Đại Kỷ Nguyên

5 phút thủ thỉ cùng con: Bản lĩnh của người học võ

Nền văn minh truyền thống phương Đông tôn Đạo trọng đức, vậy nên võ thuật truyền thống tự nhiên cũng mang những nhân tố thượng võ sùng đức, tu thân dưỡng tính (ảnh: Shutterstock).

Lời ngỏ:

Có một phương pháp giáo dục gây ngạc nhiên và được các mẹ Nhật áp dụng rất hiệu quả. Đúng như tên của nó, phương pháp “5 phút thủ thỉ” nghĩa là cha mẹ dành khoảng thời gian ngắn trước khi ngủ trò chuyện cùng con, không giới hạn về lứa tuổi. Mục đích là dùng những lời lẽ yêu thương, mong muốn tích cực, giúp định hình và điều chỉnh tính cách của con.

Một số nhà giáo dục nổi tiếng Nhật Bản như Shichida, Ibukai Masaru khuyên rằng cha mẹ hãy ru ngủ cho con bằng bài hát, chuyện kể hoặc nói về điều mình muốn khuyên con… sẽ có hiệu quả rất lớn. Bởi vì lúc trẻ chập chờn vào giấc ngủ, những gì bạn nói sẽ đi sâu vào tiềm thức, in đậm trong tâm trí trẻ.

Thực ra, kể chuyện bằng miệng từ hàng ngàn năm nay đã là một phương pháp truyền thống để cha mẹ dạy con về các giá trị sống và cách cư xử. Nhà tâm lý học Deena Weisberg tại Đại học Villanova chia sẻ rằng những đứa trẻ học tốt hơn thông qua các chuyện kể và diễn giải: “Chúng ta học nhanh nhất từ những điều làm chúng ta thấy thú vị. Và những câu chuyện, về bản chất, có thể chứa trong đó rất nhiều điều thú vị mà các bài phát biểu trần trụi không có“.

Vì vậy, Đại Kỷ Nguyên xin được sưu tầm loạt chuyện về phẩm chất cao thượng và thần tiên phù hợp với trẻ em, giúp cha mẹ có nguồn nguyên liệu ý nghĩa để hàng ngày thủ thỉ cùng con. Với tâm nguyện giáo dục lấy đạo đức làm trung tâm, chúng tôi mang đến truyền thuyết dân gian, chuyện xưa tích cũ về lòng nhân ái, đức tính khoan dung, kiên nhẫn, trung thực, những chuyện nhân quả báo ứng nhẹ nhàng mà thấm đượm.

Trọn bộ: 5 phút thủ thỉ cùng con

***

Câu chuyện này đã xảy ra cách đây 50 năm, theo Chánh Kiến. Đó là chuyện về Lưu Tiêu, một người giỏi võ có tâm thái đại nhẫn.

Lưu Tiêu sinh ra trong một gia thế võ thuật, từ nhỏ đã theo cha luyện một loại công phu nội ngoại kiêm tu thượng thừa của Đạo gia.

Anh có một người vợ vô cùng đanh đá, có khi vì một chuyện nhỏ mà ra tay đánh chồng. Lưu Tiêu không dám hoàn thủ, chỉ có thể nhẫn nhịn cho vợ ở đó mà đánh, thông thường tới mức trên mặt đầy vết sẹo.

Hàng xóm cũng đã quen với việc ấy, bình thường cũng hay giễu cợt anh: “Lại bị vợ đánh à?”. Lưu Tiêu luôn cười cười mà nói: “Không có gì, không có gì”. Hàng xóm lại hỏi anh: “Không phải anh biết võ sao, vì sao không đánh lại?”. Lưu Tiêu nói: “Tôi không đánh người nhà được”. Hàng xóm liền không hỏi nữa.

Có một lần, Lưu Tiêu xảy ra mâu thuẫn với một người lạ ở chợ vì chuyện mua bán, mà cuối cùng bị người lạ này tay đấm chân đá, khiến anh ta khắp mặt và đầu đầy vết thương.

Lưu Tiêu ủ rũ đi về nhà, về tới nhà lại bị vợ mắng cho một trận, nói anh luyện võ cũng như không. Mắng tới mức hàng xóm đều chạy sang khuyên giải (kỳ thực nhiều người tới vì hiếu kỳ chuyện náo nhiệt mà thôi).

Một người hàng xóm nói: “Anh nói không dám đánh vợ chúng tôi còn tin, cớ sao người ngoài mà cũng không dám đánh?”. Lưu Tiêu nói: “Anh ta không ra tay theo bài bản, tôi không biết nên hoàn thủ như thế nào”.

Hàng xóm nói: “Rốt cuộc anh có biết võ công không vậy?”, hỏi tới mức Lưu Tiêu mất kiên nhẫn nói: “Làm sao mà không biết!”, miệng vừa nói vừa thể hiện công phu, một chưởng đánh vào bàn Bát Tiên, chỉ nghe một tiếng “rắc”, cái bàn đã vỡ nát, mặt bàn vỡ thành mấy miếng, chân bàn cũng đứt gãy.

Hàng xóm và vợ của Lưu Tiêu ai nấy đều sững sờ. Tuy nhiên sau đó hàng xóm cũng hiểu ra, Lưu Tiêu không hoàn thủ là đúng. Với sức mạnh như vậy, Lưu Tiêu mà hoàn thủ không chừng có thể lấy đi mạng người khác.

Lưu Tiêu không chỉ luyện võ thuật, mà còn có thần thông, cũng chính là “công năng đặc dị”. Ngôi làng mà Lưu Tiêu sống cách chợ khoảng 10 cây số, Lưu Tiêu mỗi lần đi chợ mua rau đều vác một, hai trăm cân rau củ trên vai, nhưng cũng chỉ hai, ba dấu chân là tới chợ.

Vì thế, hàng xóm nhiều lần đều không nhìn thấy dấu chân thứ hai của anh ở đâu. Chủng công năng này trong giới tu luyện được gọi là “điệp đạo” pháp. Ý nghĩa trên bề mặt chính là gấp con đường lại, rồi một bước là bước qua. 

Như Đới Tông trong “Thủy Hử truyện” một ngày đi hàng trăm dặm, nếu để Lưu Tiêu đi, một ngày đi mấy ngàn dặm cũng sẽ không có vấn đề. Thần thông thực sự của cao thủ mà chúng ta thường nói trong dân gian thật ra còn cao hơn cả trong tiểu thuyết.

***

Mấy trăm năm trước, Nguyễn Du từng viết câu thơ “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Quả thật, người có thần thông giống như Lưu Tiên không tùy tiện đánh nhau với người thường bởi vì họ có tâm tính cao. Họ biết mình có năng lực mạnh mẽ sẽ gây tổn thất cho người khác, cho nên không dễ động thủ, thậm chí bị người đời chê cười vẫn một mực nhẫn chịu.

Điều đó hoàn toàn trái ngược với những người cậy mình có một chút tài cán mà hống hách, ức hiếp, bắt nạt người khác. Họ không đối xử tốt với người khác, không đặt mình vào vị trí người khác bởi vì đức thua kém so với tài.

Chữ Võ (武) gồm chữ Chỉ (止 – dừng, ngăn) và chữ Qua (戈 – binh khí, can qua), có nghĩa là Võ là để ngăn chặn can qua, ngăn chặn chiến tranh. Võ là dùng uy sát để ngăn chặn tàn sát. Võ thuật ngay từ khởi đầu đã là không để con người đánh nhau, tàn sát nhau.

Thời cổ đại, bất kể là võ nghệ và võ sư của phái nào, ai nấy đều toát lên tinh thần chung của võ thuật truyền thống: Võ Đức. Hàng ngàn năm nay, những người luyện võ đều tuân theo nguyên tắc “Thượng võ, lấy đức làm đầu”, “Quyền cước lấy đức làm chủ”, “Không có đức thì không truyền thụ quyền cước”.

Video: Tính khí càng ôn hòa thì phúc báo càng dày sâu

Exit mobile version