Mục lục bài viết
Từ xa xưa, người Trung Hoa thường lưu truyền câu nói: Kẻ làm nhiều việc ác sẽ bị Trời giáng sét đánh – “Ngũ lôi oanh đỉnh”. Vậy đánh sét có phải là một trong những cách trừng trị kẻ ác của ông Trời không?…
Lôi Công là vị thần sấm sét trong thần thoại và truyền thuyết, còn được gọi là “Thần Sấm”, “Lôi Sư”. Trong “Sở từ – Viễn du” của Khuất Nguyên thời chiến quốc từng nhắc tới “Lôi Công” đến bảo vệ người quân tử. Đến thời nhà Thanh, trong tác phẩm “Hồng lâu mộng” cũng thể hiện tư tưởng truyền thống Thần Sấm thay Trời trừng phạt kẻ gian, có câu nói: “Lôi Công cũng có mắt, sao không đánh chết kẻ gây nghiệt này đi!”.

Tương truyền, Lôi Công có 5 anh em, gọi là “ngũ Lôi”, trong đó lão ngũ – Lôi Ngũ có tính cách cứng rắn nhất. Trong “Phong Thần diễn nghĩa” viết:
“Khương Tử Nha vừa buông tay, ngũ lôi bừng sáng, chấn động mê quan, tốc độ nhanh chóng, cứu thoát oan hồn quan tổng binh của hoàng đế Hiên Viên phải chịu kiếp ngàn năm” .
Đạo gia có “ngũ lôi pháp” hay còn gọi là “ngũ lôi đại pháp”. Theo “Đạo pháp hội nguyên” ghi chép, Thượng Đế sắc phong cho Ngũ lôi sứ giả sấm chớp dẫn quân, gom mây tạo mưa, cứu giúp người dân. “Ngũ lôi thần tướng” từ trên trời giáng xuống, đi khắp càn khôn, tra xét công tội, tìm bắt nghịch quỷ, tróc nã yêu quái.
Tại sao nói “Ngũ lôi oanh đỉnh” là trời phạt? Lôi Công thực sự có thể nhận ra ai là kẻ xấu? Trong văn hóa Trung Hoa lưu truyền: người làm việc thương thiên hại lý, tội ác tày trời sẽ gặp báo ứng Ngũ lôi oanh đỉnh. Có chuyện này sao? Quả thực, những sự việc như vậy được lưu truyền rất nhiều trong lịch sử cổ đại, thậm chí cả trong xã hội hiện đại ngày nay. Hãy cùng nhìn xem những sự việc đã xảy ra ở Trung Quốc.
Cố tình bức hại người thiện lương, bị sét đánh chết
Trịnh Hữu Khuê, từng là Chủ nhiệm Văn phòng quản lý toàn diện trấn Đức Nguyên, huyện Bì, tỉnh Tứ Xuyên. Trịnh là kẻ ra sức nhiều nhất trong việc đàn áp bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công), vốn là những người có đức tin vào nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn ở huyện Bì. Các học viên Pháp Luân Công tại địa phương đã chân thành khuyên ông ta đừng đi theo con đường bức hại thiện lương của ĐCSTQ tà ác, nhưng ông ta nhất quyết không nghe, một mực bức hại người khác để nhận được tiền thưởng, thăng quan phát tài.
8 giờ tối ngày 21 tháng 5 năm 2006, Trịnh Hữu Khuê đi cùng Bí thư kiêm chủ nhiệm thôn Vĩnh Quang. Khi đó trời đang mưa, sấm đánh đùng đoàng, sét rạch ngang bầu trời. Trong tích tắc, tia sét dường như có mắt, đánh thẳng vào người Trịnh Hữu Khuê khiến ông ta chết ngay tại chỗ, khi đó Trịnh mới 44 tuổi – độ tuổi tráng niên và tiền đồ rộng mở.
Chấp pháp mà phạm pháp, ‘tránh được mùng một không tránh được ngày rằm‘
Trần Cảnh Cường, nguyên Phó chánh án Tòa án huyện Khang Bình kiêm Ủy viên của Hội đồng thẩm phán, trong quá trình thực thi pháp luật, y đã ra sức bóp méo sự thật, ngụy tạo vu cáo, kết án oan cho các học viên Pháp Luân Công. Vào ngày 10 tháng 2 năm 2010, Trần Cảnh Cường cùng Phạm Bân, Chánh án Tòa án hình sự và những người khác cùng nhau thực hiện hành vi trái pháp luật, kết án sai cho học viên Pháp Luân Công là Vương Kim Phượng 7 năm tù và Lý Hiểu Bình 3 năm tù.
Một tháng sau, Phạm Bân bị tạm giữ hình sự vì tình nghi nhận hối lộ từ các tổ chức xã hội đen. Trần Cảnh Cường cũng liên quan đến vụ án, nhưng vì y lái xe bị tai nạn phải nhập viện nên lấy cớ này để tránh thoát khỏi truy cứu vụ án nhận hối lộ. Họ Trần đã dốc hết công sức để khai thông các mối quan hệ, cuối cùng được xử án treo và bị cắt chức. Bốn năm sau, ngày 15 tháng 8 năm 2014, Trần Cảnh Cường đi câu cá lúc sáng sớm, trên đường đi, y bị sét đánh chết. Ngũ lôi oanh đỉnh, lý do của việc trừng phạt liệu có phải là ngẫu nhiên?
Phỉ báng chính Pháp, Ngũ lôi oanh đỉnh
Năm 1999, ĐCSTQ công khai tiến hành khủng bố, đàn áp và bức hại Pháp Luân Đại Pháp, Đại Pháp tu luyện thượng thừa của Phật gia. Trương Đồng Hưng, một giáo viên mỹ thuật tại trường trung học số 68 thôn Quan Lập, khu Tô Gia Đồn, thành phố Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh đã phối hợp với hành động tà ác của ĐCSTQ, bằng cách tổ chức cho học sinh ký tên trong một chiến dịch phỉ báng Pháp Luân Công, ngoài ra còn vẽ tranh châm biếm công kích Sư Phụ của Pháp Luân Công. Ngày 11 tháng 8 năm 2003, khi Trương Đồng Hưng đang câu cá, trời bỗng đổ mưa lớn. Trương Đồng Hưng núp dưới một gốc cây tránh mưa, đúng lúc đó sấm sét đầy trời, Trương Đồng Hưng bị Ngũ lôi oanh đỉnh, kêu lên một tiếng rồi ngã vật xuống đất mà chết. Trạng thái chết của hắn vô cùng đáng sợ: trên đầu có một lỗ thủng lớn, sau não chảy máu, phần ngực và tóc đều cháy rụi.
Thần Sấm có tai có mắt
Lưu Minh Học, nhân viên của nhà máy Polyester ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang từng phỉ báng Pháp Luân Công. Tháng 6 năm 2001, anh ta đang bơi trong một bể bơi ở Thâm Quyến thì bị sét đánh chết ngay tại chỗ.
Lý Trung Đức, người phụ trách văn phòng tài chính thị trấn Khương Sơn, thành phố Lai Tây, tỉnh Sơn Đông, đã viết những bài thơ chống lại Pháp Luân Công vào mùa xuân năm 2000 và đăng trên tờ “Khương Sơn nguyệt báo”. Mùa hè năm đó, anh ta bị sét đánh chết khi đang làm đồng.
Ngoài ra còn có Đàm Siêu Quyền, một cựu chiến binh của thành phố Thanh Viễn, từng tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công. Năm 2002, chính quyền thành phố Thanh Viễn tổ chức “lớp học tẩy não” tà ác (thông qua tra tấn tinh thần và thể xác, ép buộc các học viên Pháp Luân Công từ bỏ tín ngưỡng). Buổi tối một ngày sau khi lớp học tẩy não thứ hai kết thúc hơn 10 ngày, Đàm Siêu Quyền bị một cây đại thụ bị sét đánh đổ trúng đầu khiến anh ta mất trí nhớ, trở thành một kẻ thiểu năng.
Từ những ví dụ trên có thể thấy quả thực là Lôi Công có mắt có tai, đúng là Ngũ lôi sứ giả thực thi Thiên pháp, trừng trị kẻ ác! Những kẻ phỉ báng Phật Pháp, hãm hại thiện lương, không từ việc ác nào, họ có thể tránh được nhất thời nhưng không thể tránh được cả đời, cuối cùng vẫn sẽ bị Trời trừng trị! Bởi vậy chúng ta hãy thận trọng, với những ai lỡ lầm đường lạc lối nhưng biết hối cải quay đầu hướng thiện, Thần linh sẽ chứng giám, vẫn còn cơ hội được cứu vớt.
Theo Epoch Times
Quỳnh Chi biên dịch
Có thể bạn quan tâm:
- Cuối cùng khoa học cũng đã thừa nhận ‘Thiện ác hữu báo’ là có thật
- Pháp Luân Công tốt cho sức khỏe nhưng sao lại bị đàn áp ở Trung Quốc?
- Góc nhìn tâm linh: Nguyên nhân của đại dịch Covid-19 và lối thoát là gì?
- Thần Phật bảo hộ cho ‘người tín Thần Phật’ như thế nào?
