Đại Kỷ Nguyên

Khoảnh khắc tuyệt đẹp ghi lại cảnh ngư phủ đánh cá bằng chim cốc ở làng chài 1000 năm tuổi

Vào mỗi sáng, bằng phương pháp đánh cá truyền thống 1000 năm tuổi, với những chú chim cốc, một chiếc đèn dầu, một chiếc lưới đánh cá, những ngư phủ Trung Quốc đã góp phần trở thành một trong những hình tượng độc đáo của đất nước Trung Hoa với lịch sử 5000 năm, lưu lại một vẻ đẹp tráng lệ và vĩnh hằng… 

Ngư dân ở miền Nam Trung Quốc sử dụng chim cốc, đèn đất và lưới để đánh bắt cá trên sông nước mà không cần sự hỗ trợ của các kỹ thuật, phương pháp hiện đại. Phương pháp đánh cá này được sử dụng vào năm 960.

Chúng ta hãy cũng chiêm ngưỡng những bức ảnh tuyệt đẹp về nghề đánh cá truyền thống này:

Lặng lẽ chèo thuyền dọc sông, ông cụ bắt cá không cần cần câu với chú chim cốc

Mỗi người ngư phủ đều có một chiếc bè ống sậy, vài con chim cốc và một chiếc đèn dầu

Ông cụ thả chú chim cốc ra để bắt cá. Chú chim sẽ lặn xuống nước bắt cá rồi mang trở lại bè câu làm bằng ống sậy. 

Mỗi sáng, những người ngư phủ này ra sông và thả chim ra. Những con chim này đói và lặn xuống bắt cá

Người ngư phủ điềm tĩnh gỡ cá ra khỏi miệng con chim sau khi con vật quay về với một mẻ đầy cá

Các ngư phủ nuôi những con chim cốc từ khi còn nhỏ nên chúng giống như thú cưng hơn là chim săn mồi.

Trung bình, những người ngư phủ này chỉ bắt được 4kg cá 

Các ngư dân buộc dây ở cổ chim để ngăn nó không nuốt mất những con cá lớn.

Tuy nhiên nó vẫn có thể nuốt những con cá nhỏ.

Một số ngư dân còn gắn một cây gậy đặc biệt bên cạnh thuyền để cho chúng đậu lên.

Lông của Chim Cốc không tiết ra dầu chống thấm nước như hầu hết những loài chim vùng sông nước khác, vậy nên nó thường phải đứng hong khô bộ lông của mình

Những con chim này không có dầu trên lông, giúp chúng ít nổi lên trên mặt nước, để chúng có thể dễ dàng lặn sâu hơn và lâu hơn

Chim Cốc có thể lặn dưới nước sâu khoảng 20 mét trong vài phút, tuy nhiên thường thì chúng thích lặn ở tầng nước nông hơn.

Cách đánh bắt này hoàn toàn hòa hợp với thiên nhiên vì những ngư phủ chỉ bắt vừa đủ nhu cầu của họ và gia đình mà không hề tham lam

Hoàng Lâm (T/H) 

Xem thêm:

Exit mobile version