều chàng nói trong bữa tiệc. Mai An Tiêm mới tâu rằng: “Thưa vua cha, chỉ những gì do đôi bàn tay chúng ta làm ra mới xứng đáng là của chúng ta”. Vua cha rất tức giận. Mặc dù Mai An Tiêm là đứa con vua yêu quý, nhưng Ngài vẫn ra lệnh đày Mai An Tiêm ra đảo hoang.

As soon as Mai An Tiem’s wife heard about the punishment, she started to cry. “Don’t worry. We can live on our own. Someday, we will be able to return to the mainland”, Mai An Tiem said. The couple packed clothes and food for their journey.

Ngay khi nghe tin Mai An Tiêm bị nhà vua trừng phạt, vợ chàng mới nức nở. Mai An Tiêm an ủi: “Nàng đừng lo. Chúng ta sẽ tự xây dựng cuộc sống. Ngày nào đó, chúng ta sẽ được trở về”. Cả hai đều góm ghém tư trang và đồ ăn để lên thuyền ra đảo hoang.

When they reached the island, Mai An Tiem turned a cave into their house. He felt sorry for his wife, but he believed that they could find a way to live happily there.

Khi họ ra tới hòn đảo, Mai An Tiêm chọn một cái hang làm nhà. Chàng thấy có lỗi với người vợ của mình nhưng chàng tin rằng gia đình sẽ có cách sống ở trên đảo.

The next day, while Mai An Tiem and his wife were fishing along the shore, they saw a flock of birds eating a strange fruit. Mai An Tiem walked closer. He saw the birds had left behind black seeds and took them home to plant.

Ngày hôm sau, khi Mai An Tiêm cùng vợ đánh cá ven bờ thì nhìn thấy một đàn chim đang ăn quả lạ. Mai An Tiêm liền tới gần. Chàng nhìn thấy bầy chim bay đi và để lại những hạt giống nên chàng đã đem những hạt giống đó về trồng.

Mai An Tiêm gieo những hạt giống (Ảnh: http://suutamtruyenthuyetvietnam.blogspot.com)

The couple happily watched the seeds sprout. They took care of the plants every day. Their garden gave them hope for the future.

Hai vợ chồng hết sức vui mừng khi thấy hạt giống nảy mầm. Ngày nào họ cũng chăm chút cho vườn cây. Khu vườn là hy vọng, là tương lai của họ.

One day, they saw a flock of birds come and eat the green unripe fruit from their garden. They did not chase them away. After the birds flew away, the couple picked up all the seeds that were left. Mai An Tiem believed the birds had eaten the best fruit.

Một ngày kia, họ lại trông thấy đàn chim bay ngang qua khu vườn và ăn quả xanh. Họ không xua đuổi đàn chim đi mà đợi chúng ăn xong mới thu nhặt những hạt giống sót lại. Mai An Tiêm tin rằng đàn chim đã ăn thứ quả tốt nhất.

A few months later, the fruit was ripe. Mai An Tiem cut a fruit and found it very juicy and sweet. He decided to name it “watermelon” or “dua hau” in Vietnamese. One day, he decided to carve his name into a fruit rind and throw it into the sea. He hoped someone would catch the fruit.

Một vài tháng sau, quả chín. Mai An Tiêm bổ ra thì thấy rất nhiều nước ngọt. Chàng quyết định đặt tên cho nó là dưa hấu. Một hôm, chàng quyết định khắc tên của chàng lên quả dưa hấu và thả chúng trôi ra biền. Chàng hy vọng ai đó sẽ bắt gặp trái dưa đó.

Year after year, Mai An Tiem carved his name on the fruit rind and threw it into the sea. His wife told him to stop, but he kept doing it. He didn’t want to live on the island forever.

Năm này qua năm khác, Mai An Tiêm vẫn khắc tên lên vỏ quả dưa hấu và thả chúng trôi ra biển. Mặc dù vợ can ngăn nhưng chàng vẫn tiếp tục. Chàng không muốn hai vợ chồng sống cả đời trên đảo hoang.

One day, a fishing boat came near the island. When they pulled up their net, they found a fruit with ‘Mai An Tiem’ carved on it. The fishermen came to the shore and found Mai An Tiem growing this wonderful fruit. After that, Mai An Tiem traded the fruit for rice and salt from the fishermen.

Một ngày kia, có một con tàu đánh cá gần hòn đảo. Khi kéo lưới, họ tìm thấy một thứ quả với dòng chữ “Mai An Tiêm” khắc ở vỏ ngoài. Những người đánh cá quyết định cho thuyền vào đảo và thấy Mai An Tiêm đang trồng loại quả lạ này. Mai An Tiêm đã bán những trái dưa để đổi lấy gạo và muối từ những ngư dân.

When they arrived on the mainland, the fishermen took the fruit to the village market. All the villagers loved the fruit. Word spread about the new tasty fruit from the island.

Khi trở lại đất liền, những ngư dân đã đem theo trái dưa tới khu chợ trong làng. Tất cả dân làng đều thích thú với trái dưa này. Tin lành về loại quả có vị tươi ngon đến từ đảo hoang lan truyền khắp nơi.

King Hung also tasted the fruit and found it delicious. He wondered who had planted it. King Hung was shocked to hear that his son was still alive and grew the fruit. He was ashamed that he had sent Mai An Tiem to the island.

Vua Hùng cũng nếm thử trái dưa đó và rất thích thú. Nhà vua tự hỏi ai là người trồng ra những trái dưa đặc biệt này. Ngài rất ngạc nhiên khi biết tin Mai An Tiêm vẫn còn sống trên đảo và còn trồng ra những trái dưa này. Nhà vua lấy làm xấu hổ về việc hạ lệnh đày Mai An Tiêm ra đảo.

The next day, the King decided to bring the couple back to the mainland. Mai An Tiem picked all the ripe fruit to bring back with him. He also brought seeds to the mainland. He wanted to share the fruit with everyone, and teach them how to grow it.

Ngày hôm sau, nhà vua quyết định mang hai vợ chồng An Tiêm trở về đất liền. Mai An Tiêm gói ghém những quả dưa chín và dâng tặng vua cha. Chàng cũng đem những hạt giống về đất liền. Chàng muốn mang thứ quả đó cho muôn dân và chỉ bảo họ cách gieo trồng.

Since then, watermelon has been the symbol of luck in Vietnam. People often choose it as one of five fruits to place on the ancestor altar on Tet holiday.

Kể từ đó, dưa hấu là loại quả mang điềm lành ở Việt Nam. Mọi người thường chọn dưa hấu là một trong năm loại quả (ngũ quả) để dâng cúng trên bàn thờ tổ tiên vào mỗi dịp Tết đến xuân về.

Dưa được bày trên mâm ngũ quả ngày Tết của người Việt Nam (Ảnh: tuvikhoahoc.com)

Ý nghĩa câu chuyện:

Câu chuyện về sự tích trái dưa hấu gửi gắm rất nhiều bài học sâu sắc. Mặc dù vua cha rất quyền lực, chàng Mai An Tiêm đã không ngần ngại thể hiện và bảo vệ quan điểm sống của mình: “Của biếu là của lo, của cho là của nợ” và “chỉ những gì do đôi bàn tay chúng ta làm ra mới xứng đáng là của chúng ta”.

Từ những ngày đầu bị đầy ra đảo hoang cho tới khi có một khu vườn gồm nhiều quả ngọt, chàng khắc tên mình và thả ra biển hết năm này qua năm khác, cuối cùng là được vua cha mời về cung. Câu chuyện như nhắn nhủ chúng ta rằng: Con người luôn có một sức mạnh phi thường, có thể vượt qua mọi khó khăn nghịch cảnh nếu như bản thân nỗ lực và kiên trì. Hãy biết sống với ước mơ và không ngừng hy vọng vào tương lai phía trước.

Khi nhà vua cho phép hai vợ chồng về đất liền, Mai An Tiêm không quên đem theo những trái dưa ngon và hạt giống để dạy dân chúng gieo trồng. Đến đây, chàng hoàng tử như dạy chúng ta bài học lớn lao về lòng hiếu thảo, sự bao dung và chia sẻ.

Mai An Tiêm đã vượt lên số phận, không nề nao núng trước nghịch cảnh. Trồng dưa ngoài đảo hoang với đôi bàn tay trắng và sự cần cù, thông minh sáng tạo của mình, dường như chàng đang ươm những hạt giống niềm tin, hạnh phúc trong đời. Nhưng đáng quý hơn, Mai An Tiêm đã gieo vào tâm trí chúng ta – thế hệ sau những hạt giống đẹp và bài học làm người đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Thiện Nhân

Exit mobile version