Vào đầu những năm 1990, ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) từng bùng phát đại dịch lây truyền qua đường máu, còn gọi là “thảm họa máu”. Cô Giả Bình, 60 tuổi, hiện đang sống tại Canada, là một trong những nạn nhân của thảm họa này. Bác sĩ nói bệnh viêm gan của cô vô phương cứu chữa và cô sẽ không thể sống quá 10 năm.

Vào tháng 3/2021, cô Giả Bình đã kể lại trải nghiệm hồi phục kỳ diệu của mình với hy vọng câu chuyện của cô có ích với những người từng ở cảnh ngộ tương tự, đặc biệt là trong khi phải đối mặt với những biến thể của virus Vũ Hán đang ngày càng lan rộng trên khắp thế giới”, theo Epoch Times.

Nguyên nhân dẫn đến ‘thảm họa máu’

Năm 1990, “nền kinh tế huyết tương” được thúc đẩy mạnh mẽ bởi chủ tịch tỉnh Hà Nam, nhưng nó đã dẫn đến đại dịch AIDS ở tỉnh này và đồng thời làm bùng phát bệnh viêm gan C. Bệnh do truyền máu lan ra như một đại dịch khắp nhiều tỉnh đồng bằng miền Trung, tới mức người ta gọi nó với cái tên “thảm họa máu”.

Theo Wikipedia, vào năm 1991, Cao Diệu Khiết, một đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam, đã nhận ra rằng bệnh gan phổ biến ở các vùng nông thôn ở tỉnh của ông là do người dân đi bán máu. Cùng năm đó, bệnh sốt rét, bệnh chưa từng thấy ở phía nam Hà Nam trong một thời gian dài, lại tiếp tục xảy ra. Một năm sau, trong cuộc điều tra dân số ở Hà Nam, phát hiện rằng tỷ lệ mắc bệnh viêm gan C tương đương với bệnh viêm gan B.

Tuy nhiên, khi vụ việc được báo cáo, chính quyền địa phương đã có thái độ bao che hoặc né tránh đối với các vấn đề liên quan đến việc mua bán máu. Các nhà chức trách của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn giữ im lặng trước các biện pháp của chính quyền địa phương, và các vụ việc liên quan đã trở thành một chủ đề mà ĐCSTQ coi là cấm kỵ.

Tai họa nhân tạo

Cô Giả Bình cho biết: “Tôi đã thực hiện một cuộc phẫu thuật cắt bỏ tử cung vào tháng 2/1991. Tôi nhận được tổng cộng 2.400 CC huyết tương. Ca phẫu thuật thành công và tôi hồi phục rất nhanh. Khi tôi chuẩn bị quay lại làm việc, tôi đột nhiên cảm thấy buồn nôn và sau đó nôn mửa không ngừng. Vì vậy, tôi được đưa vào Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Không quân Quân Giải phóng Nhân dân ở Trịnh Châu. Bệnh viện đã kiểm tra nhiều lần nhưng vẫn không tìm thấy gì ngoại trừ transaminase cao (transaminase là enzym nội bào, thường tăng khi có thương tổn tế bào gan). Cuối cùng, tôi được đưa đến Thượng Hải để làm các xét nghiệm và kết quả là tôi bị viêm gan C.

“Giấy chứng nhận nhập viện” của cô Giả Bình tại Bệnh viện Không quân Quân Giải phóng Nhân dân ở Trịnh Châu. Ảnh: Minh Huệ Net)

“Nhiều bệnh nhân sống cùng tôi đều có triệu chứng giống nhau, mấy năm đó không ít người bị bệnh gan do truyền máu, nhưng bệnh viện không tìm ra tên bệnh cụ thể nên gọi là bệnh “Viêm gan do truyền máu”. Bác sĩ điều trị của tôi nói: “Bệnh này không thể chữa khỏi mà chỉ có thể dùng cách kiểm soát transaminase. Hậu quả cuối cùng sẽ là xơ gan, người mắc bệnh này khó sống được quá mười năm”, cô Giả Bình kể.

Cô cho biết, lúc đó cách chữa trị tốt nhất là dùng thuốc insulin, cô cũng đã tìm đến thầy thuốc Đông y giỏi nhất, mỗi lần uống thuốc bắc là phải sắc mười hai cặp thuốc, ngày nào cũng phải uống một bát thuốc to, cảm giác giống như được ngâm trong nước thuốc”.

Cô cho biết thêm: “Thảm họa trong những năm đó là do chính những quan chức của ĐCSTQ tạo ra, nó đã gây ra vô số thảm kịch cho người dân Trung Quốc. Tuy nhiên chính quyền Trung Quốc đã sử dụng quyền lực của mình để trấn áp những người dám đứng lên phơi bày sự thật. Nhiều người bị buộc phải sống lưu vong ở các quốc gia khác, và những nạn nhân vô tội muốn tìm kiếm sự thật nhưng vô ích”.

“Để điều trị bệnh, tôi đã phải đi khắp nơi để chữa bệnh, Tây y không khỏi, tôi đến Đông y, tôi uống vô số loại thuốc, chữa đi chữa lại nhiều lần, lúc nhẹ lúc nặng mà mãi không khỏi”, cô Giả Bình cho chia sẻ.

Càng ngày căn bệnh đó và tác dụng phụ của nhiều loại thuốc đã khiến cô ngày càng gầy gò, ốm yếu, đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần, cô không còn tìm thấy chút hy vọng nào trong cuộc sống.

Được tái sinh nhờ Phật Pháp

Ngay từ ngày nhỏ, giống như tất cả những người Trung Quốc đại lục, cô Giả Bình được giáo dục chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa duy vật, vì thế cô chỉ tin vào khoa học hiện đại. Tuy nhiên, khi thấy các bác sĩ phương Tây bất lực trước căn bệnh của mình, và cơ hội sống của bản thân rất mong manh, cô bắt đầu tìm đến khí công để mong gặp được phép màu.

Cô kể: “Vào năm 1995, khi tôi đang mất hết hy vọng vào cuộc sống, nhờ sự giúp đỡ của mẹ, tôi đã được tiếp xúc với môn tu luyện ‘Pháp Luân Công’. Sau một tháng tập luyện các bài công pháp, tôi cảm thấy sức khỏe thay đổi hoàn toàn, các bệnh tật hoàn toàn biến mất, tôi cảm thấy mọi chuyện ngoài sức tưởng tượng, thật là kỳ diệu”.

“Tôi cũng biết có rất nhiều người ở Trung Quốc đã tập luyện Pháp Luân Công, mọi người đều tán dương hiệu quả trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe của Pháp Luân Công, điều này đã làm tôi tin tưởng hơn rất nhiều vào các bài công pháp của môn tu luyện này”.

Tuy nhiên, mọi thứ đều khó khăn khi bắt đầu, nhớ lại thời điểm mới bắt đầu luyện công, cô nói: “Tôi không thể đứng tập bài công pháp trong nửa giờ, và tôi không thể bắt chéo chân khi ngồi tập bài công pháp thứ 5”.

“May mắn vì quanh tôi còn có rất nhiều người tu luyện, mọi người đã học hỏi và tu luyện với nhau. Cùng nhau xem các video bài giảng và đọc ‘Chuyển Pháp Luân’. Dần dần tôi hiểu rằng tu luyện không phải chỉ là để chữa bệnh, mà tu luyện là tu dưỡng tính cách, tâm tính và trở thành một người tốt”.

“Vì vậy, tôi hạ quyết tâm tập luyện, kiên trì thiền định cho dù có đau đớn đến đâu. Chẳng bao lâu, dịch tiết đường hô hấp của tôi ngày càng ít đi, cuối cùng căn bệnh đường hô hấp cứng đầu cũng đã biến mất hoàn toàn. Cuối cùng tôi đã tận mắt chứng kiến mình được tái sinh như thế nào”, cô xúc động nói.

“Sau khi tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tất cả các bệnh khó chữa khác trong cơ thể tôi cũng biến mất. Tôi mắc phải căn bệnh viêm gan C chết người và hồi phục một cách kỳ diệu sau khi bước vào tu luyện”, cô nói.

Lợi ích lớn nhất là tâm tính đề cao

Cô Giả Bình cho biết, Pháp Luân Công không chỉ mang tới lợi ích về sức khỏe, môn tu luyện này còn mang tới cho người tu tập lợi ích lớn hơn về tâm tính.

Cô Bình chia sẻ rằng cô luôn yêu cầu bản thân tuân theo các tiêu chuẩn “Chân – Thiện – Nhẫn” để mở rộng tâm hồn mình. Cô cũng học cách đối xử tốt hơn với người khác và quan tâm nhiều hơn tới mọi người theo những lời dạy của vị Sư Phụ sáng lập Pháp Luân Công.

Cô cho biết, từ khi tu luyện Pháp Luân Công, đầu óc của tôi minh mẫn hơn, tư duy cũng nhanh nhẹn hơn. “Với cơ thể khỏe mạnh, tâm hồn ôn hòa, thông minh, tôi năng nổ trong công việc hơn. Để nâng cao khả năng kinh doanh, tôi đã học bằng thạc sĩ”, cô nói.

Cô Bình cho biết, cô đã tu luyện Pháp Luân Công được 25 năm và cảm thấy thật may mắn khi được học Pháp Luân Đại Pháp.

“Từ ngày đầu tiên tu luyện, tôi chưa từng phải tiêm hay uống một viên thuốc nào.Từ khi bước chân vào con đường tu luyện tuyệt vời này, vận mệnh của tôi đã hoàn toàn thay đổi”, cô chia sẻ.

Vào năm 2008, cô Bình đã tới định cư ở Canada, sau đó tham gia dàn nhạc Thiên Quốc Nhạc Đoàn ở thành phố Toronto, cô cũng thường được mời tham gia các hoạt động ở nhiều nơi khác nhau. “Bất kể nắng nóng gay gắt, sức chịu đựng của tôi không hề thua kém người khác, tôi không bị say tàu xe dù tôi đi xe bao xa và tôi không còn sợ cái lạnh nữa”.

Cô nói: “Điều này trước đây là hoàn toàn không thể, đó là một sự thay đổi mà tôi thậm chí không thể mơ tới”.

“Tôi cảm thấy cuộc đời mình thật may mắn, tu luyện là con đường thực sự mà tôi muốn đi. Tôi đã tìm thấy một con đường thực sự để giải thoát trong cuộc sống. Cảm ơn Pháp Luân Đại Pháp đã cho tôi một cuộc sống hoàn toàn mới”.

Cô Giả Bình tham gia vào dàn nhạc Thiên Quốc. Ảnh: Minh Huệ Net.

“Hiện tại, đại dịch [viêm phổi Vũ Hán] đang ngày càng lan rộng với các biến thể. Nếu trong tình huống không còn lựa chọn nào, hay mất hết hy vọng, các bạn hãy mở rộng tâm hồn mình để tìm hiểu về Pháp Luân Công. Hiện nay môn tu luyện này đã được truyền rộng rãi ở hơn 100 quốc gia và khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, “hiện tại ở Trung Quốc nơi truyền ra môn tu luyện tuyệt vời này, vẫn đang bị ĐCSTQ bức hại nghiêm trọng. Nhưng phép màu chữa bệnh và tăng cường sức khỏe của Pháp Luân Công đã được hàng vạn người chứng nhận và không lời nói dối nào có thể phủ nhận điều này”, cô Bình nói.

Có thể bạn quan tâm:

Bắc Kinh giấu tội như thế nào?

videoinfo__video3.dkn.tv||50949d31a__

Ad will display in 09 seconds